Có nên uống nước ép sau khi ăn

Nước ép cà chua là loại nước ép hoa quả rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh có thể hỗ trợ hấp thụ sắt, tốt cho da và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, cà chua còn chứa nhiều lycopene, một loại carotenoid và chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

2. Nước ép táo

Nước ép táo là loại nước ép hoa quả rất tốt cho sức khỏe do rất giàu kali, một chất điện giải đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ thần kinh và tim mạch.

Không những vậy, loại nước ép này còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như flavonoid và axit chlorogenic, giúp trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào. Cụ thể, 1 cốc nước táo khoảng 240ml có thể cung cấp khoảng:

  • 114 calo
  • 1g protein
  • 28g carbs
  • 5g chất xơ
  • Kali: 5% lượng khuyến nghị mỗi ngày
  • Vitamin C: 3% lượng khuyến nghị mỗi ngày

3. Nước ép hoa quả: Nước ép mận khô giàu vitamin B

Nước ép mận khô chứa nhiều vitamin B, dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, sản xuất tế bào hồng cầu và tăng cường sức khỏe da, mắt.

Nước ép mận khô cũng có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón rất hiệu quả, đặc biệt là với người lớn tuổi. Hàm lượng chất xơ cao có trong nước ép mận khô có thể giúp phân mềm và dễ di chuyển trong đường tiêu hóa.

Loại nước ép hoa quả này cũng rất giàu chất chống oxy hóa như vitamin C và các hợp chất phenolic. Tuy nhiên, do loại trái cây này chứa một lượng đường tự nhiên khá lớn nên bạn chỉ nên uống một lượng nhỏ mỗi ngày.

4. Nước ép lựu

Nước ép lựu là thức uống đang rất được ưa thích trong thời gian gần đây. Nước ép lựu rất giàu vitamin K, giúp hỗ trợ quá trình đông máu, tốt cho sức khỏe tim mạch và xương.

Ngoài ra, loại nước ép này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin và vitamin C, giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.

5. Nước cam

Nước cam là thức uống yêu thích của nhiều người, nhất là các trẻ nhỏ. Loại nước ép này rất giàu vitamin C, giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và hỗ trợ việc hấp thụ sắt.

Đặc biệt, nước cam còn chứa nhiều hợp chất phenolic, chẳng hạn như axit cinnamic, ferulic và chlorogeni, có tác dụng giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào.

6. Nước ép nho: Nước ép hoa quả giàu chất chống oxy hóa

Nước ép nho chứa rất nhiều anthocyanins, một chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường chức năng não. Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng châu Âu cho thấy uống nước ép nho hàng ngày trong 12 tuần có thể cải thiện ttrí nhớ ở người lớn tuổi và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Ngoài ra, nước ép nho còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch do loại nước ép hoa quả này có thể giúp cải thiện chức năng mạch máu, thay đổi lipid máu và giảm cholesterol LDL [cholesterol xấu].

7. Nước ép dưa hấu

Nước ép dưa hấu là thức uống có thể giúp thanh lọc và giải độc cơ thể. Hàm lượng kali cao có trong dưa hấu có thể giúp tăng cường sức khỏe hệ tuần hoàn.

Không những vậy, thức uống này còn có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, giúp cơ thể dễ dàng đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận.

Vitamin C có trong nước ép dưa hấu cũng có thể giúp giảm đau nhức cơ bắp, các gân và dây chằng và giúp vết thương nhanh lành. Đây còn là loại thức uống tốt cho làn da và ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã biết được công dụng của các loại nước ép hoa quả và biết các dùng để nhận được các lợi ích sức khỏe.

Uống vào sáng sớm hay khi đói bụng

Đây là một việc làm sai lầm bởi nếu uống nước ép trái cây vào buổi sáng sớm hay khi đói bụng thì các chất axit có trong nước ép sẽ gây tổn hại dạ dày. Thời điểm lý tưởng nhất để uống nước ép trái cây là giữa 2 bữa ăn hoặc sau khi vận động.

Thêm nhiều đường vào nước ép trái cây

Nhiều người vẫn có thói quen bỏ thêm đường vào nước ép trái cây để tăng thêm vị ngọt. Đây thực tế là một việc làm sai lầm bởi trong các loại trái cây đều có chứa một hàm lượng đường nhất định tốt cho sức khỏe.

Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước ép trái cây

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trong 6 tháng tuổi, sữa chính là thực phẩm chính cho bé mỗi ngày. Nước lọc hay nước hoa quả không được khuyến khích cho bé sử dụng. Khi mẹ cho bé uống nước ép trong 6 tháng tuổi, việc làm này còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của bé khiến quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể bị chậm lại.

Pha nước ép trái cây với sữa

Nếu bạn pha sữa với nước ép trái cây, axit tartaric trong nước ép sẽ phản ứng với protein có trong sữa, gây trở ngại cho quá trình hấp thụ của cơ thể, thậm chí còn có thể gây đau bụng với những ai có dạ dày yếu.

Uống thuốc với nước ép trái cây

Một số loại nước ép trái cây sẽ gây hại cho sức khỏe nếu uống chung với thuốc. Ví dụ như nước ép bưởi có chất làm giảm nồng độ một loại enzyme trong thành ruột non, khiến sự hấp thu thuốc vào cơ thể bị thay đổi. Chính vì vậy khi uống thuốc mà ăn thêm bưởi thì có nguy cơ thuốc xâm nhập nhiều vào máu, tạo ra hiện tượng quá liều.

Hâm nóng nước ép trái cây

Đây là hành động làm mất đi các dưỡng chất có trong nước ép nếu nhiệt độ hâm nóng quá cao. Không những thế trong quá trình hầm nóng một số loại chất còn gây biến đổi có hại cho sức khỏe người uống.

Uống nước ép tốt hơn ăn hoa quả trực tiếp

Nhiều người thường nghĩ rằng uống nước ép trái cây sẽ tốt hơn ăn hoa quả trực tiếp. Đây thực tế lại là một quan niệm sai lầm vì một số hoa quả chứa nhiều cellulose có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi.

Hơn nữa, nước ép trái cây được hấp thụ quá nhanh, và khi nó đến được dạ dày, cơ thể sẽ không thể nhận biết liệu chất lỏng đó là nước ngọt hay nước hoa quả. Điều đó khiến cơ thể không nạp được những chất dinh dưỡng cần thiết.

Uống càng nhiều càng tốt

Đây là suy nghĩ của rất nhiều người vì cho rằng hoa quả rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều vì nó thiếu chất xơ, mà chính chất này lại giúp cho bạn phòng chống ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hoá.

Vì vậy tuyệt đối không uống nước ép hoa quả thay nước lọc bởi phần lớn nước hoa quả đều cung cấp một lượng đường nhất định cho cơ thể, nếu uống nước hoa quả thay nước lọc hàng ngày sẽ khiến bạn bị béo phì, thậm chí tiểu đường. Nếu uống nước ép trái cây để giải nhiệt, bạn chỉ nên dùng một lượng vừa phải.

Ép nhiều một lúc để tủ lạnh uống dần

Nhiều gia đình có thói quen ép nước hoa quả bỏ tủ lạnh để uống dần. Điều này làm cho chất dinh dưỡng trong hoa quả bị thay đổi tuyến tính, giảm bớt tác dụng hoặc có thể gây rối loạn tiêu hoá. Một số loại nước hoa quả để vài giờ trong tủ lạnh mất chất, thậm chí còn xuất hiện vị đắng, điển hình như nước cam.

Uống nước quả tươi ngay sau khi chế biến bởi ngay cả khi để trong tủ lạnh vài phút cũng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nước quả.

Uống nước hoa quả thay cho nước lọc

Dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nước hoa quả hoa không thể thay thế hoàn toàn nước đun sôi để nguội. Bạn cần uống nước đun sôi để nguội hàng ngày để có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đối với một số loại hoa quả có vị ngọt đậm, còn cần pha loãng với nước lọc.

Đã uống nước ép nên không cần ăn hoa quả

Một số loại hoa quả có chứa nhiều cellulose, dù không hấp thụ được nhưng loại chất này có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi hơn. Ngoài ra, cần phải nghiền, nhai khi ăn hoa quả nên có tác dụng phát triển răng và cơ hàm của bé.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề