Cho vay đồng tài trợ: là gì

Cho vay hợp vốn được thực hiện bởi một nhóm ngân hàng thương mại cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một ngân hàng thương mại làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các ngân hàng thương mại khác.

Như vậy, tuy có nhiều ngân hàng thương mại cùng cho vay vào một khách hàng nhưng khách hàng vay chỉ quan hệ với ngân hàng đầu mối trong quá trình xét duyệt cho vay, giải ngân, trả nợ, trả lãi.

Về nguyên tắc tại mỗi ngân hàng thành viên và ngân hàng đầu mối chỉ sử dụng các tài khoản loại 2 “hoạt động tín dụng” để phản ánh phần gốc cho vay từ phần vốn của chính ngân hàng mình. Ngoài ra trong cho vay đồng tài trợ còn phát sinh những nghiệp vụ chuyển vốn, lãi giữa các ngân hàng thành viên với ngân hàng đầu mối.

a. Kế toán tại ngân hàng thành viên

– Giai đoạn chuyển vốn cho ngân hàng đầu mối để tham gia đồng tài trợ:

Trên cơ sở hợp đồng cho vay đồng tài trợ giữa các ngân hàng cùng cho vay, khi nhận được yêu cầu của ngân hàng đầu mối yêu cầu ngân hàng thành viên chuyển vốn tham gia đồng tài trợ, ngân hàng thành viên hạch toán để chuyển vốn, ghi.

Nợ: TK góp vốn đồng tài trợ [381, 382].
Có: TK Thích hợp [TG tại NHNN, Thanh toán bù trừ]

Khi nhận được thông báo của ngân hàng đầu mối về việc giải ngân cho khách hàng:

Tại ngân hàng thành viên sẽ chuyển từ khoản vốn góp đồng tài trợ sang tài khoản cho vay, hạch toán:

Nợ: TK cho vay khách hàng [thích hợp]
Có: TK góp vốn đồng tài trợ [381, 382]

– Định kỳ, ngân hàng thành viên tính và hạch toán lãi dự thu:

Nợ: TK Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
Có: TK Thu lãi cho vay

– Kế toán thu hồi vốn và lãi cho vay đồng tài trợ:

Khi ngân hàng thành viên nhận được chuyển vốn và lãi cho vay đồng tài trợ do ngân hàng đầu mối thu được từ người nhận tài trợ chuyển đến hạch toán:

Nợ: TK Thích hợp : Gốc + Lãi Có: TK Cho vay khách hàng: Gốc

Có: TK Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng: Lãi

– Trong trường hợp khoản cho vay phát sinh rủi ro thì kế toán tại ngân hàng thành viên tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro như cho vay thông thường.

b. Kế toán tại ngân hàng đầu mối

– Giai đoạn nhận vốn của các ngân hàng thành viên:

Căn cứ hợp đồng đồng tài trợ giữa các ngân hàng đồng tài trợ và tiến độ giải ngân cho bên nhận tài trợ, ngân hàng đầu mối yêu cầu các ngân hàng thành viên chuyển vốn tham gia đồng tài trợ. Khi nhận được vốn của ngân hàng thành viên chuyển đến hạch toán:

Nợ: TK Thích hợp [nhận vốn từ ngân hàng thành viên]
Có: TK nhận vốn để cho vay đồng tài trợ [481, 482].

– Khi giải ngân cho người vay:

Căn cứ chứng từ vay vốn và chứng từ giải ngân, hạch toán:

Nợ: TK Cho vay khách hàng thích hợp: Phần của NH đầu mối Nợ: TK Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ: Phần của các NH thành viên

Có: TK Tiền mặt hoặc TK tiền gửi khách hàng: Tổng số tiền giải ngân

Sau đó ngân hàng đầu mối sẽ tiến hành thông báo về việc giải ngân cho các ngân hàng thành viên, đồng thời phân phối số dư Nợ cho vay cho các ngân hàng thành viên theo tỷ lệ góp vốn đã thoả thuận.

