Số giờ nắng trong năm trung bình của thế giới năm 2024

Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, lại ở vị trí địa lý có độ cao mặt trời lớn (50°18' - 87°58') và ngày dài (11-13 giờ), Thừa Thiên Huế được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời dồi dào. Trong điều kiện trời quang mây tổng lượng bức xạ lý thuyết đạt khoảng 232 - 233 Kcal/cm2/năm. Do bị ảnh hưởng của mây, hơi nước nên khi xuống tới mặt đất bức xạ mặt trời bị giảm thiểu. Tổng lượng bức xạ thực tế chỉ chiếm 50 - 60% tổng lượng bức xạ lý thuyết và đạt khoảng 124 - 126 Kcal/cm2/năm.

Biến trình năm tổng lượng bức xạ thực tế không hoàn toàn trùng khớp với bức xạ lý thuyết. Hai cực đại bức xạ lý thuyết trùng với hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh (5 - 7/5 và 7 - 8/8) trong lúc đó bức xạ cực đại thực tế chỉ đạt được trong khoảng tháng 4 hoặc tháng 5 và tháng 7 (vì vào tháng 8 đã bắt đầu có nhiều mây và mưa). Tổng lượng bức xạ thực tế phân bố không đều theo tháng. Tổng lượng bức xạ thực tế trong các tháng vụ Đông Xuân (tháng 9 đến tháng 4 năm sau) vẫn đạt trên 50 kcal/cm2/vụ, chiếm 42% tổng lượng bức xạ thực tế năm, tức là đủ để cây trồng quay vòng sinh trưởng quanh năm. Tuy vậy, cán cân bức xạ thực tế mới quyết định sự hình thành khí hậu, nhất là nền nhiệt độ của lãnh thổ. Cán cân bức xạ hàng tháng biến động rất lớn đạt giá trị cực tiểu vào tháng 12 là 3,0 - 3,3 và giá trị cực đại vào tháng 6, 7 với 8,0 - 9,3 kcal/cm2 tháng. Cán cân bức xạ năm ở đây đạt 77,4 - 78,7 kcal/cm2/năm, cao hơn tiêu chuẩn lãnh thổ nhiệt đới (>75 kcal/cm2/năm), nhưng lại thấp hơn cán cân bức xạ năm ở các tỉnh phía Nam đến 10-20 kcal/cm2/năm (Đà Nẵng 97,5 kcal/cm2/năm).

Nắng: Nắng có quan hệ chặt chẽ với bức xạ mặt trời và lượng mây che. Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Thừa Thiên Huế dao động từ 1.700 đến 2.000 giờ/năm và giảm dần từ khu vực đồng bằng duyên hải lên khu vực đồi núi. Các tháng 5-7 thuộc thời kỳ nắng nhất, có giờ nắng 200 giờ/tháng ở đồng bằng, thung lũng Nam Đông giảm xuống 175-200 giờ/tháng trên lãnh thổ núi thấp, núi trung bình.

Từ tháng 8 trở đi số giờ nắng thoạt đầu giảm nhanh (tháng 8 - 9) và đạt giá trị cực tiểu 69-90 vào tháng 12, sau đó lại tăng nhanh từ các tháng đầu của năm sau (tháng 1, 2). Trong thời gian ít nắng nhất mỗi ngày vẫn còn 3 - 5 giờ nắng. Tuy vậy, ở Thừa Thiên Huế cũng hay gặp mưa dầm dề, nhiều ngày liền không thấy tia nắng nào.

Mây: Thừa Thiên Huế là lãnh thổ có lượng mưa nhiều nhất trong cả nước, nên lượng mây che ở đây rất cao. Lượng mây che tổng quát (tỷ số khoảng không bị mây che với toàn bộ bầu trời, tính theo phần mười bầu trời) đạt giá trị lớn nhất vào mùa mưa. Trong những tháng mưa nhiều, lượng mây che tổng quát trung bình có giá trị từ 7,1/10-8,7/10 bầu trời, trong đó cao nhất là các tháng 10, 11, 12. Vào các tháng 3, 4, 5 lượng mây che tổng quát trung bình chỉ xấp xỉ 5,9/10-7,0/10 bầu trời.

