Chữ ký kế toán trên báo cáo tài chính năm 2024

(Baocaotaichinh.vn) Hiện nay việc ký các hồ sơ hoặc hợp đồng trực tuyến bằng chữ ký số đang dần phổ biến trong các doanh nghiệp. Vậy làm thế thế nào để chúng ta ký số đây? Hôm nay, CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ BCTC sẽ ...

Chữ ký kế toán trên báo cáo tài chính năm 2024

Hạn nộp các tờ khai thuế trong năm 2020 đến Quý 1 năm 2021 (BCTC) Để thuận tiện cho việc theo dõi lịch nộp các tờ khai thuế trong năm 2020 đến hết tháng 02 năm 2021, BCTC xin gửi tới anh chị em thống kê thời hạn nộp các tờ khai thuế như sau: A. Tờ khai thuế tháng 01 năm 2020: Hạn nộp tờ khai và tiền ...

Chữ ký kế toán trên báo cáo tài chính năm 2024

Truy cập HTKK nhưng bị out thì phải làm thế nào? (www.baocaotaichinh.vn) Hiện tại phần mềm kê khai thuế HTKK được dùng theo công nghệ hiện đại, nhưng khi cài đặt và sử dụng ban đầu hay bị văng ra không cho truy cập, vậy chúng ta phải làm sao để không bị lỗi này?Có rất ...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH BCTC

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313459793 do sở kế hoạch đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 28/09/2015

- Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 14/GP-STTTT do Sở Thông tin & Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26/02/2021

- Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Văn Thức - Chức danh: Chủ tịch HĐTV - Số điện thoại: 0909 837 702

Để trở thành kế toán giỏi cần làm báo cáo tài chính thuần thục. Vậy, cách làm báo cáo tài chính như thế nào để có thể cung cho chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế,... những thông tin hữu ích vừa đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ kế toán với Nhà nước?

Chữ ký kế toán trên báo cáo tài chính năm 2024
Cách làm báo cáo tài chính.

1. Nội dung cơ bản của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng đối với doanh nghiệp, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tài chính chủ doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định quản trị, đồng thời đáp ứng đáp yêu cầu quản lý của cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải bao gồm 6 nội dung cơ bản sau:

  • Tài sản;
  • Nợ phải trả;
  • Vốn chủ sở hữu;
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
  • Các luồng tiền.

2. Cách làm báo cáo tài chính

Cách làm báo cáo tài chính được thực hiện trên nguyên tắc chung nhằm làm rõ các thông tin nội dung cơ bản. Các bước lập báo cáo tài chính chuẩn xác như sau:

Bước 1: Tập hợp, sắp xếp chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là các tài liệu phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó như: hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào, sổ phụ ngân hàng, sổ quỹ, bảng chấm công, bảng lương, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hồ sơ tài sản, … Các chứng từ kế toán phát sinh hàng ngày và liên tục. Do đó việc đầu tiên cần làm là thu thập tất cả các loại chứng từ kế toán, sắp xếp lại một cách khoa học. Đồng thời sắp xếp chứng từ theo thứ tự thời gian trong năm tài chính. Kế toán lưu ý kiểm tra đồng thời tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ trong quá trình sắp xếp và những chứng từ gốc như hóa đơn đầu ra, đầu vào gốc sẽ kẹp cùng chứng từ hạch toán hay sắp xếp theo Danh mục bảng kê thuế.

Bước 2: Hạch toán

Kế toán sau khi thu thập và sắp xếp các chứng từ kế toán, nhiệm vụ của kế toán là ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ đó vào sổ sách kế toán (hạch toán). Việc hạch toán cần đảm bảo chính xác và trung thực, kế toán có thể thể thực hiện trên excel hoặc phần mềm kế toán. \>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Chữ ký kế toán trên báo cáo tài chính năm 2024
Hạch toán đầy đủ chính xác.

Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice là một trong những phần mềm kế toán giúp tối ưu bước hạch toán. Các hóa đơn chứng từ được lưu trữ đầy đủ kết xuất dữ liệu nhanh chóng.

Bước 3. Chuẩn bị báo cáo tài chính

Bước tiếp theo sau khi hạch toán xong đó là chuẩn bị báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo sau:

(1) Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng quát về tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán được lập theo công thức sau:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.

Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán được lập dựa trên số liệu sổ kế toán tổng hợp.

(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo công thức sau:

Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận trước thuế.

Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập dựa trên số liệu sổ kế toán tổng hợp.

(3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính phản ánh tình hình thu, chi tiền tệ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 loại: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư. Các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên số liệu sổ kế toán tổng hợp. \>> Tham khảo: Cách lập báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống.

(4) Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính: là báo cáo giải thích, bổ sung cho các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, được lập theo quy định của pháp luật.

Chữ ký kế toán trên báo cáo tài chính năm 2024
Thông tin trên báo cáo tài chính cần được phản ánh trung thực.

Yêu cầu đối với các thông tin trên báo cáo tài chính:

  • Phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thông tin thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
  • Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
  • Được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.
  • Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.

Bước 4. Kiểm tra, chỉnh lý báo cáo tài chính

Sau khi chuẩn bị xong, báo cáo tài chính sẽ được kiểm tra, chỉnh lý lại một lần nữa trước khi nộp cho các cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra, chỉnh lý báo cáo tài chính nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực và đầy đủ của báo cáo.

Báo cáo tài chính cần có chữ ký của ai?

Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước. Đơn vị phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán. Thứ tư, báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn vị kế toán.

Ai là người ký báo cáo kiểm toán?

Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.

Việt Nam có bao nhiêu báo cáo tài chính?

Hiện nay, có 4 loại báo cáo tài chính được biết đến nhiều nhất là: Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu; Bảng cân đối kế toán. Mỗi loại báo cáo tài chính được mô tả cụ thể trong bảng dưới đây.

Ai là người sử dụng báo cáo tài chính?

Người sử dụng báo cáo tài chính phục vụ mục đích chung bao gồm người nộp thuế và phí, các nhà lập pháp, các cơ quan quản lý, các chủ nợ vay, các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ, các cơ quan truyền thông và người lao động.