Consignee từ chối nhận hàng tiếng anh là gì năm 2024

Theo Điều 165 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định quyền định đoạt hàng hóa của người giao hàng như sau:

- Người giao hàng có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan. Người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của người giao hàng sau khi đã thu lại toàn bộ số vận đơn gốc đã ký phát.

- Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.

Nghĩa vụ trả hàng được quy định như thế nào?

Theo Điều 166 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định nghĩa vụ trả hàng như sau:

Khi tàu biển đến cảng trả hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ trả hàng cho người nhận hàng hợp pháp nếu có vận đơn gốc, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng quy định tại Điều 162 của Bộ luật này. Sau khi hàng hóa đã được trả, các chứng từ vận chuyển còn lại không còn giá trị để nhận hàng.

Thêm vào đó, Điều 162 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định:

- Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp.

- Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vô danh đó cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp.

- Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.

Consignee từ chối nhận hàng tiếng anh là gì năm 2024

Vận chuyển hàng hải

Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc nhận hàng thì xử lý như thế nào?

Theo Điều 167 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 xử lý hàng hóa bị lưu giữ như sau:

- Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc nhận hàng thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng và gửi vào một nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho người giao hàng biết. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả.

- Người vận chuyển có quyền thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng.

- Việc bồi thường tổn thất do lưu tàu để dỡ hàng và gửi hàng quy định tại khoản 1 Điều này được giải quyết tương tự trường hợp lưu tàu để bốc hàng.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ; nếu là hàng hóa mau hỏng hoặc việc gửi là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá trước thời hạn đó.

Người vận chuyển có nghĩa vụ thông báo cho người giao hàng biết về những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này và dự định bán hàng để trừ nợ theo quy định tại khoản này.

- Việc xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam quy định tại Điều này và các loại hàng hóa khác tồn đọng tại cảng biển thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc nhận hàng thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng và gửi vào một nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho người giao hàng biết. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả.

Trường hợp tiền bán hàng không đủ để thanh toán các khoản nợ của người nhận hàng thì giải quyết như thế nào?

Theo Điều 168 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định:

- Sau khi khấu trừ các khoản nợ của người nhận hàng, chi phí liên quan đến việc gửi và bán đấu giá hàng hóa quy định tại Điều 167 của Bộ luật này, số tiền còn thừa phải được gửi vào ngân hàng để trả lại cho người có quyền nhận số tiền đó.

- Trường hợp tiền bán hàng không đủ để thanh toán các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển có quyền tiếp tục yêu cầu những người có liên quan phải trả đủ.

- Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa thì số tiền này được sung công quỹ nhà nước.

Như vậy, trường hợp tiền bán hàng không đủ để thanh toán các khoản nợ của người nhận hàng thì người vận chuyển có quyền tiếp tục yêu cầu những người có liên quan phải trả đủ.

Thủ tục xuất trả lô hàng chưa làm thủ tục hải quan – Hiện nay, trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có rất nhiều lô hàng đã nhập khẩu về cảng, chưa làm thủ tục hải quan nhưng phải buộc tái xuất trở lại do bị lỗi, bị hỏng,…rất nhiều lí do khác. Đây là trường hợp xảy ra không nhiều nên các bạn làm nghề xuất nhập khẩu đôi khi vẫn còn rất lúng túng. Nhiều bạn chưa rõ quy trình, hồ sơ, thủ tục tái xuất hàng nhập khẩu như thế nào. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về nội dung này.

I.Các trường hợp làm thủ tục tái xuất lô hàng nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan

Khi làm thủ tục tái xuất cho lô hàng nhập khẩu – thủ tục xuất trả, bạn sẽ thường gặp phải những trường hợp sau.

– Trường hợp lô hàng nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan, đang nằm trong khu vực cảng

– Trường hợp lô hàng được tái xuất trả tại cửa khẩu khác gồm:

+ Tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu

+ Tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa tái xuất trả

Với mỗi trường hợp thì quy trình, thủ tục , hồ sơ làm thủ tục hải quan sẽ khác nhau. Đó chính là nội dung mà chúng ta sẽ kĩ hiểu rất kĩ ngay dưới đây.

