Chuyển phôi bao lâu thì thai vào tử cung

Chị em sau khi thực hiện những bước cuối cùng của quy trình IVF đều rất muốn biết sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ. Dưới đây là giải đáp chi tiết của chuyên gia sản khoa uy tín.

Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ?

Phôi làm tổ thành công trong buồng tử cung đồng nghĩa với việc bạn đã mang thai thực sự. Nếu dùng que thử thai lúc này, chị em sẽ thấy xuất hiện 2 vạch.

Nhưng để giải đáp chính xác thắc mắc sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ, chị em cần hiểu rõ về quá trình chuyển phôi và thụ thai.

Hình ảnh phôi thai đạt tiêu chuẩn được chuyển phôi vào tử cung người mẹ

Sau khi trứng được thụ tinh thành công, phát triển thành phôi thai trong phòng thí nghiệm. Sau 48 tiếng, bác sĩ sẽ chọn những phôi đạt chất lượng tốt nhất để cấy/chuyển vào cơ thể người mẹ.

Tuy nhiên, cơ thể người mẹ phải khỏe mạnh ổn định, tử cung thuận lợi cho quá trình thụ thai.

Ngược lại, nếu không đạt yêu cầu, phôi sẽ được trữ đông để chờ người mẹ đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Sau khi chuyển phôi từ 2 – 3 ngày phôi sẽ bắt đầu làm tổ. Những chị em có cơ địa nhạy cảm sẽ thấy ngay những dấu hiệu mang thai sớm. Khả năng đậu thai của chị em tới 80%.

Nhưng để biết chính xác sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ thành công, chị em nên chờ đến ngày thứ 14 rồi dùng que thử thai để xác định chính xác bạn đã có thai chưa.

Sau chuyển phôi 14 ngày, bạn sẽ biết chắc chắn phôi đã làm tổ thành công hay chưa

Muốn biết chính xác hơn, chị em có thể xét nghiệm máu để đo nồng độ beta HCG tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Nếu nồng đồ beta HCG >25mIU/ml có nghĩa bạn đã chuyển phôi thành công, phôi đang làm tổ trong buồng tử cung.

Hormone HCG chỉ sản sinh trong cơ thể phụ nữ mang thai. Nồng độ HCG sẽ càng ngày càng tăng cao cho đến khi mẹ bầu sinh con.

Lúc thử thai là thời điểm chị em cần giữ tâm lý bình tĩnh và lạc quan. Sự vui vẻ và tin tưởng vào những điều tích cực sẽ giúp con yêu sớm về bên bạn hơn.

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn

Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi

Sau chuyển phôi thành công, chị em sẽ có những dấu hiệu có thai điển hình như sau:

Cảm giác nặng bụng, nhói đau

Khi đưa phôi thai vào trong tử cung người mẹ, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung và vẫn tiếp tục quá trình phân chia tạo thành các tế bào.

Khi phôi thai làm tổ thành công trong buồng tử cung, chị em sẽ thấy bụng dưới hơi đau tức nhẹ, kèm theo cảm giác nặng bụng.

Vì vậy, chị em thực hiện IVF cần chú ý sau chuyển phôi cần hạn chế đi lại, vận động mạnh, quan hệ tình dục để phôi thai bám chắc vào tử cung.

Chị em thực hiện IVF thành công sẽ có cảm giác đau tức bụng khi phôi thai làm tổ thành công

Ngực to hơn

Một trong những dấu hiệu mang thai thành công sau chuyển phôi chị em sẽ thấy bầu ngực mình to hơn.  Ngực có cảm giác hơi căng tức. Nếu chị em thấy ngực một bên to, một bên nhỏ cũng đừng lo, đây hoàn toàn là dấu hiệu bình thường. Ở những tháng mang thai tiếp theo, kích thước bầu ngực của chị em sẽ to hơn và cân đối hơn.

► Xem ngay: Những kiến thức mang thai mới nhất cho bà bầu hiện nay

Cơ thể mệt mỏi

Sau chuyển phôi 14 ngày thì phôi làm tổ, đa số chị em sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi hơn.

Điều này cho thấy phôi đã làm tổ được bên trong tử cung. Lúc này cơ thể người mẹ cần tăng tốc để chuẩn bị cho quá trình thai nhi phát triển trong bụng mẹ.

Bạn hãy nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn nếu cảm thấy quá mỏi mệt.