Sự phân bố ngày nhiều mây phù hợp với đặc điểm phân bố lượng mây. Ở lãnh thổ Thừa Thiên Huế mỗi năm trung bình có 182-187 ngày nhiều mây (ngày có lượng mây che trên 8/10 bầu trời), đạt cực đại trong tháng 11 với 19-22 ngày/tháng và cực tiểu vào các tháng 4, 5 với 8 - 10 ngày/tháng.

Cường độ bức xạ mặt trời các khu vực tại Việt Nam có sự phân bố khác nhau theo từng khu vực, bởi tùy khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới ẩm hay nhiết đới xavan mà số giờ nắng khác nhau.

Bức xạ mặt trời được xem là nguồn năng lượng chính cho những quá trình diễn ra trên trái đất như bóc mòn, phong hóa, bồi tu, vận chuyển, cũng như giúp chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Còn Cường độ bức xạ là thuật ngữ chỉ dòng vật chất và năng lượng của mặt trời phát ra và có thể chuyển đổi thành các dạng năng lượng như nhiệt điện… rất hữu ích trong cuộc sống

Bản đồ cường độ bức xạ mặt trời tại việt nam

Số giờ nắng trong năm trung bình của thế giới năm 2024

Bản đồ bức xạ mặt trời 2020 khu vực Đông Nam Á

Để tạo nên bản đồ bức xạ mặt trời, các nhà khoa học nghiên cứu đo lượng ánh sáng mặt trời tại các vị trí cụ thể ở rất nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Từ những kết quả này, họ ước tính lượng tia sáng mặt trời tại các khu vực có cùng vĩ độ với khí hậu tương tự. Dữ liệu bức xạ mặt trời cho các hệ thống điện năng lượng mặt trời thường có đơn vị kilowatt-giờ trên mét vuông (kWh/m2).

Bức xạ mặt trời là nguồn tài nguyên vô cùng lớn tại Việt Nam. Trung bình, tổng bức xạ mặt trời ở các tỉnh miền Nam và miền Trung khoảng 5kWh/m2/ngày, còn các tỉnh miền Bắc là khoảng 4kWh/m2/ngày. Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời rất cao và ổn định trong suốt cả năm, vào mùa khô cao hơn mùa mưa khoảng 20%. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1.500-1.700 giờ còn ở miền Nam và miền Trung thì vào khoảng 2.000-2.600 giờ mỗi năm.

Các tỉnh ở phía Bắc (từ Bắc Bộ đến Thừa Thiên – Huế): Các khu vực Tây Bắc (các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nhiều nắng.

Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào Nam Bộ), mỗi năm có khoảng 2.000 – 2.600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời cao hơn khoảng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Mặt trời chiếu gần như suốt quanh năm, kể cả những tháng trong mùa mưa. Ở khu vực này, nguồn bức xạ mặt trời dồi dào là một lợi thế lớn, một nguồn tài nguyên có thể khai thác sử dụng.

Cường độ bức xạ mặt trời tại Việt Nam

Khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Tại khu vực này, quanh năm dồi dào nắng. Vào các tháng 1, 3, 4, nắng thường bắt đầu từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực xung quanh Nha Trang (Khánh Hòa), cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.

Khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ

  • Tại Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung Bộ, càng đi sâu về phía Nam, thời gian nắng lại càng nhiều, thường nhiều nhất là vào tháng 4.
  • Cường độ bức xạ trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ tháng 5 còn ở Bắc Trung Bộ từ tháng 4. Trong năm, thường vào tháng 2 và tháng 3 có số giờ nắng trung bình thấp nhất, khoảng 2h/ngày, số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6-7h/ngày, duy trì ở mức cao từ tháng 7.

Tại khu vực giữa Trung Bộ

Các tỉnh từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất trong ngày rơi vào các tháng giữa năm, số giờ nắng lên đến 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng khoảng 5-6 h/ngày với lượng bức xạ mặt trời trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).

Dữ liệu bức xạ mặt trời

Bảng 1: Dữ liệu về bức xạ mặt trời các khu vực tại Việt Nam.