Hồ sơ, Quy trình làm thủ tục xuất trả lô hàng nhập khẩu chưa làm TTHQ – thủ tục tái xuất.

Thủ tục hải quan đối với lô hàng nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan, đang nằm trong khu vực cảng được đề nghị tái xuất trả hàng cho chủ hàng nước ngoài.

1. Thủ tục xuất trả (thủ tục tái xuất) các lô hàng nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan, đang nằm trong khu vực cảng gồm:

  • Hàng gửi nhầm lẫn, hàng thất lạc: Người vận tải có văn bản gửi Chi cục Hải quan cảng, nêu lý do nhầm lẫn, thất lạc, đề nghị được tái xuất. Trong văn bản nêu rõ số vận tải đơn, bản khai hàng hóa nhập khẩu, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất, phương tiện vận tải xuất…
  • Hàng nhập khẩu nhưng chủ hàng có văn bản không nhận hàng, đề nghị được tái xuất. Trong văn bản gửi Chi cục Hải quan cảng phải nêu rõ lý do không nhận hàng đề nghị được tái xuất, nêu rõ số vận tải đơn, bản khai hàng hóa nhập khẩu, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất, phương tiện vận tải xuất…

Hồ sơ làm thủ tục xuất trả hàng nhập khẩu chưa làm TTHQ bao gồm: – thủ tục tái xuất

– Giấy giới thiệu (kèm sđt liên lạc) về việc xin xuất trả hàng nhập khẩu.

– Công văn xin xuất trả (2 bản chính) của người vận tải hoặc công văn xin tái xuất của người nhận hàng (trong trường hợp không phải là gửi nhầm lẫn).

Nội dung công văn cần ghi rõ:

  • Tên, địa chỉ công ty, mã số thuế công ty
  • Thông tin lô hàng xuất trả:
  • Tên tàu, số chuyến, ngày cập cảng Cát Lái.
  • Vận tải đơn: master bill/house bill…
  • Người gửi (Shipper), Người nhận (Consignee)…(ghi địa chỉ cụ thể)
  • Lý do xin xuất trả, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất (Cảng Cát Lái hoặc chuyển cảng nào), phương tiện vận tải xuất, các nội dung liên quan về giấy phép, kiểm dịch…(nếu có).
  • Lô hàng đã được mở tờ khai hay chưa, và đã được hủy tờ khai (nếu có) thì kèm hồ sơ hủy tờ khai, xóa thuế, trong bộ hồ sơ.
  • Cam kết khai báo đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo và các khiếu nại về sau của lô hàng.

– Điện, fax hoặc mail của Shipper, Đại lý hãng tàu nước ngoài (gởi cho Hải quan và đơn vị xin xuất trả hàng), nêu lý do xin nhận hàng về; yêu cầu được nhận lại hàng về địa chỉ nào (ghi cụ thể, đầy đủ); thỏa thuận về chi phí xuất trả…(kèm bản dịch sang tiếng Việt có dấu và chữ ký xác nhận của đơn vị xin xuất trả)

– Công văn từ chối nhận hàng của người nhận (Consignee): trong văn bản gửi Chi cục hải quan cảng (ghi địa chỉ công ty, mã số thuế công ty) ngoài việc nêu thông tin lô hàng, người nhận phải nêu lý do không nhận hàng đề nghị được tái xuất. Cam kết về nội dung khai báo, cam kết lô hàng chưa được mở tờ khai Hải quan và chưa bị lập biên bản vi phạm.

– Bản sao vận đơn đã đối chiếu Manifest (hàng cont) hoặc xác nhận của kho và hải quan giám sát kho (nếu hàng để tại kho) về tình trạng hiện tại của lô hàng, bản khai chi tiết hàng hóa nhập khẩu (packing list).

Consignee từ chối nhận hàng tiếng anh là gì năm 2024
Thủ tục xuất trả lô hàng chưa làm thủ tục hải quan

2. Thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng nơi hàng hóa nhập khẩu được tái xuất trả hàng cho shipper nước ngoài:

– Trên cơ sở văn bản đề nghị của người vận tải / chủ hàng, Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng thực hiện:

  • Chỉ đạo Đội / Tổ Giám sát tiếp nhận hồ sơ lô hàng, phối hợp với Tổ kiểm soát của Chi cục Hải quan và các cơ quan chức năng (nếu có) kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng.
  • Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên bản khai hàng hóa, vận tải đơn và không có thông tin khác thì xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra không đúng với nội dung trên bản khai hàng hóa, vận tải đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.

