Bt 3 trang 29 sách ngữ văn 7 năm 2024

Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO, bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam do tập thể các tác giả có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, quản lí giáo dục thực hiện.

Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

600+Số lượng Tổng chủ biên, chủ biên và các tác giả.

2700+Số tiết dạy thử nghiệm đã triển khai tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Tp. HCM và các khu vực lân cận

1700+Tổng số cuộc họp tác giả, trại biên soạn sách giáo khoa đã tổ chức để nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo.

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các thầy cô giáo viên.

Nội dung giới thiệu sách và tập huấn được xây dựng hiện đại, hiệu quả và linh hoạt.

LỊCH TẬP HUẤN

Phần 1

Giới thiệu chung về bộ môn, tiêu chí biên soạn, định hướng giảng dạy.

Phần 2

Hướng dẫn triển khai chi tiết chương trình giảng dạy trong năm học

Phần 3

Phân tích tiết dạy minh hoạ, thảo luận, trao đổi các hướng triển khai giảng dạy sách giáo khoa trong thực tế

Phần 4

Hướng dẫn sử dụng hệ tài nguyên đi kèm hỗ trợ sách giáo khoa, hệ sách tham khảo bổ trợ phục vụ giảng dạy, định hướng kiểm tra đánh giá.

Tục ngữ là kho tàng tri thức quý giá. Chính vì vậy, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết.

Bt 3 trang 29 sách ngữ văn 7 năm 2024
Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Các bạn học sinh lớp 7 hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn văn 7: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Chuẩn bị đọc

Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

Gợi ý:

Thiên nhiên có tác động to lớn đến cuộc sống của con người: Là môi trường sinh sống và sản xuất; Cung cấp tài nguyên phục vụ đời sống và sản xuất;...

Trải nghiệm cùng văn bản

Tác giả dân gian muốn nói về hiện tượng gì qua câu 6?

Gợi ý:

Tác giả dân gian muốn nói về các hiện tượng: Mùa hè ngày dài đêm ngắn, mùa đông ngày ngắn đêm dài.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ?

  • Hình thức: Ngắn gọn, hàm súc
  • Nội dung: Phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên.

Câu 2. Các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì?

Các câu tục ngữ trên đều lí giải về các hiện tượng tự nhiên.

Câu 3. Điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 2, 4, 6 vào bảng sau (làm vào vở):

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

8

1

2

2

8

1

2

4

13

1

3

6

14

2

2

Câu 4. Xác định các cặp vần từ câu tục ngữ số 2 đến số 6 và điền vào bảng dưới đây (làm vào vở):

Câu

Cặp vần

Loại vần

1

trưa - mưa

vần cách

2

hạn - tán

vần cách

3

may - bay

vần cách

4

đài - Hai

vần cách

5

mưa - vừa

vần cách

6

sáng - tháng

vần cách

Câu 5. Về hình thức, câu tục ngữ số 5 có gì khác biệt so với các câu còn lại?

Câu tục ngữ số 5 được viết theo thể thơ lục bát, có ba vế.

Câu 6. Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?

Các câu tục ngữ có thể giúp con người vận dụng vào cuộc sống hằng ngày: dự báo thời tiết để có biện pháp ứng phó.

Câu 7. Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng một trong các câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu.

Gợi ý:

Mẫu 1

- Hôm nay bầu trời thật trong xanh. Chắc trời sẽ nắng. Một lát, mình đi chơi nhé, Thu?

- Không đâu, Lan ơi. Cậu nhìn xem, chuồn chuồn đang bay thấp kìa!

- Thế thì sao hả cậu?

- Thì là:

"Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm."

Mẫu 2

Trong giờ học môn Ngữ văn, chúng em được tìm hiểu về các câu tục ngữ với kinh nghiệm dự báo thời tiết. Cô giáo đã nêu ra câu hỏi cho cả lớp:

- Bạn nào có thể giải thích cho cô ý nghĩa của câu:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Rất nhiều bạn xung phong phát biểu. Cô giáo đã gọi bạn Hòa trả lời.

- Thưa cô, theo em hiểu câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng trong năm. Vào thời gian khoảng tháng năm âm lịch, khi bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời (mùa hè), nên thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn ban đêm. Tiếp đến, vào khoảng tháng 10 âm lịch, khi bán cầu Bắc đi xa mặt trời (mùa đông), nên thời gian ban ngày sẽ ngắn hơn ban đêm.