Có nên sống thử trước hôn nhân không vì sao

Sống chung trước khi kết hôn ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Tranh cãi xoay quanh vấn đề này luôn nóng bởi quan điểm nên hay không nên.

Quyền cá nhân

Học tập và làm việc xa nhà chính là điều kiện để nhiều bạn trẻ “góp gạo thổi cơm chung”. Ở Huế, phần lớn người sống chung trước hôn nhân là sinh viên, người lao động ở các tỉnh. Ng.T.T, quê ở Hà Tĩnh chia sẻ: “Ban đầu mình cũng không đồng ý sống chung. Nhưng hai đứa ở cùng dãy trọ, thuê hai phòng, nấu ăn chung. Thời gian bạn trai ở phòng mình nhiều hơn nên chúng mình quyết định dọn qua sống chung một phòng để tiết kiệm vì cả hai đều là sinh viên. Chúng mình cũng muốn gắn bó lâu dài với nhau. Tuy không khuyến khích điều này nhưng đó là quyền cá nhân của mỗi người, ai cũng đã ở tuổi trưởng thành nên cũng có quyền làm những gì mình thấy không sai. Xã hội cần tôn trọng điều đó. Nếu sống thử mà không làm phiền ai, lại trang bị đủ kiến thức để không mang thai ngoài ý muốn, tự chịu trách nhiệm cuộc đời mình thì chẳng có gì là xấu cả”.

Tốt nghiệp ĐH, rồi ra trường cùng lúc nên T.N và T.P cùng ở lại TP.Đà Nẵng để làm việc. Họ thuê lại một căn chung cư và cùng ở với nhau 3 năm nay. Gia đình hai bên đều biết và đều cho rằng, cả hai đã lớn và tự trách nhiệm với lựa chọn của mình. “Nói là nói vậy nhưng lo lắm nên cũng thường xuyên giám sát chúng nó, nếu “cơm không lành, canh không ngọt” là phải xử lý ngay”, bố của T.N tâm sự.

Được và mất

Nếu may mắn, nhiều cặp đôi sẽ vượt qua những khó khăn, giải quyết những va chạm lớn nhỏ để tiến đến hôn nhân bền vững. Với nhiều cặp đôi, cái được là: Được ở bên nhau, được làm mọi thứ cùng nhau và được trải nghiệm những bài học của một cuộc hôn nhân. Họ biết cách quan tâm, chăm sóc người mình yêu thương. Họ học cách hy sinh và sống có trách nhiệm hơn. Họ biết cách trân quý, vun vén tình cảm…

“Chúng tôi sống cùng nhau từ năm thứ 3 học ĐH. Đói no, sướng khổ gì cũng có nhau. Chính cái “nghĩa” của một thời gian khó ấy là động lực để chúng tôi vượt qua những khó khăn hiện tại, từ áp lực công việc, con cái đến việc cân bằng các mối quan hệ xã hội”, anh N.T [Đà Nẵng] cho biết.

Tuy nhiên, “gãy gánh giữa đường” cũng không phải là ít. Nguyên nhân chung vẫn là do chưa trải nghiệm các mối quan hệ xã hội rộng lớn hơn thế giới học đường, họ bị áp lực kinh tế, nhận thức về các giá trị của bản thân và xã hội vẫn còn hạn chế. Và cái “mất” đáng nói trước tiên có lẽ thuộc về bạn nữ, đó là sức khỏe sinh sản, là những tổn thương về tinh thần, là áp lực đối diện với một mối quan hệ mới.

Sau nhiều năm chia tay với bạn trai, H.T [Đà Nẵng] vẫn chưa thể tự tin quen thêm một ai. Thương tổn mà người bạn trai mang lại quá lớn khiến T. cảm thấy: “Tốt nhất là không nên cho ai có thêm cơ hội làm tổn thương đến mình”. Cứ như vậy, cô cắm đầu làm việc, tiền nong dư dả, T. lại đi du lịch khắp nơi. Đến khi nhìn lại, bạn bè cùng trang lứa đều đề huề con cái, cô lại thấy “chán tự do, thèm được ràng buộc”, nhưng cảm giác sợ dở dang khiến T. lại lờ đi tất cả.

