Có thể tháo kẹp rốn cho em bé khi nào

Nhiều mẹ thường bị bối rối về cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nên không biết phải làm sao để giữ rốn của bé luôn sạch sẽ. Thực hiện theo những hướng dẫn sau đây, quy trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh của các mẹ sẽ vô cùng đơn giản.

Mẹ nên lưu ý, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sẽ bao gồm hai giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiên là cần đảm bảo vệ sinh cuống rốn ướt sau khi sinh khoảng 24 giờ khi bé mới sinh. Thời điểm này, ngoài việc hướng dẫn tháo kẹp rốn cho trẻ sơ sinh cho mẹ thì rốn của bé cũng sẽ được chăm sóc bởi các y tá.

Giai đoạn tiếp theo là chăm sóc cuống rốn để cuống rốn khô, cần phải chăm sóc hàng ngày. Ở giai đoạn này, mẹ cần phải đảm bảo làm sao giữ gìn sạch sẽ và khô ráo cuống rốn của trẻ để giúp cuống rốn tự rụng.

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh cần phải cẩn thận. (Ảnh minh họa)

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh khi chưa rụng

Cách tốt nhất để chăm sóc cho cuống rốn là luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo cho đến khi nó tự rụng. Để giữ sạch, mẹ không cần phải rửa thường xuyên. Thay vào đó là nên tránh tiếp xúc và làm bẩn cuống rốn. Dưới đây là quy trình vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh:

- Trước khi vệ sinh rốn và thay băng rốn, mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và sát trùng.

- Tiếp theo, mẹ nhẹ nhàng gỡ miếng gạc cũ đang băng rốn của bé ra. Dùng bông vô khuẩn thấm dung dịch vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh (cồn 70 độ, có loại cồn riêng cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tìm hiểu tại các hiệu thuốc) và lau sạch từ chân lên đến cuống rốn, kèm theo vùng da xung quanh rốn.

Có thể tháo kẹp rốn cho em bé khi nào

Cách tốt nhất để chăm sóc cho cuống rốn là luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. (Ảnh minh họa)

- Sau đó, thay miếng gạc mới (dùng loại gạc vô khuẩn) rồi dùng băng rốn cho trẻ sơ sinh quấn lại một vòng xung quanh bụng bé. Tất cả các bước đều phải cần thực hiện nhẹ nhàng.

Cuống rốn thường tự rụng trong khoảng 1-3 tuần sau khi sinh nên nếu như quá 3 tuần thì mẹ nên lưu ý vì nhiều trường hợp chân rốn lớn nên lâu rụng hoặc cũng có thể đó là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiễm trùng rốn như chảy máu, rốn có mủ, sưng hoặc đổi màu. Lúc này, hãy đến bác sĩ ngay lập tức, không được chần chừ.

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng

Sau khi rốn đã rụng hoàn toàn, mẹ có thể thấy một chút máu hoặc vảy đã khô lại, việc vệ sinh cũng đơn giản hơn. Mẹ vẫn tiếp tục vệ sinh rốn bằng bông tẩm nước sạch đã đun sôi để nguội. Phần vết thương hoặc vảy ở cuống rốn sẽ tự lành sau khoảng 2-3 ngày. Tuy nhiên, mẹ cần phải tìm hiểu cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn vì quá trình tắm cũng ảnh hưởng khá nhiều đến rốn của bé.

Có thể tháo kẹp rốn cho em bé khi nào

Việc vệ sinh rốn cho trẻ sau khi rụng cũng đơn giản hơn. (Ảnh minh họa)

Mẹ không cần phải làm sạch tại phần rốn của trẻ sơ sinh quá kĩ so với phần cơ thể còn lại của bé. Chỉ cần mẹ dùng một góc của khăn tắm (loại khăn vải màn mỏng) để lau sạch phần xung quanh rốn nhưng không cần sử dụng xà phòng hoặc chà quá mạnh. Nếu rốn vẫn trông như vết thương hở sau khi dây rốn rụng thì tránh chà xát cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.

Lưu ý trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

- Mẹ hãy để dây rốn rụng tự nhiên, không được cố gắng kéo đứt hoặc cắt dây rốn ngay cả khi trông dây rốn có vẻ lỏng lẻo, chỉ còn chút xíu nữa là rơi sẽ làm nhiễm trùng rốn của bé.