– Nhiệm vụ của Đội / Tổ Hải quan Giám sát:

  • Tiếp nhận hồ sơ lô hàng, phối hợp với Tổ kiểm soát của Chi cục Hải quan và các cơ quan chức năng (nếu có) kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng, cụ thể:
  1. Phối hợp với Đội kiểm soát của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và/ hoặc Đại diện Cục Điều tra Chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan.
  1. Nếu lô hàng có ảnh hưởng đến kiểm dịch động – thực vật, môi trường, sức khỏe cộng đồng… thì phối hợp với cơ quan kiểm dịch, môi trường, y tế…
  1. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có chứng kiến của người vận tải/người khai hải quan hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
  • Niêm phong lô hàng khi kết thúc kiểm tra. Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa được lập thành biên bản có xác nhận của các bên tham gia. Đội/Tổ Giám sát báo cáo Lãnh đạo Chi cục kết quả kiểm tra để xử lý.
  • Thực hiện giám sát lô hàng cho đến khi hàng được xếp lên tàu tái xuất đối với lô hàng không có vi phạm được tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng.
  • Mở sổ theo dõi toàn bộ quá trình xử lý lô hàng, lưu hồ sơ theo quy định.

3. Trường hợp lô hàng được tái xuất trả tại cửa khẩu khác – thủ tục tái xuất hàng ở cửa khẩu khác:

– Tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu:

  • Thực hiện các công việc theo hướng dẫn tại mục 2.
  • Lập 02 biên bản bàn giao gồm các tiêu chí: Tên người vận tải/người khai hải quan; số lượng, ký hiệu container; tình trạng niêm phong hải quan; số vận tải đơn, bản khai hàng hóa; thời gian dự kiến xuất, phương tiện vận tải xuất…; công chức ký tên, đóng dấu xác nhận trên biên bản bàn giao. Lưu 01 bản, gửi tới Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất 01 bản.
  • Niêm phong bộ hồ sơ, gồm 01 Biên bản bàn giao và 01 bản sao các giấy tờ: Văn bản đề nghị của người vận tải/người khai hải quan có ý kiến chấp thuận của Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng; Biên bản chứng nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa; Vận tải đơn, bản khai hàng hóa (bản trích liên quan đến lô hàng); Giao bộ hồ sơ cho người vận tải/người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
  • Thực hiện giám sát lô hàng khi đưa ra khu vực giám sát hải quan.

– Tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa làm thủ tục xuất trả – thủ tục tái xuất trả:

  • Tiếp nhận hồ sơ lô hàng, kiểm tra niêm phong hồ sơ;
  • Kiểm tra tình trạng bên ngoài lô hàng, của niêm phong hải quan, đối chiếu với thông tin trên Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan nơi hàng nhập khẩu chuyển đến:
  1. Nếu phù hợp thì: a1. Công chức hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận trên Biên bản bàn giao và hồi báo (fax) cho Chi cục Hải quan nơi hàng nhập khẩu; a2. Thực hiện giám sát cho đến khi lô hàng được thực xuất.
  1. Nếu không phù hợp thì lập biên bản và xử lý theo quy định. Nhập thông tin vào sổ 01/SGSXK và lưu trữ hồ sơ theo quy định.

Consignee từ chối nhận hàng tiếng anh là gì năm 2024
Thủ tục tái xuất

Đóng phí lưu cont, lưu bãi cont hàng nhập tại hãng tàu, sau đó hãng tàu đóng dấu xác nhận tái xuất trả lên lệnh giao hàng. Hãng tàu giao seal mới cho nhân viên XNK.

Consignee từ chối nhận hàng tiếng anh là gì năm 2024
Thủ tục tái xuất trả

Consignee từ chối nhận hàng tiếng anh là gì năm 2024
Tờ trình của Hải quan giám sát bãi V/v Xin xuất trả hàng nhập khẩu trình lãnh đạo chi cục phê duyệt.