Nói về chuyện sống chung, tiến sĩ Lê Thị Kim Lan, Trưởng bộ môn giới - gia đình - dân số, Khoa Xã hội học [Trường ĐH Khoa học Huế], tỏ ra khá nghiêm khắc: “Sống chung với nhau, đa số các bạn trẻ đưa ra lý do đó là quyền cá nhân, nhưng vấn đề là các bạn có thực sự giải quyết được cái gọi là tự chịu trách nhiệm đó hay không, hay lại bỏ học giữa chừng, rồi nạo phá thai… Mặc dù được nhà trường trang bị những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, nhưng cái “biết” của các bạn chưa đủ. Tôi thấy, các bạn trẻ lao vào sống chung mà không trang bị đủ hành trang, không chuẩn bị đủ kiến thức để bảo vệ mình, tránh cho mình khỏi những tổn thương về thể chất lẫn tinh thần”.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Minh Hải [Đà Nẵng] thì có phần thực tế hơn: “Nếu việc chẳng đặng đừng mà phải sống với nhau trước khi kết hôn, các bạn nên cùng nhau tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản, từ những kinh nghiệm ứng xử của người lớn, hay cùng tham gia các buổi tư vấn về hôn nhân và gia đình để giúp mình chịu trách nhiệm với quyết định của mình và cũng là minh chứng cho tình yêu tuy nóng vội nhưng có bản lĩnh tự làm, tự chịu chứ không đổ lỗi và trốn tránh trách nhiệm khi “gạo đã thành cơm”.

Ý kiến:

Sống thử nhưng trách nhiệm thật

Thật đáng báo động là ngày càng nhiều bạn trẻ sống thử, xem đó như trào lưu. Nên hiểu rằng sống thử là chấp nhận sống chung với nhau như vợ chồng nhưng chưa được pháp luật công nhận. Sống thử nhưng phải có trách nhiệm thật. Trước khi quyết định có nên sống thử với nhau hay không, hãy nên lưu ý nhiều điều, vì sống thử có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, tổn hại sức khỏe, tinh thần, đồng thời tạo nên những vết xước trong cuộc đời. Mà cả nam lẫn nữ đều có thể bị những vết xước ấy...

Chuyên gia tâm lý HUỲNH ANH BÌNH 
[Giám đốc Trung tâm tư vấn hướng nghiệp đào tạo Kỹ năng sống TP.HCM]

Tại sao không ?

Nếu yêu nhau thật lòng, có chung ước muốn song hành cùng nhau trong cả cuộc đời thì tại sao không thể sống chung một nhà, ngủ cùng lúc, thức giấc chung một giờ, cùng buồn cùng vui?

Nguyễn Thùy Liên 
[Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM]

Không nên

Có vô số nguy hiểm khi sống thử mà có thể trong lúc gật đầu đồng ý [lúc đang hạnh phúc với tình yêu] sẽ không thể nào ngờ được. Sống thử nhưng hậu quả sẽ thật, có thể là: những tổn thương nếu xích mích trong cuộc sống hai người; bị dằn vặt nếu người sống chung chia tay; người yêu mới sẽ khó có thể chấp nhận yêu thương một người đã từng sống thử. Theo tôi là không nên.

HOÀNG VŨ YẾN 
[Sinh viên Trường CĐ Tài chính - Hải quan TP.HCM]

Sai lầm

Nhiều bạn trẻ cho rằng việc sống thử sẽ giúp hai bên hiểu nhau hơn, tìm hiểu nhau kỹ hơn về tính cách, con người đến sinh lý xem thử có phù hợp với đời sống hôn nhân không để khỏi chọn nhầm người...

Tuy nhiên, phép thử này không chính xác vì việc hai người sống thử hoàn toàn khác với đời sống hôn nhân thật từ vị thế, vai trò với nhau và với xã hội. Vậy nên, lý do để tìm hiểu, kiểm định trước trong trường hợp sống thử là không ổn. Còn để hiểu rõ về tính cách của nhau thì tôi thiết nghĩ hai người cần cởi mở và dành nhiều thời gian để tìm hiểu nhau thì sẽ hiệu quả hơn. Riêng việc tìm hiểu về sinh lý, cơ thể thì việc đôi bạn đến bệnh viện với y học và chuyên môn thì có lẽ sẽ hữu hiệu hơn.

Tóm lại, tôi không tán thành với ý kiến dùng cách sống thử để thử đời sống hôn nhân gia đình. Nhưng nếu đây là sự kết hợp đầy trách nhiệm, trưởng thành hay nói khác đi là sống thật thì lại hoàn toàn khác.

