Cơ khí chế tạo cơ khí động lực là gì năm 2024

Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực là gì? Học gì? Điểm chuẩn là bao nhiêu? Phương thức xét tuyển ra sao? Dưới đây là những thông tin tổng quan về ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực mà Zunia đã tổng hợp.

Cơ khí chế tạo cơ khí động lực là gì năm 2024

1. Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực là gì?

- Kỹ thuật cơ khí động lực (tên tiếng Anh là Automototive Engineering) là một ngành khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học và kỹ thuật, vật liệu,… để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí, đặc biệt là đối với ô tô và thiết bị động lực. Ngành học này còn liên quan đến công tác thiết kế, chế tạo, khai thác và vận hành máy móc.

- Lĩnh vực kỹ thuật cơ khí cần sự am hiểu về các lĩnh vực cốt lõi bao gồm cơ học, động lực học, nhiệt động lực học, khoa học vật liệu, phân tích cấu trúc và năng lượng. Ngoài những lĩnh vực cốt lõi trên, kĩ thuật cơ khí còn sử dụng các công cụ như thiết kế với sự trợ giúp của máy tính (CAD), và quản lý vòng đời sản phẩm để thiết kế và phân tích nhà máy sản xuất, thiết bị công nghiệp và máy móc, hệ thống nhiệt và làm lạnh, hệ thống giao thông, máy bay, tàu thủy, robot, thiết bị y học, vũ khí và những cái khác.

- Nếu bạn còn thắc mắc về ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực thì hãy tham gia Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cụ thể nhé!

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực

Chương trình đào tạo của các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực có thể khác nhau tùy theo trường đại học hoặc viện nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là một số môn học phổ biến có thể có trong chương trình đào tạo này:

- Cơ học: Bao gồm cơ học cơ bản, cơ học kỹ thuật, cơ học vật liệu và cơ học lưu chất để hiểu và áp dụng các nguyên lý cơ bản trong thiết kế và hoạt động của các hệ thống cơ khí.

- Động cơ đốt trong: Nghiên cứu về các loại động cơ đốt trong như động cơ xăng, động cơ diesel và các hệ thống liên quan. Bao gồm cả lý thuyết và thực hành về cấu trúc, hoạt động, hiệu suất và kiểm soát của các động cơ này.

- Động cơ điện: Tập trung vào hệ thống và ứng dụng của động cơ điện trong công nghiệp và vận tải. Nghiên cứu về các loại động cơ điện như động cơ đồng bộ, động cơ không đồng bộ, và các hệ thống điện liên quan.

- Hệ thống truyền động: Nghiên cứu về các loại hệ thống truyền động như hộp số, cầu chuyền, truyền động bằng ròng rọc, truyền động bằng curoa và các công nghệ mới như hệ thống truyền động tự động.

- Hệ thống nhiên liệu: Tìm hiểu về các hệ thống nhiên liệu và khí thải trong các động cơ đốt trong, bao gồm các công nghệ tiên tiến như hệ thống phun nhiên liệu, xử lý khí thải và các hệ thống tiết kiệm nhiên liệu.

- Hệ thống điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu về các phương pháp và công nghệ điều khiển và tự động hóa trong các hệ thống cơ khí, bao gồm vi điều khiển, PLC, hệ thống SCADA và các phần mềm mô phỏng và điều khiển.

Ngoài ra, chương trình đào tạo còn có thể bao gồm các môn học khác như thiết kế cơ khí, vật liệu và quá trình sản xuất, quản lý dự án, bảo dưỡng và bảo trì hệ thống cơ khí, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, tiêu chuẩn và quy định an toàn, v.v. Tùy theo chương trình đào tạo cụ thể, sinh viên có thể chọn các môn học tùy chọn hoặc thực tập để nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn của mình. Nếu bạn còn thắc mắc về chương trình đào tạo của ngành học này thì hãy nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực do Zunia sưu tầm và tổng hợp nhé!

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, đồng thời tạo ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các chuyên gia trong lĩnh vực này. Vậy điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực là bao nhiêu? Các trường đại học nào đang tuyển sinh và đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực? Cùng Zunia tìm hiểu nhé!

Trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn Đại học Nha Trang (TSN) DGNLHCM 600 A00, A01, C01, D07 15.5 Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở Phía Bắc) (GHA) A00, A01, D01, D07 24.22 Đại học Mỏ - Địa chất (MDA) A00, A01, C01 22.77 Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở Phía Nam) (GSA) A00, A01, D01, D07 20.75 Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên (DTK) A00, A01, D01, D07 18

4. Phương thức xét tuyển ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực

Căn cứ theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực của Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường đại học công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023 với các thông tin về phương thức xét tuyển như sau:

- Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023;

- Phương thức 2: Xét tuyển kết quả kỳ thi ĐGNL 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐHQG Hà Nội;

- Phương thức 3: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12;

- Phương thức 4: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (lớp 11 và HK1 lớp 12).

Tuy nhiên, tùy thuộc vào đề án tuyển sinh của từng trường sẽ có thêm các phương thức tuyển sinh như: Xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên theo quy định của Bộ GD & ĐT, Xét kết quả thi SAT, ...

Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực mà Zunia đã tổng hợp. Các bạn có thể cân nhắc lựa chọn ngành học này trong đợt tuyến sinh Đại học - Cao đẳng sắp tới.

Động lực và động cơ là gì?

Động cơ / động lực là sự định hướng, thúc đẩy và duy trì một hoạt động hay hành vi nào đó của chủ thể. Tối thiểu, động lực đòi hỏi chất nền sinh học cho những cảm giác vật lý của niềm vui và nỗi đau; do đó, động vật có thể muốn hoặc coi thường các đối tượng cụ thể dựa trên nhận thức và kinh nghiệm cảm giác.

Học cơ khí Bách Khoa ra làm gì?

- Triển vọng nghề nghiệp - Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí có thể đảm nhiệm những vị trí như: Kỹ sư chế tạo, kỹ sư thiết kế, kỹ sư điều hành sản xuất, kỹ sư chất lượng, kỹ sư bảo trì, kỹ sư nghiên cứu và phát triển, kỹ sư cung ứng, kỹ sư bán hàng, giảng viên, ..

Kỹ thuật cơ khí động lực tiếng Anh là gì?

Có tên tiếng Anh là Automotive Engineering – Kỹ thuật cơ khí động lực là một ngành khoa học công nghệ mang tính ứng dụng cao, có liên quan đến công tác thiết kế, chế tạo, vận hành, khai thác và bảo dưỡng các thiết bị máy móc từ nhỏ đến lớn.

Có bao nhiêu nhóm ngành cơ khí động lực?

Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực có nhiều chuyên ngành như cơ khí chế tạo máy, cơ khí nhiệt, cơ khí chế tạo máy bay, cơ khí ô tô, cơ khí động lực học, cơ khí vật liệu, cơ khí chế tạo máy công nghiệp, cơ khí chế tạo máy móc nông nghiệp và cơ khí điện tử.