Chị em sau khi chuyển phôi cần nghỉ ngơi tuyệt đối để đảm bảo phôi thai bám chặt vào thành tử cung

Ra máu báo thai

Sau khi phôi làm tổ thành công, một số mẹ bầu có dấu hiệu ra máu báo thai. Đừng vội vàng hốt hoảng, lo lắng. Nguyên nhân ra máu báo thai là do lúc phôi di chuyển trong tử cung để tìm chỗ làm tổ khiến một số tế bào nội mạc tử cung bị tổn thương khiến chảy máu âm đạo.

Đây cũng là biểu hiện có thai tự nhiên, xuất hiện trong 1-2 ngày.

Lượng máu báo chảy thường rất ít, chỉ có một vài vệt hồng hoặc hơi nâu sẫm, đôi khi chị em không để ý hoặc bỏ qua.

Ra nhiều khí hư trắng

Khi chuyển phôi thành công, lượng hormone nội tiết trong cơ thể người phụ nữ tăng lên nhanh chóng. Chị em sẽ thấy âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, khí hư trắng ra nhiều hơn bình thường, đôi khi có cảm giác ngứa âm đạo.

Hiện tượng này chỉ xuất hiện ít lâu rồi biến mất. Do vậy, nếu thấy ra nhiều khí hư trắng có nghĩa bạn đã thụ thai thành công rồi đấy.

Tăng thân nhiệt

Nếu phôi làm tổ thành công, thân nhiệt của chị em sẽ cao hơn bình thường.

Khi đo nhiệt kế, thân nhiệt của bạn ở mức 37-37,5. Điều này khiến chị em thấy cơ thể nóng hơn, cảm giác bí bức, ra nhiều mồ hôi, có thể có mụn.

Hiện tượng tăng thân nhiệt là do nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ tạo ra. Đồng thời, tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể chị em cũng tăng cao để đảm bảo quá trình cung cấp dinh dưỡng cho bào thai.

Những lưu ý giúp tăng tỷ lệ thành công sau chuyển phôi

  • Sau chuyển phôi kiêng ăn gì để thai nhi bám chặt, khỏe mạnh? - Sau chuyển phôi kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều chị em thực hiện thụ tinh nhân tạo quan tâm tìm hiểu. Nội dung bài viết1 Chuyển phôi là gì?2 Thực phẩm cần kiêng ăn sau chuyển phôi3 Những lưu ý khác để  sau chuyển phôi thành công Chuyển phôi là gì? Chuyển phôi là bước thứ hai vô cùng quan trọng trong quá trình thụ tinh nhân tạo. Sau khi trứng được thụ tinh thành công trong phòng thí nghiệm, khoàng 2 ngày sau, bác sĩ sẽ cấy phôi hoặc chuyển phôi vào trong tử cung người mẹ...

Ít nhất sau 10-14 ngày chuyển phôi, người  mẹ cần được chăm sóc đặc biệt để giúp phôi thai bám chặt thành tử cung, phát triển khỏe mạnh.

Muốn vậy, chị em cần thực hiện một số lưu ý dưới đây:

  • Thực đơn mỗi ngày cần có đủ 4 nhóm chất:chất đạm, tinh bột, chất béo, chất đường.
  • Ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, đặc biệt khi cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh và trái cây tươi.
  • Hạn chế các thực phẩm cay, nóng dễ gây táo bón cho mẹ bầu. Mẹ bầu sau chuyển phôi IVF nếu bị táo bón sẽ dẫn tới hiện tượng rặn ép làm phôi thai khó bám vào tử cung
  • Không sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà. Các chất kích thích có thể ảnh hưởng đến việc làm tổ của phôi thai, khiến việc bám vào tử cung khó khăn hơn.
  • Những ngày mới chuyển phôi, chị em nên uống ít nước để tránh đi tiểu nhiều.
  • Không nên sử dụng điện thoại hoặc để các thiết bị điện tử, thu phát sóng trong phòng nghỉ của mẹ bầu vừa chuyển phôi.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ để phôi thai phát triển khỏe mạnh.
  • Chị em vừa chuyển phôi nên hạn chế đi lại nhưng nên nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng, không khí trong lành để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái hơn.
  • Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc thăm khám ngay nếu có thể.

► Tìm hiểu thêm: Các kiến thức hữu ích cho bà bầu tại anthaiphuong.com

Bác Sĩ Nguyễn Huy

Thai kỳ sau chuyển phôi về cơ bản được theo dõi tương tự như thai kỳ bình thường. Việc theo dõi thai kỳ đúng cách sẽ giúp các mẹ bầu cán đích an toàn.