- Phải luôn luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện vệ sinh rốn cho bé.

- Luôn đảm bảo rốn bé khô thoáng như không băng rốn quá chặt, mặc bỉm quá cao sẽ tạo cảm giác bí, không nhúng toàn bộ phần rốn của bé sau khi tắm xuống nước, không để nước tiểu dính vào rốn bé khi bé vừa tè xong (đặc biệt là bé trai).

- Không sờ vào cuống rốn, không bôi bất cứ thứ gì lên cuống rốn, kể cả các loại thảo dược.

Trên đây là cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước và sau khi rụng đơn giản nhất. Các mẹ cũng nêu lưu ý là, nếu vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách nhưng rốn bị rỉ dịch nhiều lâu ngày, thường có mùi hôi, phần chân rốn đỏ...và không cải thiện thì hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Nguồn tham khảo:

- "Are babies born with a belly button?". Healthline

Có thể tháo kẹp rốn cho em bé khi nào

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là tình huống mà rất nhiều mẹ thường hay gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Thông thường, rốn của trẻ sơ sinh...

Dây rốn chính là bộ phận kết nối thai nhi với nhau thai trong tử cung của mẹ, đảm nhận vai trò vận chuyển dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Khi chào đời, trẻ đã có khả năng thở, bú và tiêu tiểu nên dây rốn không còn cần thiết sẽ được bác sĩ kẹp lại và cắt bỏ ngay sau khi sinh. Cuống rốn là phần còn sót lại sau khi dây rốn được cắt tại phòng sinh.

Bác sĩ Nguyễn Văn Toản chia sẻ, quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa, sức khỏe cũng như việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh tại nhà của bố mẹ. Thông thường, khi cuống rốn khô lại và lành sẽ có màu nâu, xám hoặc đen. Khoảng thời gian để cuống rốn teo lại và rụng đi có thể mất từ 1-2 tuần, thậm chí là 3 tuần (21 ngày). Bố mẹ hãy để cuống rốn rụng tự nhiên, không tự ý kéo ra, đảm bảo cuống rốn sạch và khô để tránh nhiễm trùng.

Sau khi cuống rốn rụng vẫn có thể xuất hiện một ít dịch nhầy đục, kéo dài đến khi rốn lành sau vài ngày. Đây là phản ứng viêm sinh lý, nếu trẻ không chăm sóc rốn cho trẻ sạch sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, mặc dù nguy cơ này ít hơn so với 2-3 ngày sau sinh. Các yếu tố làm chậm quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh phải kể đến mổ đẻ, bôi chất kháng khuẩn lên cuống rốn và nhiễm trùng rốn.

Nhiễm trùng rốn là hiện tượng đầu tiên khi trẻ không được chăm sóc rốn đúng cách. Tình trạng nhiễm trùng có thể làm chậm quá trình rụng rốn, lan nhanh đến gan làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết hay dẫn đến uốn ván rốn, đều là những biến chứng nguy hiểm có thể tăng nguy cơ gây tử vong, đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh. (1)

“Vì thế, bố mẹ cần trang bị kiến thức và thực hiện chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng rốn ở trẻ”, bác sĩ Nguyễn Văn Toản khuyến cáo.

Có thể tháo kẹp rốn cho em bé khi nào
Sau khi trẻ sinh ra dây rốn không còn cần thiết nên sẽ được bác sĩ cắt đi, chỉ còn lại cuống rốn sẽ tự teo lại và rụng đi

Hướng dẫn cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bài bản

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng rốn, dưới đây là 4 cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh bố mẹ có thể tham khảo:

1. Vệ sinh vùng rốn của bé

Bố mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau trước khi vệ sinh rốn cho bé, gồm:

  • Que bông được vô trùng hoặc bông được vô khuẩn;
  • Gạc vô trùng;
  • Dung dịch vệ sinh rốn nồng độ cồn 70 độ;
  • Băng rốn.

