Chu kỳ kinh nguyệt ngắn 24 ngày

  • Hai tháng mình mới bị “đèn đỏ” một lần. Vợ chồng mình đang muốn có em bé, mình phải tìm cách giải tỏa căng thẳng thì mới có thể mang bầu được (Minh Trang, 25 tuổi).
  • Chu kỳ kinh nguyệt của mình là 21 ngày, như thế là ngắn quá phải không? (Thùy Dương, 29 tuổi).
  • Chu kỳ “đèn đỏ” của mình không đều chút nào. Mỗi tháng một kiểu, có tháng 28 ngày, có tháng lên đến 48 ngày (Linh Hà, 31 tuổi).
  • Kỳ kinh nguyệt của mình thỉnh thoảng đến muộn hơn dự kiến, và khi bị thì chỉ kéo dài hai hay ba ngày. Mình ra rất ít máu kinh. Mình không biết nguyên do là gì? (Phương Dung, 24 tuổi).

Hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố nữ được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng kỳ kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Theo đó, nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone, có vai trò điều chỉnh chu kỳ “đèn đỏ”. Nhưng trên thực tế, cơ chế tiết hoóc môn trong cơ thể của chúng ta rất phức tạp. Các cơ chế này liên quan đến hoạt động tương tác của ba cơ quan: vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Chỉ cần một trong các cơ quan này có vấn đề là kinh nguyệt của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngay.

Kinh nguyệt thường được coi là thước đo tình trạng căng thẳng. Căng thẳng tâm lý thường ảnh hưởng đến sự bài tiết hoóc môn, gây ra trạng thái bất thường trong kỳ “đèn đỏ”. Dù căng thẳng kéo dài hay chỉ thoáng qua cũng đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì vậy, bạn nên biết cách giảm căng thẳng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nên đến khám bác sĩ phụ khoa hoặc chuyên gia tâm lý ngay nếu tình trạng của bạn không có tiến triển gì nhé.

Nhiều chị em ăn kiêng sai phương pháp dẫn tới cơ thể bị thiếu chất, giảm sự bài tiết hoóc môn estrogen gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, cà phê cũng có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt.

Việc vận động và tập luyện thể thao quá sức gây tiêu hao năng lượng, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt.

Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây nên tác dụng phụ như chậm kinh, kinh không đều, mất kinh,…

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng thời gian từ 21-35 ngày. Tuy nhiên, không ít bạn nữ có vòng kinh kéo dài hơn 39 ngày – đây gọi là hiện tượng kinh nguyệt thưa. Tình trạng này có thể do buồng trứng yếu hơn bình thường và cản trở quá trình tiết hoóc môn.

Hiện tượng kinh thưa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trứng rụng ít gây ra hiện tượng kinh nguyệt thưa làm tỷ lệ có thai của các bạn gái bị giảm theo. Nếu hiện tượng kinh thưa kéo dài, bạn nên đến đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để khám và có biện pháp chữa bệnh kịp thời.

Kinh mau là khi chu kỳ kinh nguyệt cách nhau ít hơn 24 ngày. Tình trạng này có thể do chức năng buồng trứng bị yếu đi hoặc do mất cân bằng nội tiết khi bạn gái bị căng thẳng.

Trong một số trường hợp, kinh mau xảy ra do giai đoạn hoàng thể gặp vấn đề, khiến khoảng thời gian giữa thời gian rụng trứng và ngày “đèn đỏ” rút ngắn lại do mức progesterone quá thấp. Và nếu mức progesterone thấp, lớp niêm mạc tử cung sẽ không đủ dày, khiến khó thụ thai hoặc nếu có thai cũng sẽ dễ bị sảy. 

Kinh nguyệt kéo dài, hay còn gọi là rong kinh, là khi kỳ “đèn đỏ” của bạn dài quá 8 ngày. Nguyên nhân có thể do bạn bị mất cân bằng nội tiết hoặc có bệnh ở tử cung.