– Định kỳ NH đầu mối tính và hạch toán lãi dự thu:

Nợ: TK Lãi phải thu
Có: TK Thu lãi cho vay

– Khi thu nợ cho vay đồng tài trợ:

Căn cứ chứng từ thu nợ, hạch toán:

Nợ: TK Tiền mặt hoặc TK tiền gửi của người vay: Tổng số tiền Có: TK Cho vay thích hợp: Phần của NH đầu mối

Có: TK các khoản phải trả: Phần của các NH thành viên

Sau đó chuyển phần vốn thu được cho các ngân hàng thành viên tham gia đồng tài trợ theo thoả thuận ghi trong hợp đồng tài trợ, hạch toán:

Nợ: TK các khoản phải trả
Có: TK Thích hợp [chuyển vốn về ngân hàng thành viên]

– Khi thu lãi cho vay đồng tài trợ:

Số tiền lãi thu từ người vay được phân bổ cho các ngân hàng theo tỷ lệ góp vốn đồng tài trợ.

Căn cứ bảng kê tính lãi, hạch toán.

Nợ: TK Thích hợp Có: TK Lãi phải thu [phân lãi của ngân hàng đầu mối được hưởng].

Có: TK Các khoản phải trả [phần lãi của ngân hàng thành viên].

Sau đó chuyển phần lãi của các ngân hàng thành viên về các ngân hàng thành viên tương ứng, hạch toán:

Nợ: TK Các khoản phải trả
Có: TK Thích hợp


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • hạch toán kế toán trong cho vay hợp vốn của qtdnd
  • hùn vốn cho vay giải ngân
  • tài khoản 381 là trong kế toán
  • ,

    Cho vay hợp vốn là hình thức cho vay tín dụng đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Vậy cho vay hợp vốn là gì? Chúng ta hãy cùng đi khám phá các thông tin về loại hình cho vay này trong bài viết dưới đây.

    Cho Vay Hợp Vốn [Loan Syndication] Là Gì?

    Cho vay hợp vốn [Loan syndication] là hình thức một nhóm tổ chức tín dụng tài chính cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn để đầu tư của khách hàng.

    Cho vay hợp vốn là gì?

    Trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với những tổ chức tín dụng khác. Hình thức vay tiền này phải được thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của nhân hàng tài chính thực hiện khoản vay.

    Tầm Quan Trọng Của Cho Vay Hợp Vốn

    Vay hợp vốn có vai trò rất quan trọng với các doanh nghiệp, thúc đẩy nguồn vốn để đầu tư kinh doanh nhằm tạo điều kiện phát triển tốt nhất, cụ thể như sau:

    • Cho vay hợp vốn thường được ứng dụng trong tài chính doanh nghiệp. Các công ty luôn tìm kiếm các khoản vay phù hợp để tài trợ cho nhiều hoạt động kinh doanh của đơn vị mình như mua lại, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và phát triển các dự án đầu tư khác…
    • Những dự án đầu tư lớn luôn đòi hỏi một lượng vốn lớn, vượt quá khả năng cho vay cũng như khả năng bảo lãnh của một tổ chức tín dụng.
    • Khi đó, cho vay hợp vốn được trở thành một công cụ hữu hiệu cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận các khoản vay và các tổ chức tín dụng vẫn có khả năng cho vay, để từ đó chia sẻ rủi ro có thể xảy ra với các tổ chức tín dụng khác.
    • Trách nhiệm của mỗi chủ thể cho vay được giới hạn thông qua phần lãi tương ứng. Tuy nhiên, về cơ bản thì ngoại trừ các yêu cầu về tài sản thế chấp, hầu hết các điều khoản trong hợp đồng vay hợp vốn đều dựa trên thống nhất giữa các bên cho vay.
    Tầm quan trọng của cho vay hợp vốn

    Lợi Ích Của Cho Vay Hợp Vốn

    Cho vay hợp vốn giúp các doanh nghiệp có điều kiện để kinh doanh, hoạt động tốt hơn,giải quyết các hạn chế về tài chính. Hơn nữa, hiện nay nhiều ngân hàng cho vay lớn hơn hẳn hạn mức cho vay của một ngân hàng.

    Khi cần rút vốn vay, ngân hàng sẽ làm đầu mối đảm bảo khoản vay và thu xếp cho các ngân hàng khác tham gia. Giải quyết các thủ tục cho vay cũng rất đơn giản, thuận lợi và hiệu quả.

    Xem thêm: Rủi to tín dụng là gì?