Quy trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như sau:

  • Bố mẹ rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Tiến hành tháo bỏ gạc cũ và quan sát xem tình trạng rốn của trẻ có điều gì bất thường hay không. Lưu ý, bố mẹ nên tháo gạc nhẹ nhàng, tránh tình huống gạc dính vào rốn khi tháo mạnh sẽ gây tổn thương cho trẻ.
  • Sử dụng que bông vô trùng hoặc bông vô khuẩn đã thấm cồn vệ sinh rốn theo các bước: 1 que bông lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn, 1 que bông lau vòng quanh rốn chỗ tiếp xúc với da bụng và 1 bông khác lau vùng da rộng quanh rốn. Bố mẹ nên sử dụng que bông hoặc bông mới ở mỗi lần sát trùng cho trẻ.
  • Lau khô rốn bằng bông vô khuẩn rồi tiiến hành thay gạc mới
  • Lặp lại các bước như trên mỗi ngày 1 lần cho đến khi cuống rốn của trẻ rụng tự nhiên. (2)

Bác sĩ Nguyễn Văn Toản chia sẻ thêm, khi hoàn tất các bước vệ sinh rốn cho trẻ xong, bố mẹ không nên quấn băng rốn quá chặt và quá kín. Không tự ý kéo cuống rốn, không ngâm trẻ trong nước, không bôi bất cứ thuốc gì lên rốn của trẻ. Đến khi thấy cuống rốn đã rụng, bố mẹ vẫn duy trì cách vệ sinh bằng cồn rồi che chắn rốn bằng gạc mỏng, giữ khô và sạch chỗ lên da non cho đến khi thấy rốn khô hẳn.

Có thể tháo kẹp rốn cho em bé khi nào
Bố mẹ nên sử dụng que bông hoặc bông đã được vô trùng vô khuẩn, tẩm cồn 70 độ để vệ sinh rốn hàng ngày cho trẻ

2. Cẩn thận khi tắm cho bé

Nhiều bố mẹ chỉ lau người, không tắm cho trẻ cho đến khi thấy cuống rốn rụng. Bố mẹ cần hiểu rằng, việc tắm cho trẻ không hề gây hại gì, miễn là bố mẹ không ngâm người trẻ vào nước và giữ cho cuống rốn được khô ráo. Nếu thấy cuống rốn bị ướt, hãy sử dụng khăn bông mềm để lau khô.

\>> Xem thêm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản ngay tại nhà

Cuống rốn của trẻ có thể bị bẩn do hoạt động đi tiêu. Khi đó, bố mẹ hãy nhẹ nhàng làm sạch bằng nước, rồi sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch lại và lau khô.

3. Cẩn thận khi mặc quần áo cho bé

Khi mặc quần áo hoặc quấn tã cho trẻ, bố mẹ hãy chú ý cho tã và quần áo nằm phía dưới rốn để giữ cho rốn được tiếp xúc với không khí, như vậy cuống rốn sẽ nhanh khô hơn. Cố gắng giữ cho vùng rốn hở, tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt.

Có thể tháo kẹp rốn cho em bé khi nào
Bố mẹ nên mặc tã phía dưới rốn, làm khô rốn để rốn tiếp xúc nhiều với không khí và nhanh khô

4. Để cuống rốn rụng tự nhiên

Nếu đã theo dõi qua một khoảng thời gian nhưng cuống rốn của trẻ vẫn chưa rụng, bố mẹ đừng lo lắng mà tác động lên nó. Hãy kiên nhẫn chờ đợi bởi đôi khi cuống rốn có thể rụng chậm hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy tại vị trí cuống rốn xuất hiện các dấu hiệu bất thường như chảy máu hay tiết dịch màu vàng… bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn đúng đắn.

Sau khi cuống rốn rụng, bố mẹ sẽ nhìn thấy lỗ rốn của trẻ. Khi đó, lỗ rốn có thể nổi mẩn đỏ gọi là u hạt rốn, hoặc thậm chí là chảy máu. Đó là những hiện tượng bình thường và sẽ tự lành lại trong 1 tuần, vì thế bố mẹ không nên quá lo lắng. Nếu u hạt rốn tồn tại lâu hơn 1 tuần, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn. (3)

Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế?

