Cách hạch toán chi phí tạo ra sản phẩm mới năm 2024

Chi phí sản xuất chung là một trong những yếu tố cấu thành nên giá vốn hàng bán. Thêm vào đó, nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá công suất hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy việc kiểm soát tốt và hạch toán đúng chi phí sản xuất chung là một trong những vấn đề doanh nghiệp cần chú ý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.

Cách hạch toán chi phí tạo ra sản phẩm mới năm 2024

1. Kiến thức cơ bản về chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất cũng như được quản lý theo từng yếu tố chi phí. Để đánh giá hoạt động của phân xưởng thì chi phí sản xuất chung là tiêu chí quan trọng, bên cạnh đó nó còn là thước đo hiệu quả trong công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp.

Các loại chi phí cấu thành nên chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu: là tập hợp khoản chi phí về các loại nguyên, vật liệu được sử dụng trong phân xưởng, phục vụ cho hoạt động sản xuất.
  • Chi phí nhân công: là khoản chi phí phải trả cho các nhân viên của phân xưởng, bao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, trích đóng bảo hiểm cho nhân viên phân xưởng.
  • Chi phí khấu hao TSCĐ: là tập hợp các khoản khấu hao của tất cả các tài sản cố định được sử dụng trong phân xưởng sản xuất.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: là tập hợp các khoản chi phí mua ngoài để phục vụ cho các hoạt động của phân xưởng như chi phí điện nước, điện thoại, chi phí sửa chữa TSCĐ…
  • Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi bằng tiền khác nhằm phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, như chi phí tiếp khách, hội thảo, hội nghị… ở phân xưởng.

Để phục vụ cho việc tính giá vốn thì toàn bộ chi phí trên đều phải được tập hợp vào chi phí sản xuất chung. Cũng có những trường hợp đặt biệt mà khi đó những chi phí trên sẽ không được phản ánh vào chi phí sản xuất chung mà ghi nhận thẳng vào giá vốn. Kế toán cũng cần lưu tâm đến những trường hợp này để hạch toán cho chính xác.

Ví dụ là trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Tài khoản 627 là TK dùng để phản ánh chi phí sản xuất chung. Như vậy, theo nguyên tắc kế toán thì mọi chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ sẽ được ghi nhận vào bên Nợ TK 627, còn các khoản làm giảm trừ chi phí sản xuất chung sẽ được ghi vào bên Có TK 627.

Lưu ý rằng: Chi phí sản xuất chung ở thời điểm đầu kỳ hoặc cuối kỳ đều bằng không.

2. Cách để giảm chi phí sản xuất chung nâng cao lợi nhuận cho công ty

Tiết kiệm chi phí sản xuất chung là một trong những cách giúp cho doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là phải giảm chi phí nhưng không để ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Tiết kiệm chi phí sản xuất là gì?

Tiết kiệm chi phí sản xuất được hiểu đơn giản là chi phí sản xuất được tiết kiệm khi:

  • Sản xuất ra một mức sản lượng không đổi bằng cách sử dụng ít đầu vào nhân tố hơn trước;
  • Sản xuất mức sản lượng lớn hơn trước bằng cách sử dụng đầu vào nhân tố không đổi;
  • Sản xuất khối lượng sản lượng không đổi với chi phí thấp hơn trước thông qua việc thay thế các đầu vào nhân tố đắt tiền bằng đầu vào nhân tố rẻ hơn;
  • Mức sản lượng tối đa được sản xuất từ một lượng các đầu vào nhân tố cố định bằng cách sử dụng công nghệ hiện có;
  • Sản xuất một mức sản lượng nhất định với chi phí nhân tố thấp đến mức cho phép.
  • Dựa vào cách hiểu trên ta có thể đưa ra những cách thức để tiết kiệm chi phí sản xuất như sau:
  • Kỹ thuật công nghệ

Doanh nghiệp cần thường xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Điều này thì chắc chắn doanh nghiệp nào cũng biết nhưng do việc đầu tư này thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, vì vậy doanh nghiệp phải có các biện pháp cụ thể, phù hợp để huy động, khai thác các nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

  • Trình độ tổ chức sản xuất

Đây cũng là một trong những yếu tố giúp giảm chi phí vì vậy doanh nghiệp cần không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của mình từ đó sẽ hạn chế tối đa các tổn thất và thiệt hại không đáng có trong quá trình sản xuất… nhờ vậy có thể tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.

  • Kiểm tra – giám sát

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính đối với việc sử dụng các loại chi phí cũng như giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là việc doanh nghiệp không nên bỏ qua nếu muốn giảm tối đa chi phí xuống.

  • Kế hoạch sử dụng chi phí tốt

Phải lập được kế hoạch chi phí, dùng hình thức tiền tệ tính toán trước mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch; phải xây dựng được ý thức thường xuyên tiết kiệm chi phí để đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. Lập kế hoạch chi phí luôn vô cùng quan trọng, với 1 số doanh nghiệp đây là bước đầu tiên họ thực hiện trong quản lý hoạt động SX.

  • Giảm các khoản chi phí về NVL

Đối với các khoản chi về nguyên, nhiên vật liệu, thông thường những khoản này thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản xuất, nếu tiết kiệm những khoản chi phí này sẽ có tác dụng rất lớn đến hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc giảm chi phí này phải trong giới hạn cho phép để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm – dịch vụ.

Xem thêm: Báo cáo tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp mùa dịch

3. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp

Những nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp mà kế toán trong doanh nghiệp cần lưu ý như sau:

Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2 loại: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi trong đó:

  • Chi phí sản xuất chung cố định: là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng… và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất…
  • Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường;
  • Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh;
  • Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
  • Chi phí sản xuất chung biến đổi: là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

Kết cấu và nội dung kế toán chi phí sản xuất chung

Để hạch toán đúng thì người làm chuyên môn cần nắm rõ kết cấu của tài khoản này, cụ thể như sau:

Bên Nợ: Các CPSX chung phát sinh trong kỳ.

Bên Có: Các khoản ghi giảm CPSX chung;

CPSX chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường;

Kết chuyển CPSX chung vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. Hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”.

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.

Như vậy, với những kiến thức cơ bản trên thì kế toán phần mềm đã hình dung ra được về chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp, cách để giảm thiểu chi phí này cũng như hạch toán nó đúng với các quy định của nhà nước. Kế toán là công việc đòi hỏi sự chính xác cao vì làm việc liên quan đến những con số và quan trọng là phải luôn thực hiện đúng quy định của nhà nước. Do đó, việc cập nhật những kiến thức mới là cực kỳ quan trọng, hy vọng những nội dung trên đây phần nào giúp ích cho các kế toán trong công việc của mình.