Lý do dẫn đến tình trạng này có thể là do nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định, khiến cho tiết tố buồng trứng không ổn định, dẫn đến rong kinh. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng với các triệu chứng như “ra máu” quá nhiều, máu vón cục và sẫm màu, đau bụng dữ dội vì những triệu chứng này có thể do các bệnh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung, hoặc polyp gây ra đấy.

Kinh nguyệt chỉ kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày với lượng máu kinh ít (dưới 20ml) thì được coi là kinh nguyệt ngắn (cũng được gọi là chứng kinh nguyệt ít).

Các nguyên nhân gây ra kinh nguyệt ngắn là: do rồi loại nội tiết tố; do áp lực tâm lý, thường xuyên bị căng thẳng kéo dài; do nội mạc tử cùng không đủ dày,…

Các triệu chứng như kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ít ở phụ nữ từ 40 – 50 tuổi cho thấy cơ thể chúng ta đang trải qua những thay đổi và bước sang thời kỳ mãn kinh.

Mãn kinh đúng tuổi là khoảng ngoài 50 tuổi. Một vài trường hợp tình trạng mãn kinh xảy ra trước tuổi 40 được coi là mãn kinh sớm. Điều này sẽ dẫn đến lão hóa cơ quan sinh dục và các cơ quan nội tiết sinh dục do có sự suy giảm về hoóc môn sinh dục nữ giới. Để trì hoãn tình trạng mãn kinh sớm cần tích cực sử dụng các thực phẩm giúp tăng mức nội tiết tố nữ trong cơ thể như: đậu nành, đậu xanh, lạc, vừng dừa,…

Bạn hãy mang theo biểu đồ nhiệt độ cơ thể của mình khi đi khám bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ có thể dựa trên kiến thức của mình để chẩn đoán xem bạn đang thiếu hoóc môn nào trong từng giai đoạn của chu kỳ “đèn đỏ” bằng cách xem biến động nhiệt độ cơ thể của bạn đấy. Để biết thêm thông tin về nhiệt độ cơ thể, bạn hãy xem bài viết -> "Những điều chưa biết về nhiệt độ cơ thể”

Bạn cần để ý đến thói quen sinh hoạt của mình nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong chu kỳ “đèn đỏ” của bạn. Hãy ngủ đủ giấc và duy trì chế độ ăn uống cân bằng ba bữa một ngày thay vì ăn kiêng quá mức để giảm cân nhanh nhé. Bạn cũng nên tìm hiểu cách kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, bởi đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Ví dụ, bạn có thể tập một số bài thể dục thông thường như yoga, thiền, thái cực quyền, hoặc các môn thể dục giúp điều hòa hệ thần kinh của mình.

Thông thường, với một cơ thể khỏe mạnh, kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định với số lượng chu kỳ và thời gian gần như bằng nhau. Tuy nhiên, nếu bạn bất ngờ thấy kỳ kinh nguyệt trở nên ngắn bất thường trong vài kỳ liên tiếp, điều này có thể cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy bao lâu thì được gọi là kỳ kinh nguyệt ngắn ngày, và nó đáng lo ngại ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này.

Bao lâu thì được gọi là kinh nguyệt ngắn ngày?

Không phải ai cũng có kỳ kinh nguyệt giống nhau - mỗi một người có một kỳ kinh nguyệt “bình thường” khác nhau. Nhìn chung, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là khi thời gian diễn ra kinh nguyệt kéo dài từ 3 - 7 ngày, và mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 21 - 35 ngày.

