Cho vay nặng lãi là gì năm 2024

Tôi cho người bạn vay số tiền 30 triệu đồng với lãi suất 25%/năm. Nghe nói như vậy tôi có thể bị xử lý hình sự về tội cho vay nặng lãi, có đúng không, xin được luật sư tư vấn?

Hỏi: Tôi cho người bạn vay số tiền 30 triệu đồng với lãi suất 25%/năm. Nghe nói như vậy tôi có thể bị xử lý hình sự về tội cho vay nặng lãi, có đúng không, xin được luật sư tư vấn?

Nguyễn Tri Thức (H.Trảng Bom)

- Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017, việc xử lý hình sự đối với hành vi cho vay nặng lãi như sau: cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 5 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 (hiện nay là không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay theo Khoản 1, Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017 cũng quy định thu lợi bất chính là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay… Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30 triệu đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 2 lần trở lên …”

Như vậy, theo quy định nêu trên, việc ông cho người bạn vay tiền lãi suất 25%/năm không thuộc trường hợp cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, nếu xảy ra tranh chấp về lãi suất, phần lãi vượt quá 20% sẽ vô hiệu (không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên), ở đây phần vô hiệu là 5%.

Lưu ý, nhằm tuân thủ pháp luật, tránh việc tranh chấp về lãi suất liên quan đến việc vay mượn tiền, 2 bên (bên cho vay, bên vay) nên tham khảo lãi suất do pháp luật dân sự quy định trước khi thỏa thuận.

Hỏi: Lúc trước anh tôi cần tiền để trị bệnh cho con nên vay tiền của người quen, lãi suất 5%/tháng. Anh tôi đóng lãi được 2 năm thì không còn khả năng thanh toán nữa. Xin hỏi, trong trường hợp này, người cho vay có phải nằm trong trường hợp cho vay nặng lãi hay không? Có bị xử lý hình sự không?

T.N.Trang (TP. Bạc Liêu)

Trả lời: Việc vay mượn giữa các cá nhân, tổ chức với nhau theo Bộ luật Dân sự là việc hình thành quan hệ hợp đồng vay tài sản và bản chất của việc giao kết hợp đồng là sự thỏa thuận.

Theo đó, Điều 468 Bộ luật Dân sự quy định lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Từ quy định này suy ra, lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là 1,666%/tháng. Nếu mức lãi suất thỏa thuận vượt quá mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép thì khi xảy ra tranh chấp phần lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trong trường hợp nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi? Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm”.

Căn cứ vào các quy định trên, lãi suất cao nhất trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33%. Như vậy, chỉ khi cho vay vượt quá mức lãi suất 8,33%/tháng thì mới cấu thành tội cho vay nặng lãi. Trường hợp bên vay không trả được nợ và phía bên cho vay khởi kiện ra tòa án thì pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi của bên cho vay trong phạm vi lãi suất mà pháp luật cho phép. Phần vượt quá lãi suất sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Người cho vay nặng lãi là một người cung cấp các khoản vay với lãi suất cực cao, có các điều khoản thu nợ nghiêm ngặt khi không trả được và thường hoạt động bên ngoài chính quyền địa phương. Cho vay nặng lãi thường là bất hợp pháp, nhưng cho vay có mục đích với lãi suất cực cao như vay ngày trả lương hoặc cho vay nhãn xe đôi khi được coi là cho vay nặng lãi.

Một hậu quả không lường trước của các sáng kiến xóa đói giảm nghèo có thể là những kẻ cho vay nặng lãi vay từ những người cho vay tài chính vi mô chính thức và cho vay đối với những người vay nghèo. Cá mập cho vay đôi khi thực thi trả nợ bằng cách tống tiền hoặc đe dọa bạo lực. Trong lịch sử, nhiều kẻ cho vay tiền hoạt động ở ranh giới giữa hoạt động hợp pháp và tội phạm. Trong thế giới phương Tây gần đây, những kẻ cho vay nặng lãi là một đặc điểm của thế giới ngầm của tội phạm.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Loan Shark”. Investopedia. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  • Murray-West, Rosie (ngày 7 tháng 12 năm 2011). “Payday loans: legal loan-sharking or a better bet than the banks?”. The Telegraph. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  • Mayer, Robert. Quick Cash: The Story of the Loan Shark. Northern Illinois University Press. Loan sharks may conjure up an image of tough guys in fedoras looking to make a profit off of desperate people in dire financial straits, but in reality, lenders who advance small sums of cash at high interest rates until payday existed long before organized crime entered the trade. Today the businesses that fill this niche in the credit market prefer the name 'payday lenders' rather than loan sharks, but most large cities are still a hotbed of usurious lending, and the landscapes are dotted with their inviting and brightly colored storefronts. Despite their more respectable name, these predatory lenders have endured through regulation, prohibition, and the rise and fall of the mob since the late 1800s
  • Binns, Daniel (ngày 14 tháng 2 năm 2012). “Walthamstow: MP shocked by 'legal loan shark' school involvement”. Newsquest. East London & West Essex Guardian. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  • , Stuart I. Greenbaum and Anjan V. Thakor, Academic Press, 2007, page 75, ISBN 9780080476810.
  • When Payday Loans Go Wrong, Steve Perry, Pneuma Springs Publishing, 2011, ISBN 9781782281702. Loan Sharks: The Rise and Rise of Payday Lending, Carl Packman, Searching Finance, 2012, ISBN 978-1907720543.

Cho vay nặng lãi bao nhiêu phần trăm?

Theo đó, người cho vay nặng lãi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong những trường hợp sau: + Cho vay nặng lãi, thu lợi bất chính từ 30.000.000 trở lên. + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Lãi suất cho vay tối đa là bao nhiêu?

Căn cứ vào những quy định trên, các bên khi vay mượn với nhau sẽ tự thỏa thuận về mức lãi suất phải trả, nhưng tối đa không được quá 20% một năm hay 1,666% một tháng.

Lãi suất cho vay của ngân hàng là gì?

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tiền vốn gửi vào/cho vay mà đơn vị nhận tiền gửi/người vay phải chi trả cho người gửi tiền/đơn vị cho vay trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là theo năm). Trong đó, các đối tượng gửi tiền/nhận tiền, cho vay/vay có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc ngân hàng.

Cho vay với lãi suất bao nhiêu lần thì vi phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự?

Nếu lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên, đồng thời có tính chất chuyên bóc lột thì xác định hành vi đó cấu thành Tội cho vay nặng lãi. >>