    Đặc Điểm Của Cho Vay Hợp Vốn

    Hình thức cho vay tiền hợp vốn luôn có những đặc điểm cơ bản như sau:

    • Cho vay hợp vốn phải có sự tham gia của 2 ngân hàng hoặc 2 đơn vị tài chính trở lên. Một ngân hàng có vai trò là đầu mối chịu trách nhiệm chính, ăn phí và được hưởng hoa hồng cao hơn, nhưng sẽ phải chịu rủi ro hơn. Còn lại là ngân hàng thành viên được chịu chi phí thấp hơn, nhưng ít gặp rủi ro hơn.
    • Hình thức cho vay tiền hợp vốn chỉ phù hợp với những món vay trả góp lớn hay khoản vay phức tạp khó thẩm định.
    • Khoản vay có sự cách xa về địa lý và thời gian thu hồi vốn dài, ví dụ như dự án xây dựng triển khai ở vùng sâu vùng xa,…
    Đặc điểm của cho vay hợp vốn

    Trên thực tế ngân hàng đầu mối sẽ quản lý dòng tiền chính của dự án, sau khi có tiền về sẽ tiến hành chia đều có các ngân hàng thành viên. Ngân hàng thành viên nào giải ngân chậm thì sẽ bị phạt hoặc nếu như ngân hàng đầu mối chuyển tiền lãi chậm thì cũng sẽ bị phạt.

    Tìm hiểu công ty tài chính là gì?

    Nguyên Tắc Cho Vay Hợp Vốn

    Theo Thông tư 42/2011/TT-NHNN thì nguyên tắc cấp tín dụng hợp vốn được quy định như sau:

    1. Dịch vụ cấp tín dụng hợp vốn sẽ được thực hiện trên cơ sở tham gia tự nguyện của tất cả thành viên theo nguyên tắc cùng thẩm định, cùng đưa ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng và phải cùng tự chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động cấp tín dụng đã đăng ký.
    2. Các thành viên tham gia cấp hình thức tín dụng hợp vốn đóng góp theo tỉ lệ tham gia đã được qui định trong hợp đồng hợp vốn và được hưởng các lợi ích, cùng nhau chia sẻ các chi phí, rủi ro phát sinh được nêu rõ trong hợp đồng hợp vốn.
    3. Các thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn đều có thể đóng vai trò là thành viên đầu mối dàn xếp các hoạt động cấp tín dụng hợp vốn, thành viên đầu mối thanh toán hoặc thành viên đầu mối nhận tài sản đảm bảo. 
    4. Các thành viên tham gia vat tín dụng hợp vốn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được phân công, nhận hoa hồng từ việc thực hiện các nhiệm vụ được các thành viên khác ủy quyền.
    5. Việc hợp vốn cấp tín dụng hợp pháp đối với từng nghiệp vụ cụ thể căn cứ qui định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan đã được nhà nước quy định đối với nghiệp vụ cụ thể đó.

    Tìm hiểu sản phẩm cho vay theo dự án đầu tư là gì?

    Các Trường Hợp Cung Cấp Tín Dụng Hợp Vốn

    Các trường hợp cần cho vay hợp vốn
    • Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện những dự án đầu tư, kinh doanh của khách hàng vượt giới hạn cấp tín dụng của cơ quan, tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
    • Khả năng tài chính cũng như nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đủ để đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án.
    • Nhu cầu phân tán rủi ro cho các tổ chức tín dụng cùng hợp tác.
    • Khách hàng có nhu cầu được cấp tín dụng hợp vốn từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau để giải quyết vấn đề tài chính nhằm thực hiện thành công dự án.
    • Các tổ chức tín dụng cấp khoản vay hợp vốn đối cho các dự án quan trọng phải theo chỉ đạo của Chính phủ.

    Xem thêm: thẩm định tín dụng là gì?

    Kết Luận

    Qua những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp các bạn hiểu được cho vay hợp vốn là gì và những thông tin liên quan đến hình thức cho vay tín dụng này. Nếu như bạn còn bất kỳ các thắc mắc nào cần được chúng tôi hỗ trợ thì hãy liên hệ nhanh chóng thông qua bình luận dưới bài viết này nhé.

    Thông tin được biên tập bởi: banktop.vn

    Founder Banktop với hơn 5 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực Tài chính sẽ chia sẽ đến bạn những kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã đúc kết được.

    Video liên quan

    Chủ Đề