Consignee từ chối nhận hàng tiếng anh là gì năm 2024
Biên bản chứng nhận vụ việc thực hiện nội dung tờ trình của hải quan giám sát bãi v/v kiểm hóa 100%

Dùng tờ trình này để thanh lý và vào sổ tàu tái xuất trả.

MẨU CÔNG VĂN TỪ CHỐI NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU VÀ ĐỀ NGHỊ XUẤT TRẢ CỦA CONSIGNEE.

CÔNG TY … ( cty từ chối nhận hàng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ………. Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

—oOo—

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018

CÔNG VĂN (V/v: từ chối nhận hàng do người gửi nhầm lẫn)

Kính gởi: / / Hải quan cảng <…….>

Công ty …. , địa chỉ…., MST:….. chúng tôi có nhận được thông báo sẽ nhập một lô hàng với chi tiết như sau:

– Người gửi hàng: ………………………………………………………… – Số vận đơn (HBL): ……………………………………………………… – Cảng xếp: ………………………………………………………………. – Cảng dỡ hàng: ……………………………………………………………. – Ngày tàu đến: …………………………………………………………….. – Tên hàng: ……………………………………………………………………. – Số lượng: ………………………………………………………………. – Khối lượng: ……………………………………………………….. – Số container/ số seal: ………………………

Do người gửi hàng gửi nhầm người nhận nên chúng tôi làm công văn này xin từ chối nhận hàng và xin được xuất trả lô hàng như trên cho: …………………………………………..

Đề nghị quý công ty hỗ trợ làm thủ tục xuất trả lô hàng này vào ngày …./……./2018 với số booking ……..…. Chúng tôi xin cam đoan chưa mở tờ khai nhập khẩu cho lô hàng nêu trên.

Xin Quý Ban Ngành giúp đỡ để chúng tôi sớm xuất trả lô hàng nêu trên.

CÔNG TY ….. Người đại diện

MẨU CÔNG VĂN XIN XUẤT TRẢ CỦA CÔNG TY FORWARDER

CÔNG TY LOGISTICS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: ………… Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

—oOo—

Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2018

CÔNG VĂN (V/v: xuất trả hàng do người gửi hàng nhầm lẫn)Kính gởi: , Hải quan cảng …

Chúng tôi, công ty Logistics, địa chỉ…., MST:….. có nhập một container hàng với chi tiết như sau:

– Đại lý gửi hàng:…………………………………………………….. – Người gửi hàng:…………………………………………………….. – Người nhận hàng:…………………………………………………….. – Số vận tải đơn chủ (MBL):…………………………………………………….. – Số vận tải đơn phụ (HBL):…………………………………………………….. – Cảng xếp:…………………………………………………….. – Cảng dỡ hàng:…………………………………………………….. – Ngày tàu đến:…………………………………………………….. – Tên hàng:…………………………………………………….. – Số lượng:…………………………………………………….. – Khối lượng:…………………………………………………….. – Số container/ số seal:……………………………………………………..

Vì người gửi hàng gửi nhầm người nhận nên người nhận từ chối nhận hàng, do đó chúng tôi làm công văn này kính gửi quí cơ quan cho chúng tôi được xuất trả container hàng trên về lại cho người gửi theo booking số ………., tàu chạy ngày … tháng …. năm 2018.

Chúng tôi cam kết đã thanh toán đầy đủ các chi phí phát sinh do việc gửi hàng nhầm lẫn gây nên và cam đoan nội dung khai báo trên là đúng sự thật. Kính mong quí cơ quan giúp đỡ để chúng tôi sớm xuất trả lô hàng nêu trên.

Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!

CÔNG TY LOGISTICS Người đại diện

Sử dụng mã loại hình để làm thủ tục xuất trả

Khi xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc từ hàng nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) để trả lại chủ hàng, xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan thực hiện cụ thể như sau (phần này thì các bạn tham khảo thôi nhé):

1. Trường hợp người xuất khẩu là người nhập khẩu ban đầu hoặc được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu và hàng hóa đáp ứng điều kiện không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì sử dụng mã loại hình B13– xuất khẩu hàng đã nhập khẩu.

Lưu ý, khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai giấy phải ghi rõ nội dung “Tờ khai này không sử dụng để thực hiện các thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu”.