Các phương pháp đánh giá năng lực nhân viên

Để hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân sự trong công ty, doanh nghiệp cần có phương pháp đánh giá nhân viên phù hợp để có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực đang có. Bạn hãy cùng FASTDO tìm hiểu các phương pháp đánh giá nhân sự trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Xếp hạng theo cấp bậc

Đây được coi là phương pháp đánh giá nhân sự khá đơn giản khi nhà quản trị chỉ cần so sánh hiệu suất làm việc của các nhân viên với nhau để sắp xếp thứ hạng. Phương pháp đánh giá nhân viên này thường được dùng trong các doanh nghiệp nhỏ vì số lượng nhân sự ít và dễ dàng theo dõi cụ thể từng nhân sự hơn.

Khả năng giải quyết vấn đề >>>> XEM NGAY: HR Business Partner là gì? Vai trò trong Doanh nghiệp

2. Bảng điểm

Đối với phương pháp này, các nhân viên sẽ được đánh giá theo thang điểm từ cao xuống thấp dựa trên các tiêu chí mà nhà quản trị đưa ra. Đây được coi là phương pháp khá thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và có số lượng nhân viên không quá đông. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá này thường sẽ mang tính chủ quan của nhà quản lý.

Bảng điểm >>>> THAM KHẢO THÊM: 4 nghệ thuật quản lý nhân sự tài tình trong doanh nghiệp

3. So sánh từng cặp

Đây là phương pháp mà nhà quản trị đánh giá nguồn nhân lực bằng cách so sánh các nhân viên trong công ty với nhau. Phương pháp đánh giá nhân viên này mang tinh khách quan và công bằng hơn dồng thời tạo được tính cạnh tranh trong công việc để thúc đẩy năng suất làm việc của nhân vien một cách tốt nhất.

So sánh từng cặp >>> KHÁM PHÁ NGAY: Lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào? Những điều cần biết về nhà lãnh đạo và nhà quản lý

4. Quan sát hành vi

Đánh giá nguồn nhân lưc thông qua phương pháp quan sát hành vi là cách mà nhà quản trị đánh giá năng lực nhân sự của mình thông qua việc quan sát hành vi của nhân viên khi làm việc. Nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được đánh giá thông qua phiếu kiểm tra hành vi bao gồm cả hành vi tốt và hành vi xấu.

Theo dõi hành vi

Tuy nhiên phương pháp này đôi lúc khiến nhân viên không thoải mái trong khi làm việc vì biết được nhà quản trị có thể quan sát được mọi hành vi của mình trong lúc làm việc. Đồng thời phương pháp này cũng tốn khá nhiều thơi gian và chi phí cho doanh nghiệp

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA: Quy chế thưởng phạt trong công ty năm 2021 và cách xây dựng

5. Quản trị mục tiêu [MBO]

Phương pháp đánh giá nhân viên lực bằng mô hình quản trị mục tiêu được coi là phương pháp giúp nhà quản trị và nhân viên của mình thấu hiểu nhau hơn. Phương pháp này giúp thúc đẩy sự tự giác của nhân viên nhiều hơn, đồng thơi tạo ra sưc tương tàc giữa các cấp trong công ty nhằm hướng đên mục tiêu chung của trong công việc.

Tuy nhiên để thực hiện phương pháp này hiệu quả cần đòi hỏi tầm nhìn, chiến lược và cách triển khai của ban quản trị phải cực kỳ tốt chính vì thế mà mô phương pháp thường khó áp dụng với các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Quản trị mục tiêu [MBO]

6. Đánh giá băng định lượng

Ở phương pháp này nhà quản trị sẽ đưa ra các tiêu chí cụ thể và có sự phân cấp mức độ quan trọng của từng tiêu chí để dựa vào đó đánh giá được nguồn nhân lực. Nhờ có các tiêu chí được đưa ra rõ ràng ngay từ ban đầu nên phương pháp này rất dễ triển khai và rất khó nhầm lẫn và giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể, rõ ràng về hiệu suất làm việc của nhân viên.

Đánh giá băng định lượng >>>> ĐỌC THÊM: Khung năng lực là gì? Cách xây dựng và triển khai hiệu quả

7. Đánh giá hiệu suất bằng chỉ số KPI

KPI là thuật ngữ rất quen thuộc bởi phương pháp đánh giá bằng chỉ số này được áp dụng hầu hết với các phòng ban trong công ty. Thế nhưng để thực hiện phương pháp đánh giá nhân viên dựa trên KPI một cách hiệu quả nhất thì doanh nghiệp cần tạo ra một bộ chỉ số KPI rõ ràng đo lường một cách hiệu quả nhất.

Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và lớn bởi các doanh nghiệp nhỏ thường rất khó xây dựng được bộ tiêu chi này. Tuy nhiên phương pháp này có thể áp dụng cho nhiểu loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Đánh giá hiệu suất bằng chỉ số KPI

8. Đánh giá 360 độ

Phương pháp đánh giá nhân viên 360 độ là phương pháp đánh giá đa chiều, việc đánh giá lúc này không chỉ là công việc của cấp quản trị mà mọi thành viên trong công ty cũng có thể tham gia vào việc đánh giá này.

Đây được coi là phương pháp giúp nhân viên phát triển toàn diện hơn không chỉ ở mặt chuyên môn mà còn cả về thái độ, khả năng thích ứng, khả năng làm việc nhóm,… Tuy nhiên phương pháp này thường mang tính chủ quan của người đánh giá và đôi lúc cũng gây nên mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp.

Đánh giá 360 độ >>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA: Đánh giá 360 độ là gì? Quy trình và bí quyết triển khai hiệu quả

9. Tự đánh giá

Phương pháp tự đánh giá là nhà quản trị sẽ để cho nhân viên của mình đánh giá năng lực của bản thân thông qua bảng câu hỏi về các tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra. Đây được coi là phương pháp giúp cho nhân viên có tính tự giác nhận thức được năng lực của mình nằm ở đâu từ đó để có thể phát triển bản thân nhiều hơn trong công việc.

Tự đánh giá

10. Theo dõi sự việc quan trọng

Ở phương pháp này nhà quản lý cần phải theo dõi và thống kế lại các sự việc quan trọng của nhân viên trong quá trình làm việc. Phương pháp này rất thích hợp để nhà quản lý có thể theo dõi được sự tiến bộ của nhân viên qua quá trình đào tạo, đồng thời nhà quản trị cũng có thể góp ý cho nhân viên kịp thời để tránh những sai sót trong quá trình làm việc.

Theo dõi sự việc quan trọng

Tuy nhiên phương pháp đánh giá nhân viên này đòi hỏi nhà quản lý phải công tâm và ghi chú một cách chính xác và đôi lúc phương pháp này cũng sẽ tạo cảm giác không thoải mái cho nhân viên khi làm việc bởi họ sẽ biết được những vi phạm của mình sẽ được ghi chép lại.

11. Các tiêu chí nhận xét đánh giá nhân viên

Để dánh giá nhân viên của mình một cách chính xác và khác quan nhất nhà quản trị cần phải đưa ra các tiêu chí đo lường rõ ràng để từ đó việc đánh giá sẽ đạt hiệu quả tốt nhât cho nhân sự lẫn doanh nghiệp.

11.1 Chất lượng công việc

Đây là tiêu chí cực kỳ quan trọng để đánh giá hiệu suất làm việc của một nhân viên. khi đánh giá nguồn nhân lực trong doanh nghiệp của mình nhà quản trị cần đưa ra các ví dụ cụ thể của từng dự án mà nhân viên đó tham gia và đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm yêu cầu, từ đó có thể đưa ra các góp ý về những việc nhân viên làm chưa tốt hoặc khen thưởng.

Chất lượng công việc

11.2 Mục tiêu và thành tích

Đây là tiêu chí giúp đo lường mức độ hiệu quả làm việc của nhân viên mang tính chính xác cao. Tiêu chí này có thể đo lường được mức độ phần trăm hoàn thành công việc của nhân viên từ đó nhà quản trị sẽ biết được nhân viên làm việc có hiệu quả hay không.

Mục tiêu và thành tích

11.3 Năng suất làm việc

Năng suất làm việc của một nhân viên là sản lượng làm việc của một nhân viên trong một khoản thời gian nhất định. Nếu một nhân viên trong nhóm mất nhiều thời gian hơn các nhân viên khác để làm một công việc thì tiến độ công việc của doanh nghiệp bạn sẽ có thể bị ảnh hưởng.

Năng suất làm việc

11.4 Tính tự giác

Tính tự giác là tiêu chí để có thể đánh giá được sự chủ động của nhân viên đối với công việc hay không, từ đó nhà quản trị có thể biết được nhân viên của mình có siêng năng làm việc mà không cần phải nhắc nhở hay không hay nhân viên của bạn có yêu thích công việc đó hay không để có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Tính tự giác

11.5 Kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo

Để hướng tới mục tiêu chung của công ty nhân viên cần phải có kỹ năng làm việc nhóm, làm việc tập thể, đồng thời nhân viên cũng cần có kỹ năng lãnh đạo để có thể dẫn dắt nhóm làm việc đi đúng hướng hay không. Kỹ năng lãnh đào còn có thể giúp ích cho nhân viên về sau nếu có khả năng thăng tiến trong công việc.

Kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo

11.6 Khả năng giải quyết vấn đề

Bất cứ nhân viên nào khi muóno làm việc hiệu quả cũng cần có kả năng giải quyết vấn đề tốt. Nhân viên cần phải có khả năng xử lí các sự cố ngoài ý muốn trong công việc từ đó có thể rút kinh nghiêm trong quá trình làm việc về sau. Ngoài ra đây cũng là tiêu chí đê đánh giá mức độ tự tin của một nhân viên trong công việc.