Vùng Giờ nắng trong năm Cường độ BXMT

(kWh/m2, ngày)

Ứng dụng Đông Bắc 1600 – 1750 3,3 – 4,1 Trung bình Tây Bắc 1750 – 1800 4,1 – 4,9 Trung bình Bắc Trung Bộ 1700 – 2000 4,6 – 5,2 Tốt Tây Nguyên và Nam Trung Bộ 2000 – 2600 4,9 – 5,7 Rất tốt Nam Bộ 2200 – 2500 4,3 – 4,9 Rất tốt Trung bình cả nước 1700 – 2500 4,6 Tốt

Qua bảng trên, có thể thấy lượng bức xạ mặt trời tại Việt Nam rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam. Ở các tỉnh phía Bắc thì tổng lượng bức xạ mặt trời thấp hơn. Tổng cường độ bức xạ khác nhau giữa các vùng miền và vào các thời điểm trong năm.

Dưới đây là bảng số liệu lượng bức xạ trung bình các tháng tại các địa phương:

Bảng 2: Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một số địa phương của Việt Nam (đơn vị: MJ/m2.ngày).

TT

Địa phương

Tổng xạ Bức xạ Mặt Trời của các tháng trong năm (đơn vị: MJ/m2.ngày)

1 7 2 8 3 9 4 10 5 11 6 12 1 Cao Bằng 8,21 18,81 8,72 19,11 10,43 17,60 12,70 13,57 16,81 11,27 17,56 9,37 2 Móng Cái 18,81 17,56 19,11 18,23 17,60 16,10 13,57 15,75 11,27 12,91 9,37 10,35 3 Sơn La 11,23 11,23 12,65 12,65 14,45 14,25 16,84 16,84 17,89 17,89 17,47 17,47 4 Láng (Hà Nội) 8,76 20,11 8,63 18,23 9,09 17,22 12,44 15,04 18,94 12,40 19,11 10,66 5 Vinh 8,88 21,79 8,13 16,39 9,34 15,92 14,50 13,16 20,03 10,22 19,78 9,01 6 Đà Nẵng 12,44 22,84 14,87 20,78 18,02 17,93 20,28 14,29 22,17 10,43 21,04 8,47 7 Cần Thơ 17,51 16,68 20,07 15,29 20,95 16,38 20,88 15,54 16,72 15,25 15,00 16,38 8 Đà Lạt 16,68 18,94 15,29 16,51 16,38 15,00 15,54 14,87 15,25 15,75 16,38 10,07

Như bảng trên có thể thấy tổng cường độ bức xạ nhận được ở mỗi vùng miền, địa phương cũng khác nhau ở mỗi tháng. Các tháng có nhiều nắng, tổng xạ bức xạ mặt trời cao hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Điều đó đồng nghĩa với hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ cho hiệu suất rất cao vào các tháng này.

  • Miền Bắc có phù hợp để lắp điện mặt trời không?

Tiềm năng phát triển điện mặt trời theo từng khu vực tại Việt Nam

Cường độ bức xạ tại việt nam là một yếu tố quan trọng quyết định sản lượng điện mặt trời. Từ bảng số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam có thể thấy, khu vực nào cũng có tiềm năng về điện năng lượng mặt trời. Tại khu vực miền Nam, lượng bức xạ mặt trời vào mùa mưa mặc dù thấp hơn mùa khô một chút nhưng nhìn chung ở mức ổn định. tại khu vực miền Bắc, lượng bức xạ mặt trời vào mùa Hạ, mùa Thu tương đương khu vực miền Nam, nhưng vào mùa Đông và mùa Xuân chỉ còn khoảng 40-60%. Tuy nhiên, sử dụng điện trong các hộ gia đình vào hai mùa này cũng ít hơn nhiều so với 2 mùa nóng.

Số giờ nắng trong năm trung bình của thế giới năm 2024

Dự án lắp đặt điện mặt trời tại Hồ Chí Minh do SolarV thi công lắp đặt

Tại khu vực miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, tiềm năng điện mặt trời lớn nhất với số giờ nắng trong năm và tổng lượng bức xạ mặt trời rất cao. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt.

Còn khu vực Hà Nội lượng cường độ bức xạ và tổng xạ tương đối cao, lắp đặt điện mặt trời hòa lưới là giải pháp phù hợp và mang nhiều hiệu quả cao. Khu vực Tây Bắc cũng có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc, nhất là các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch có trữ lượng gần như vô tận. Theo bản đồ bức xạ măt mặt trời tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời trong mỗi khu vực. Từ đó có thể giúp gia đình, doanh nghiệp đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý nhất. Gia đình, doanh nghiệp quan tâm đến điện mặt trời vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1900 2078 hoặc Facebook Điện Mặt Trời SolarV để được tư vấn nhanh nhất!