Chuyên gia tâm lý NGUYỄN NGỌC DUY 
[Trung tâm đào tạo kỹ năng sống và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt]

Thanh Nam [ghi]

Tin liên quan

PHONG CÁCH SỐNGTrải nghiệm cuộc sống

Quan điểm của tôi là dù bất cứ lí do gì phụ nữ cũng không nên mủi lòng trước lời rủ rê của bạn trai để sống thử trước hôn nhân vì rất nhiều điều, tôi chỉ tóm gọn với những lí do dưới đây:1. Đánh mất tuổi trẻ, sự hồn nhiên:Khi bạn quyết định sống thử, bạn đang đánh rơi tuổi trẻ của mình một cách lãng phí, mất sự hồn nhiên mà bạn bè đang sở hữu vì bạn không gì để khám phá nữa về người yêu vì đã chung đụng thể xác với người yêu. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người. Bạn bè thì đang tận hưởng những hương vị ngọt ngào của tuổi thanh xuân thì bạn lại phải đau đầu lo thu vén việc nhà vì bạn đang sống cảnh vợ chồng mà chưa chắc nửa kia lo lắng và thu vén như bạn vì bạn là phụ nữ, bạn phải đảm đang, biết chăm lo đời sống vật chất và tinh thần mới mong giữ chân được người yêu bởi một khi con ong đã tỏ đường đi lối về thì nó rất mau chán vì đàn ông thường thích của lạ. Bạn sẽ đánh mất đi quãng thời gian đáng quý nhất của mình mà sau này dù có hối tiếc thì thời gian đâu thể quay lại để bạn đưa ra quyết định khác.2. Chịu sức ép từ đủ phía:Những người thân trong gia đình, họ hàng của bạn và của cả người yêu sẽ không mấy ai có tư tưởng thoáng, phóng khoáng để dễ dàng chấp nhận chuyện sống thử trước hôn nhân. Khi đưa ra quyết định này nhất định bạn sẽ phải chịu sức ép của người thân, bạn bè, đồng nghiệp, dư luận, chắc chắn đa số mọi người sẽ nhìn bạn bằng ánh mắt thiếu tôn trọng. Danh dự của gia đình và của chính bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu như sau này bạn không lấy người đã từng là chồng “hờ” của mình. Lời nói của xã hội là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc tình tiếp theo và hôn nhân của bạn. Khi yêu ai đó quá rồi, bạn có thể không quá quan tâm nhưng đến một lúc nào đó việc sống thử không như ý thì những lời bàn tán của dư luận sẽ khiến bạn bị tổn thương vô cùng. Nếu đến được với chồng hờ thì coi như bạn còn may mắn dù không nhận được sự ủng hộ của phía chồng nhưng nếu cả hai buộc phải chia tay sau khi sống chung thì mọi người sẽ chỉ trích bạn mà thôi, thậm chí bạn sẽ khó lập gia đình vì bạn mang tiếng là dễ dãi vì đã sống thử! Nếu có cưới, có gia đình chồng không cho cô dâu đi vào cửa trước, phải đi ngõ sau, thậm chí không được lên trước bàn thờ làm lễ, không được bái lạy gia tiên phía chồng khiến cả dòng họ cô dâu cảm thấy xấu hổ, nhục nhã.3. Học hành, công việc bị ảnh hưởng:Nếu cả hai còn đang đi học, yêu nhau, sống chung trong một phòng, chuyện tình cảm sẽ chi phối hoạt động học tập. Bạn cần dành nhiều thời gian để chăm sóc cho đối phương cũng như cho “ngôi nhà” của mình. Giữa việc học và tình cảm, nhiều người nói sẽ biết cách cân đối cả hai nhưng trên thực tế một khi đã quyết định “góp gạo” thì điều đó chứng tở lý trí bạn chưa chiến thẳng trước con tim. Thời gian học tập bị san sẻ đương nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và tương lai của bạn, bạn có thể sẽ phải hứng chịu nhiều hậu quả đáng tiếc, có thể là tấm bằng không mấy “sáng sủa” thậm chí là không ra được trường chứ đừng nói chi động lực tình yêu giúp cả hai học tốt hơn. Còn nếu cả hai đã đi làm hoặc một trong hai đi làm thì ngoài áp lực về công việc, bạn còn phải lo cơm lành, canh ngọt cho cả hai mà nhất là phụ nữ phải gánh nặng thêm chuyện nội trợ, cân đo đong đếm chuyện cơm áo gạo tiền để cả hai cùng tiết kiệm đúng nghĩa của việc sống chung- sống thử vậy nên có thể công việc sẽ bị xao nhãng chứ đừng nói chi đến việc thăng tiến trong sự nghiệp.4. Không phù hợp với phong tục, tập quán của đất nước:Sống thử là lối sống du nhập văn hóa phương Tây không phù hợp với đạo đức của một dân tộc đi từ nền văn minh lúa nước như nước ta. Thanh niên hiện đại là thế hệ tương lai xây dựng đất nước, nếu khi yêu đã có lối sống không lành mạnh như vậy thì văn hóa nước nhà sẽ ra sao? Những hình ảnh đẹp của tình yêu đôi lứa mà từ ngàn xưa cha ông ta vẫn nâng niu, trân trọng là những hình ảnh của việc tuân theo phong tục, tập quán đó là khi nào chính thức được pháp luật, gia đình công nhận thì bắt đầu sống chung với nhau. Giới trẻ không nên chạy theo xu thế của phương Tây mà bỏ quên những giá trị tinh thần vô cùng to lớn.5. Tình yêu dễ tan vỡ:Nếu một trong hai người không biết trân trọng, nâng niu tình yêu thì nó có thể vỡ bất cứ lúc nào. Sống thử là bạn không biết cách bảo vệ tình yêu của mình, nhất là phải là khi các bạn đã nhận được sự ủng hộ của gia đình và là khi bạn thật sự trưởng thành. Tính cách mỗi người mỗi khác, nếu càng trẻ thì càng dễ bồng bột; cả hai chưa có nhiều kinh nghiệm sống; có thể cả hai vẫn còn phụ thuộc nguồn tài chính của gia đình. Khi bạn là người bị động trong cuộc sống chung, bạn sẽ luôn có tâm trạng bất an lo lắng hay bất an về người yêu và đủ thứ trong cuộc sống chung của cả hai. Những buồn phiền lo âu sẽ khiến con người bạn mất đi dần sự tự tin mà thay vào đó là sự buồn chán, phiền não. Những điều đó tích tụ dần tạo thành căng thẳng mà căng thẳng thường xuyên sẽ khiến tình yêu dễ tan vỡ. Một cuộc sống như vậy khó có thể bền lâu được. 6. Trả giá quá lớn:Nhiều bạn không biết bảo vệ mình dẫn đến mang bầu ngoài ý muốn để rồi có người dạt dột thì phá thai, có người không thể phá được nữa thì đẻ xong giết con hoặc đem vứt con- phó mặc số phận của con cho trời phật. Hoặc uống thuốc tránh thai quá lâu hoặc đã từng phá thai nhiều lần đều ảnh hưởng đến việc có con sau này. Hoặc người yêu lăng nhăng mang bệnh về lây cho mình. Bao nhiêu đó thôi cũng đủ để bạn không tập trung để học hay làm việc, còn tâm trí đâu mà thăng hoa với tình yêu. Người bạn trai nếu có trách nhiệm còn cưới nhưng nếu người không có trách nhiệm sẽ bỏ bạn ra đi, bạn mất tất cả- hậu quả mình bạn gánh. Có bạn tuyệt vọng và làm đủ chuyện dại dột như tự tử hay sống bất cần, không tiết tha gì học hành hay làm việc nữa gây ra những cái kết của việc sống thử đầy bi thương.7. Sống thử thiệt thòi cho các bạn gái:Nếu chưa sống chung bạn chỉ việc lo bữa ăn cho một mình bạn, nay bạn phải lo cho cả hai- bạn sẽ phải mất thêm thời gian, công sức. Bạn trai của bạn chưa chắc biết lo tới chuyện ăn uống. Bạn mất dần đi những người bạn tốt vì bạn không còn thời gian để gặp họ như trước kia nữa. Bạn còn có khi phải tiếp những người bạn của người yêu, thậm chí phải lo đồ cho bạn bè và người yêu nhậu nhẹt nhẹt nữa chứ.Lúc chưa sống chung, bạn tự tin khẳng định bản thân, sự hấp dẫn của bạn trong mắt nửa kia ngày càng tăng. Nhưng khi sống chung bạn lại lo lắng sợ người yêu sẽ chán bạn mà bỏ bạn đi tìm cái mới nên bạn sẽ sống một cách lệ thuộc vào anh ta. Vì vậy bạn đáp ứng đủ mọi yêu cầu của người yêu. Chính sự dễ dãi và không có sự phản kháng của bạn đã đánh mất dần người yêu. Nhiều bạn ở trong hoàn cảnh ấy cứ cố đấm ăn xôi vì sợ anh ta bỏ rơi mình sẽ ế chồng. Điều đó chỉ làm cho hình ảnh đẹp đẽ của bạn mất đi. Rất ít ai có thể vượt lên chính mình để làm lại từ đầu.8. Tình yêu khi sống thử sẽ giảm theo thời gian:Khi sống với nhau rồi mọi thói quen