Quá trình chuyển phôi thường phụ thuộc vào chất lượng hay độ dày của niêm mạc để đưa ra thời điểm chuyển phôi phù hợp.

Vậy nên các bác sĩ sẽ dựa vào chu kỳ kinh bình thường và mức độ đáp ứng của niêm mạc tử cung với thuốc chuẩn bị để lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để chuyển phôi.

Đối với những chị em có vòng kinh ổn định thì giai đoạn niêm mạc tử cung sẵn sàng đón nhận phôi thường ở mốc từ ngày 19-23 của kỳ kinh.

>>> Tìm hiểu thêm về Nên chuyển phôi số lượng bao nhiêu trong một chu kỳ IVF

Đối với nhóm chuyển phôi ngày 3 thì phôi sẽ tiếp tục quá trình phát triển lên phôi nang và có hiện tượng phôi thoát màng, bắt đầu quá trình làm tổ của phôi. Quá trình làm tổ của phôi ngày 3 sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-5 ngày sau khi chuyển phôi.

Đối với nhóm chuyển phôi ngày 5 thì quá trình làm tổ của phôi thì diễn ra ngay sau khi phôi được chuyển từ 1-3 ngày.

Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG [thường gọi tắt là đo beta] thì thường vào khoảng 14 ngày sau khi chuyển phôi.

Với những trường hợp thực hiện thụ tinh nhân tạo thì tuổi thai hoàn toàn có thể được tính theo những cách ở trên. Tuy nhiên, do ngày chuyển phôi được bác sĩ chỉ định và điều chỉnh cá thể hóa sao cho phù hợp với từng bệnh nhân nên nếu sử dụng phương pháp tính ngày đầu kỳ kinh cuối có thể gây ra sai số trong một số trường hợp nhất định. Vì vậy, trong trường hợp chuyển phôi thì ta nên tính tuổi thai theo công thức:

Với phôi ngày 3: Tuổi thai được tính từ ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần 3 ngày.

Với phôi ngày 5: Tuổi thai được tính từ ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần 5 ngày.

Việc tính tuổi thai theo công thức này sẽ đánh giá chính xác được sự phát triển thai nhi.

>>> Tìm hiểu thêm về Tại sao tuổi thai lại tính theo ngày đầu kỳ kinh cuối?

Nhìn chung thai kỳ sau chuyển phôi được theo dõi tương tự như thai kỳ bình thường. Theo đó, các cột mốc quan trọng mà các mẹ bầu cần nắm rõ, bao gồm:

  1. Khoảng 2-3 tuần chính là thời điểm chuyển phôi.
  2. Thử thai dương tính ở mốc 4 tuần tương đương với 2 tuần sau khi chuyển phôi.
  3. Mốc khám, siêu âm thai đầu tiên là 5 tuần tương đương sau chuyển phôi 3 tuần: xác định vị trí và số lượng phôi thai.
  4. 12 tuần đầu: thăm khám và siêu âm 1-2 tuần một lần, đánh giá chính xác tuổi thai và điều chỉnh phác đồ phù hợp.
  5. Mốc khám thai quan trọng 12 tuần: Thực hiện sàng lọc dị bội double test, phát hiện các dị tật lớn, sàng lọc tiền sản giật.
  6. Tuần 16-18: Thực hiện Triple test [nếu 12 tuần không thực hiện xét nghiệm double test].
  7. Mốc khám thai quan trọng 22 tuần: Siêu âm đánh giá các chỉ số, các dị tật bẩm sinh, đánh giá phần phụ.
  8. Tuần 24-28: Sàng lọc tiểu đường thai kỳ.
  9. Tuần 27-32: Điều trị dự phòng cho bệnh nhân Rh âm tính.
  10. Mốc khám thai quan trọng 32 tuần: Đánh giá bánh rau, sự hoàn thiện các hệ cơ quan, các chỉ số thai nhi.
  11. Từ tuần 36 trở đi: Kiểm tra monitor hàng tuần cho đến thời gian sinh.
  12. Tuần thứ 40: em bé được sinh ra.

>> Tìm hiểu về Sàng lọc trước sinh và những điều cần biết

———————–

Để biết thêm thông tin về chương trình xin vui lòng liên hệ:

Add: Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Tel: +[84-24] 3927 5568 ext 6820/6825

Email:

Video liên quan

Chủ Đề