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh tại nhà tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế ghi nhận nhiều trường hợp bố mẹ không vệ sinh đúng cách dẫn đến trẻ bị nhiễm trùng rốn. Bác sĩ Nguyễn Văn Toản khuyến cáo bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được can thiệp xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm khi có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị sốt cao trên 38 độ C hoặc mệt, bó bú;
  • Rốn của trẻ ửng đỏ và sưng tấy;
  • Cuống rốn chảy dịch màu vàng và có mùi hôi;
  • Có thể rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ;
  • Trẻ khóc lên khi bố mẹ chạm vào rốn. (4)

“Khi trẻ có những dấu hiệu nhiễm trùng rốn, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Các bác sĩ và điều dưỡng sẽ hướng dẫn bố mẹ cách vệ sinh đúng cách trong trường hợp trẻ nhiễm trùng rốn nặng phải nhập viện điều trị. Trường hợp trẻ được chỉ định điều trị và theo dõi tại nhà, bố mẹ cần tuân thủ chặt chẽ toa thuốc kê đơn của bác sĩ, đảm bảo trẻ uống đúng và đủ liều ngay khi tình trạng đã cải thiện hơn”, bác sĩ Nguyễn Văn Toản cho biết.

Có thể tháo kẹp rốn cho em bé khi nào
Bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu của nhiễm trùng rốn như sốt cao, rốn tiết dịch có mùi hôi, chảy máu

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đầu tư cơ sở vật chất khang trang, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, quy tụ các chuyên gia giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm, liên kết chặt chẽ giữa các chuyên khoa trong bệnh viện như Trung tâm Sản Phụ khoa, Trung tâm Sơ sinh, khoa Nhi, Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh…

Khi lựa chọn dịch vụ thai sản tại hệ thống, mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh, sinh nở an toàn, sau sinh nở mẹ được nữ hộ sinh hướng dẫn cách tắm bé, massage cho bé, vệ sinh rốn đúng cách… ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hoặc các vấn đề đe dọa sức khỏe và tính mạng của trẻ. Các chuyên gia Sơ sinh chăm sóc sức khỏe trẻ từ lúc lọt lòng đến khi xuất viện về nhà…

Ngoài ra, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn tổ chức lớp học tiền sản với nhiều nội dung bổ ích, trong đó có hướng dẫn mẹ cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách tại nhà, trang bị kiến thức và kỹ năng cho bố mẹ ngay trước sinh để thực hành ngay khi đón con yêu chào đời.

Hy vọng qua bài viết này bố mẹ đã biết cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách, cũng như nhận biết được dấu hiệu nhiễm trùng rốn để xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, bố mẹ hãy liên hệ đến Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia giỏi hỗ trợ, an tâm tận hưởng những khoảnh khắc đầu đời cùng con yêu!

Khi nào tháo kẹp rốn cho trẻ sơ sinh?

24 - 48 giờ sau sinh, khi mặt cắt rốn khô, có thể tháo kẹp rốn an toàn khỏi cuống rốn. Trẻ nên được tháo kẹp rốn tại bệnh viện, trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện về nhà. Kẹp rốn có thể gây cản trở trong khi thay tã tại nhà và có thể bị kéo giật lên, gây tổn thương chân rốn, gây đau cho trẻ.

Khi nào cần băng rốn cho trẻ sơ sinh?

Vấn đề này hiện nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bạn chỉ nên băng rốn cho trẻ sơ sinh trong 2 – 3 ngày đầu sau sinh là được. Nhưng tốt nhất vẫn là mẹ không nên băng rốn, chỉ cần chăm sóc rốn cho bé thật cẩn thận là được.

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lần 1 ngày?

Mỗi ngày, bạn cần phải vệ sinh gốc rốn cho trẻ ít nhất 1 lần. Dùng gạc bông y tế hoặc dùng vải sạch được làm ướt với nước sạch để vệ sinh sạch rốn cho trẻ. Lau nhẹ nhàng vùng gốc rốn để loại bỏ các chất bụi bẩn. Tuyệt đối không xử dụng và phòng hay cồn rửa khác vì dễ gây kích ứng da của trẻ.

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh cần những gì?

Cần phải chăm sóc và theo dõi rốn cho trẻ sơ sinh hàng ngày và vệ sinh rốn theo qui trình sau: Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 70 độ. Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn. Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không.