hay tật xấu của nhau cũng được phơi bày hết ra. Và những xích mích từ nhỏ tới lớn sẽ xuất hiện.Hình ảnh người yêu toàn ưu điểm của trước đây bỗng chốc biến mất mà thay vào đó là một người đầy nhược điểm- thậm chí có bạn suy nghĩ sao mình từng yêu và mê muội vì người này…Và những cuộc cãi nhau sẽ dày lên theo thời gian, để đến một ngày bạn quay lưng nhìn lại quá khứ thì sự lãng mạn của tình yêu và sự tự do ngày trước đã biến mất nhường chỗ cho cuộc sống chung đụng và những lo toan vất vả. Như vậy tình yêu sẽ bị bào mòn và ngày càng giảm, sống chung vì thói quen, vì nhu cầu chứ không phải vì tình yêu nữa!9. Hậu quả không lường trước:Tưởng sống chung sẽ như đang ở thiên đường; giúp con người thoải mái về tinh thần và thể xác, hay đáp ứng cách trọn vẹn khao khát sống cho nhau. Nhưng hậu quả của nó mang lại rất lớn mà người trong cuộc thường không lường hết được. Đó là việc gia đình sau này lục đục, bất hòa… gây ảnh hưởng tinh thần cho những người thân trong gia đình. Một khi cuộc sống chung không xây dựng trên nền tảng vững chắc của gia đình, thì tất yếu sẽ dễ dàng đi đến chỗ rạn nứt và đổ vỡ với những lý do rất đời thường như: ghen tuông, hết yêu nhau, hay vô trách nhiệm… Và đó cũng là nguyên nhân xảy ra những cuộc ẩu đả, bạo hành giữa vợ chồng với nhau… trước khi chia tay. Thậm chí nhiều cái chết tức tưởi cũng từ hậu quả sống thử hay nhiều bạn bị sống thực vật để rồi chưa báo hiếu cha mẹ ngày nào giờ lại báo cô cha mẹ nuôi như em bé sơ sinh. Đa số người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi cả về tinh thần lẫn thể xác.10. Di chứng tương lai:Một khi “trao thân gửi phận” cho nhau nhưng không thành vợ thành chồng, cũng để lại nhiều vết thương lòng và tâm lý trong tương lai. Nhiều phụ nữ lỡ “trải nghiệm” trong quá khứ, thì tương lai phải đối diện câu trả lời về trinh tiết với người bạn đời hay khi yên bề gia thất, người cũ quấy rối, tống tiền; hoặc mặc cảm tự ti với gia đình... Tất cả điều đó, thường cản lối đến với cuộc sống tốt đẹp phía trước, và sự chọn lựa vì đó không được trọn vẹn. Tất cả những hậu quả đó, hơn ai hết, chính bản thân người trong cuộc sẽ phải gánh chịu, không chỉ ở thời gian hiện tại mà còn ảnh hưởng dài tới tương lai sau này. Hậu quả của việc “sống thử”, quan hệ trước hôn nhân sẽ dễ sinh nhàm chán và nếu có hôn nhân thì cuộc sống của họ thường không hạnh phúc và tiếp theo là những chuỗi ngày buồn chán. Nếu có cưới nhau, nếu cuộc hôn nhân không được như ý, mọi người sẽ dè bỉu là sống thử trước rồi mà sao không rút kinh nghiệm hay sao mà để lục đục hoài- mọi người sẽ nhạo báng, khinh bỉ bạn.Tai hại hơn và không đáng có, lại là nỗi bất hạnh của những đứa trẻ, có thể chúng sẽ không được thấy ánh sáng mặt trời vì sự nhẫn tâm và tàn nhẫn và thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm của cha mẹ- liệu bạn có không bị ám ảnh vì từ chối cho con mình sự sống; hay nếu được sinh ra thì trẻ cũng sẽ đáng thương, èo uột vì thiếu vắng tình yêu thương của cha hoặc mẹ. Chúng có thể sẽ là những đứa trẻ phát triển không bình thường về thể chất và tâm lý. Bạn có thật sự được hạnh phúc khi con bạn bị như vậy hay bạn hối hận thì cũng không thể thay đổi được gì! Tóm lại: “Sống thử” trước hôn nhân là một lối sống đáng phê phán và phải ngăn chặn vì nó để lại nhiều tác hại đối với gia đình và xã hội, băng hoại lối sống lành mạnh của giới trẻ và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho tương lai của của thanh- thiếu niên. Vì vậy phụ nữ ngày nay hay thậm chí cả trong tương lai không nên sống thử trước hôn nhân!

Video liên quan

Chủ Đề