Biên bản xác nhận cuoc vận chuyển hàng hóa năm 2024

Biên bản giao nhận hàng hóa là một chứng từ pháp lý trong đó ghi nhận bên bán đã giao đúng, giao đủ số lượng hàng hóa cho bên mua. Bên mua xác nhận đã nhận đã nhận số lượng hàng hóa thực tế đã kiểm kê theo biên bản giao nhận này. Các bên có thể giao hàng trực tiếp hoặc thông qua một đơn vị trung gian vận chuyển hàng hóa.

Hiện nay, hàng hóa có thể được giao nhận thông qua đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các dạng hợp đồng khác liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa nói chung.

Biên bản bàn giao hàng hóa hay còn được viết dưới một cái tên khác là biên bản giao nhận hàng hóa.

Việc xác nhận giao hàng là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu không có biên bản giao nhận hàng hóa thì không có căn cứ chứng minh về mặt pháp lý bên bán đã giao hàng cho bên mua và ngược lại. Khi tranh chấp hợp đồng phát sinh cũng không có căn cứ chứng minh việc bên mua chấp thuận hay không chấp thuận nhận hàng theo hợp đồng hoặc đơn hàng đã ký kết có phù hợp và đúng với yêu cầu theo hợp đồng đã ký kết hay không.

Ví dụ: Bên A ký hợp đồng bán cho bên B, 1000 bóng đèn nhưng khi giao hàng chỉ có 900 bóng đèn còn nguyên vẹn có thể sử dụng đúng theo nội dung của hợp đồng mua bán. Thông qua biên bản giao nhận hàng hóa, thì bên B có quyền yêu cầu bên A giao bổ sung 100 bóng đèn bị vỡ, hỏng trong quá trình vận chuyển.

2. Mẫu biên bản bàn (giao nhận) giao hàng hóa

Bạn có thể tải mẫu biên bản giao nhận hàng hóa tại phần đầu của bài viết. Đây là một dạng biên bản giao nhận theo hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai công ty, đối với những trường hợp việc mua bán hàng hóa nhỏ lẻ nhiều, các bạn có thể lược bỏ những nội dung không cần thiết và in thành quyển (có 03 liên) để sử dụng thường xuyên. Đối với những hàng hóa có mức độ phức tạp cao hơn, cần lập biên bản giao nhận càng chi tiết, càng cụ thể thì càng đảm bảo tính pháp lý cao nhất.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***———-

BIÊN BẢN GIAO HÀNG

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…, tại cảng ….., hai bên gồm:

BÊN BÁN: CÔNG TY ………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………

Đại diện bởi ông : ……………………………………

Chức danh : Giám đốc/Tổng giám đốc

Số điện thoại : …… Fax: ……………………..

MST : ……………………………………….

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

BÊN MUA: CÔNG TY ……………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………….

Đại diện bởi ông : ……………………………………

Chức danh : Giám đốc/Tổng giám đốc

Số điện thoại : ……….. Fax: ………………….

MST : ………………………………………

(Sau đây gọi tắt là Bên B)

Căn cứ vào hợp đồng mua bán số …… 01/NTD- MCT/20…, bên A giao hàng cho bên B và hai bên tiến hành xác lập biên bản công nợ theo các điều kiện sau:

Điều 1. Bên A giao hàng cho bên B mặt hàng: …

………………………………………………….………

………………………………………………….………

………………………………………………….………

Điều 2. Số lượng, đơn giá,trị giá.

– Số lượng: …………………………..

– Tương đương với Trị giá: theo HD noi đồng (đã bao gồm 10% thuế VAT). (Bằng chữ: ……………………..).

Điều 3. Bên A xác nhận đã giao và bên B xác nhận đã nhận đủ số lượng là … với tổng trị giá đã bao gồm thuế VAT là: …

Bên B có trách nhiệm thanh toán trị giá tiền hàng trên cho Bên A trước ngày …./…./20……

Điều 4. Trong trường hợp bên B không thực hiện đúng cam kết trong biên bản giao hàng này và làm thiệt hại đến kinh tế của bên A thì bên A có quyền chủ động đưa sự việc này ra trước cơ quan pháp luật để giải quyết.

Biên bản xác nhận công nợ này được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau./.

Căn cứ Điều 34 Luật Thương mại 2005 quy định về giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa như sau:

"Điều 34. Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
2. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này."

Căn cứ Điều 56 Luật Thương mại 2005 quy định về việc nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

"Điều 56. Nhận hàng
Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng."

Như vậy, việc nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như trên.

Biên bản xác nhận cuoc vận chuyển hàng hóa năm 2024

Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa mới nhất? Hàng hoá đang được người nhận hàng nắm giữ thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng sẽ do ai chịu trách nhiệm? (Hình từ internet)

Địa điểm và thời hạn giao hàng hóa, các chứng từ liên quan đến hàng hóa được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 35 Luật Thương mại 2005 quy định về địa điểm giao hàng được quy định như sau:

"Điều 35. Địa điểm giao hàng
1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán."

Như vậy, địa điểm giao hàng được pháp luật quy định như trên.

Căn cứ Điều 37 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hạn giao hàng hóa được quy định như sau:

"Điều 37. Thời hạn giao hàng
1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng."

Như vậy, thời hạn giao hàng hóa được quy định như trên.

Căn cứ Điều 42 Luật Thương mại 2005 quy định về việc giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa được quy định như sau:

"Điều 42. Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá
1. Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
3. Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại.
4. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản 3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó."

Như vậy, việc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá được quy định như trên.

Hàng hoá đang được người nhận hàng nắm giữ thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng sẽ do ai chịu trách nhiệm?

Căn cứ Điều 59 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển được quy định như sau:

"Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua."

Trên đây là mẫu biên bản giao nhận hàng hóa và những nội dung liên quan đến vấn đề giao nhận hàng hóa mà người đọc có thể tham khảo.