Khả năng giải quyết vấn đề

11.7 Kỹ năng giao tiếp

Đây là tiêu chí để đánh giá thái độ của nhân viên đối với đồng nghiệp hay cấp trên có tốt hay không. Lắng nghe cũng là một phân của kỹ năng giao tiếp bởi đây là tiêu chí để đánh giá xem nhân viên đó có tập trung vào những chỉ đạo từ cấp trên và tuân thủ làm theo tốt đến mức nào, đồng thời cũng sẽ xem được có quan tâm đến các chia sẽ của đồng nghiệp hay là không.

Kỹ năng giao tiếp

11.8 Phản hồi của khách hàng và đồng nghiệp

Tiêu chí đánh giá này sẽ giúp cho nhà quản trị có cái nhìn khách quan từ nhiều phía đối với nhân viên của mình. Đồng thời đây cũng là tiêu chí để có thể đánh giá được mối quan hệ của nhân viên của mình đối với các đồng nghiệp xung quanh hay là với khách hang.

Phản hồi của khách hàng và đồng nghiệp

11.9 Tự đánh giá hiệu suất

Để cho nhân viên tự đánh giá hiệu suất của bản thân sẽ giúp cho nhà quản trị có cái nhìn sâu sắc hơn về khả năng đạt được mục tiêu của nhân viên đó. Thông qua việc tự đánh giá này nhà quản trị có thể so sánh được mình có đang đánh giá nhân viên đó quá cao hay quá thấp hay không.

Tự đánh giá hiệu suất

12. Mẹo áp dụng phương pháp đánh giá nhân sự đem lại hiệu quả cao nhất

12.1 Tùy chỉnh phương pháp theo tình hình doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp cần phải xem xét tình hình tài chính, quy mô, số lượng nhân sự của doanh nghiệp để tử đó áp dụng phương pháp đánh giá nhân sự phù hợp mang lại hiệu quả tốt nhất. Sau đây là một số lời khuyên của Fastdo cho từng loại hình doanh nghiệo trong việc đánh giá nhân viên:

  • Doanh nghiệp nhỏ: phương pháp cấp bậc, phương pháp so sánh từng cặp, phương pháp tự đánh giá
  • Doanh nghiệp vừa: phương pháp bảng điểm, phương pháp quan sát hành vi, Phương pháp đánh giá 360 độ, phương pháp theo dõi sự việc quan trọng
  • Doanh nghiệp lớn: phương pháp đánh giá KPI, đánh giá bằng định lượng, Phương pháp quản trị bằng mục tiêu [MBO]
Tùy chỉnh phương pháp theo tình hình doanh nghiệp

12.2 Thiết lập tiêu chí đánh giá phù hợp

Để việc đánh giá đạt hiệu quả tốt doanh nghiệp cần đưa các tiêu chí rõ ràng và phù hợp với từng vị trí phòng ban trong công ty. Nếu doanh nghiệp không đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể cho tùng vị trí, phòng ban trong công ty điều này sẽ tạo ra sự không công bằng và làm cho việc đánh giá không hiệu quả.

Thiết lập tiêu chí đánh giá phù hợp

12.3 Đảm bảo đánh giá nhân viên theo nguyên tắc công bằng, dân chủ

Để tạo được sự công bằng trong việc đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp, người quản trị phải thật công tâm không nên để tình cảm cá nhân ảnh hưởng. Ngày nay để tránh tình trạng này một số doanh nghiệp bắt đầu để nhân viên của mình tự đánh giá lẫn nhau từ đó tạo ra sự công bằng và giúp cho việc đánh giá nhân viên đạt hiệu quả cao nhất.

Đảm bảo đánh giá nhân viên theo nguyên tắc công bằng, dân chủ >>>> THAM KHẢO NGAY:

Để có thể đánh giá được nguồn nhân lực hiệu quả nhất doanh nghiệp cần phải có phương pháp đánh giá nhân viên phù hợp từ đó đưa doanh nghiệp của mình phát triển lâu dài. Hy vọng với những chia sẽ của Fastdo trên đây sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện việc đánh giá nhân viên một cách hiệu quả nhất, từ đó có thể tận dụng tối đa được nguồn nhân lực của mình.

Hiện FASTDO đang triển khai giảm giá 50% cho 100 khách hàng đăng ký đặt trước phần mềm quản trị Doanh nghiệp trước ngày 30/04/2022, liên hệ ngay:

Đăng ký đặt trước ngay!

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 5, toà S21T1, 83 Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 3, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0965 210 444
  • Email:
  • Website: //fastdo.vn/

Video liên quan

Chủ Đề