Như vậy, nếu kinh nguyệt của bạn diễn ra trong 3 ngày - mặc dù bạn cảm thấy có vẻ ngắn - thì sẽ vẫn được coi là bình thường nếu kỳ kinh nguyệt nào của bạn cũng chỉ kéo dài 3 ngày. Điều đó có nghĩa là cứ sau vài tuần, buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng và estrogen sẽ tạo ra một lớp niêm mạc dày trong tử cung, mà được gọi là nội mạc tử cung. Lớp nội mạc này sẽ rụng đi nếu quá trình thụ tinh không xảy ra. Bạn có thể yên tâm với kinh nguyệt 3 ngày của mình, miễn là chu kỳ nào cũng đều đặn và ổn định như vậy.

Theo đó, nếu bạn có kinh nguyệt dưới 3 ngày, thì đây được goi là kinh nguyệt ngắn ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn 24 ngày
Nếu bạn có  kinh nguyệt dưới 3 ngày, thì đây được goi là kinh nguyệt ngắn ngày

Nguyên nhân gây ra kỳ kinh nguyệt ngắn ngày

Estrogen là loại hormone quan trọng cần thiết để tạo ra nội mạc tử cung mỗi tháng. Maria Arias, MD, một bác sĩ phụ khoa tại bệnh viện Atlanta Women's Specialists ở Georgia, cho biết, nếu bạn không sản xuất một lượng estrogen nhất định, lớp niêm mạc đó sẽ không dày và khi nó bong ra, lượng máu kinh nguyệt có xu hướng ít đi và kỳ kinh sẽ ngắn ngày hơn.

Các cô gái tuổi dậy thì có thể có kinh nguyệt ngắn và không đều do mức độ hormone, bao gồm cả estrogen, vẫn chưa hoàn toàn cân bằng.

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn 24 ngày
Các cô gái tuổi dậy thì có thể có kinh nguyệt ngắn

Phụ nữ lớn tuổi chuẩn bị bước vào giai đoạn mãn kinh cũng có thể gặp tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc ngắn ngày. Khi phụ nữ già đi, buồng trứng ngừng sản xuất estrogen và progesterone, và do đó nội mạc tử cung không hình thành.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, khi gặp tình trạng kinh nguyệt ngắn ngày và không đều thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân bất thường. Chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung, đó là khi trứng đã thụ tinh nằm trong ống dẫn trứng thay vì tử cung.

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn cũng có thể là do phương pháp ngừa thai bạn sử dụng gây ra. Một số phương pháp hiện đại hơn, như dụng cụ tử cung nội tiết tố mà bác sĩ cấy vào tử cung, được thiết kế để ngăn chặn sự phát triển của niêm mạc tử cung, do đó làm giảm lượng máu kinh nguyệt.

Cân nặng thấp, tập thể dục quá nhiều, rối loạn ăn uống và căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian và số ngày diễn ra kinh nguyệt.

Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng kinh nguyệt ngắn ngày bao gồm rối loạn nội tiết tố ở tuyến yên và vùng dưới đồi (có thể ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng), rối loạn chức năng tuyến giáp và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn 24 ngày
Rối loạn ăn uống cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt ngắn ngày

Khi nào cần gặp bác sĩ về vấn đề kinh nguyệt ngắn ngày?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn bất ngờ trở nên ngắn và không đều thì bạn cần gặp bác sĩ. Chẳng hạn như 60 ngày không có kinh và chỉ ra kinh trong vài ngày thì là không bình thường.

Nếu kinh nguyệt ngắn ngày và kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau, sốt, thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, mà có thể đây là do các căn bệnh về buồng trứng hoặc tử cung gây ra.

Trên đây là bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc rằng "Kinh nguyệt ngắn ngày: Bao lâu là ngắn và có đáng lo ngại không?". Nhìn chung, kinh nguyệt 3 ngày không được coi là ngắn nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt ổn định và đều đặn như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn bất ngờ có kỳ kinh nguyệt ngắn trong vài chu kỳ liên tiếp, hãy gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn để có thông tin chính xác nhất nhằm dễ dàng phát hiện ra kiểu kinh nguyệt không bình thường đối với bạn.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: Everyday Health