Cửa hàng hàng hóa chung của aeon tại việt nam năm 2024

Đại diện Tập đoàn AEON đánh giá môi trường đầu tư tại Việt Nam luôn thay đổi, nhưng tiềm năng và cơ hội vẫn nhiều hơn thách thức.

Đây là nội dung được ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc AEON Việt Nam, chia sẻ tại Hội thảo “Cộng hưởng sức mạnh đầu tư, vì một Việt Nam thịnh vượng” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 15/5/2023.

Cửa hàng hàng hóa chung của aeon tại việt nam năm 2024
Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc AEON Việt Nam.

Ông Furusawa Yasuyuki cho rằng, không chỉ riêng AEON mà các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung cũng mong muốn đầu tư vào Việt Nam, bởi nhiều yếu tố hấp dẫn.

Thứ nhất, Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế khi tốc độ tăng trưởng dân số nhanh, đặc biệt là tầng lớp trung lưu, với mức sống người dân ngày càng nâng cao. Bên canh đó, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các nước châu Á khác, cũng như Nhật Bản.

Thứ hai, Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp không chỉ trong lĩnh vực bán lẻ mà còn nhiều lĩnh vực khác. Năm nay cũng là năm đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật bản.

“Môi trường đầu tư tại Việt Nam luôn thay đổi, nhưng tiềm năng và cơ hội vẫn nhiều hơn thách thức”, đại diện AEON đánh giá.

Với Tập đoàn AEON, ông Furusawa Yasuyuki cho biết AEON đã nghiên cứu thị trường Việt Nam từ năm 2009 trước khi khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên vào năm 2014. Cho đến nay, AEON có 8 công ty thành viên tại Việt Nam, đầu tư vào đa dạng lĩnh vực kinh doanh như: Phát triển trung tâm mua sắm, bán lẻ, tài chính, dịch vụ, xuất nhập khẩu.

Cửa hàng hàng hóa chung của aeon tại việt nam năm 2024

Trong các hệ thống bán lẻ của AEON, 90% là hàng hóa của Việt Nam. Ngoài ra, trong giai đoạn 2017-2022, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến Nhật Bản và các quốc gia khác thông qua hệ thống AEON đạt giá trị lên tới 2 tỷ USD, với các nhóm hàng đa dạng như nông sản, thực phẩm, thời trang, gia dụng , sức khỏe, làm đẹp,…

Đại diện AEON Việt Nam tin rằng thị trường Việt Nam đang phát triển vượt bậc với nhiều yếu tố tương tự giai đoạn phát triển thần tốc của thị trường Nhật Bản trước đây.

“Nhìn lại 11 năm qua, chúng tôi thấy đã đạt được kỳ vọng cho giai đoạn phát triển đầu tiên tại Việt Nam. AEON đầu tư vào nhiều thị trường nước ngoài, nhưng để mở rộng và phát triển tới quy mô hiện tại trong thời gian ngắn thì Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất và có nhiều tiềm năng nhất”.

“AEON xác định Việt Nam là thị trường trọng điểm thứ hai, bên cạnh Nhật Bản, để tăng tốc, đẩy mạnh hoạt động đầu tư”, đại diện AEON Việt Nam nhấn mạnh.

Tuy vậy, ông cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời chính quyền địa phương cần ra quyết định định nhanh chóng hơn để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Về mục tiêu tương lai, ông Furusawa Yasuyuki cho biết trong vòng 3-5 năm tới, AEON vẫn tập trung vào mở rộng trung tâm mua sắm quy mô lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đáp ứng với nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng, họ sẽ đa dạng hóa các mô hình kinh doanh, linh hoạt về quy mô, từ trung tâm thương mai, siêu thị cho đến cửa hàng tiện lợi.

AEON Việt Nam cũng sẽ hợp tác với các công ty của Tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á để sản xuất các sản phẩm nội thất mang thương hiệu Việt Nam. Nếu chất lượng ổn định và được thị trường đón nhận tốt, AEON sẽ tăng sản lượng và mở rộng xuất khẩu các sản phẩm này.

Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Aeon lên kế hoạch mở 500 cửa hàng tạp hóa (grocery stores) ở thị trường Việt Nam đến năm 2025.

Theo hãng tin Nikkei đưa vào ngày 1-5, nhà bán lẻ của xứ sở mặt trời mọc này đang chuẩn bị mở thêm cửa hàng tạp hóa nhỏ tại các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á như Việt Nam, Campuchia và Myanmar. Trong đó, đáng chú ý đối với thị trường Việt Nam, Aeon nhắm đến mục tiêu nâng số lượng loại cửa hàng này lên gấp chín lần hiện nay vào năm 2025, đạt 500 cửa hàng.

Mặc dù Aeon nổi tiếng với các trung tâm mua sắm lớn, nhưng các cửa hàng tạp hóa thì sẽ dễ mở hơn và chi phí đầu tư cũng sẽ thấp hơn. Bằng cách mở cửa hàng với số lượng lớn, Aeon hy vọng sẽ nâng cao việc nhận diện tên tuổi của mình.

Bước vào mảng kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa ở thị trường trong nước, nhà bán lẻ này đã sớm hợp tác với hai chuỗi siêu thị địa phương để tăng số lượng cửa hàng tạp hóa của mình tại Việt Nam hiện nay lên thành 57 cửa hàng. Mặc dù nói là cừa hàng tạp hóa nhưng các điểm bán theo mô hình này của Aeon ở Việt Nam như mô hình siêu thị nhỏ.

Cụ thể, từ đầu năm 2015 Aeon đã được quyền nắm giữ cổ phần hai hệ thống siêu thị của Việt Nam gồm Citimart và Fivimart với tỷ lệ nắm giữ lần lượt là 49% và 30%. Trong quan hệ "hợp tác" này, Aeon cung cấp sản phẩm thương hiệu TopValu do Aeon phát triển cho Citimart và Fivimart tiêu thụ; bên cạnh đó, Aeon cũng hợp tác với hai đối tác để phát triển sản phẩm và củng cố, mở rộng hệ thống cung ứng, lưu thông...

Cửa hàng hàng hóa chung của aeon tại việt nam năm 2024

Một điểm cửa hàng tiện lợi Ministop tại TPHCM cũng gắn với thương hiệu Aeon. Ảnh minh họa: Hùng Lê.

Việc Aeon hợp tác với Citimart và Fivimart đã được nhật báo Keizai của Nhật thông tin vào tháng 10-2014. Thông qua liên kết, Aeon sẽ tiêu thụ được hàng hóa; đồng thời xây dựng được hệ thống cung ứng sản phẩm, hệ thống lưu thông nhằm chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng hàng loạt điểm mua sắm tại Việt Nam. Đây được xem là chiến lược để Aeon khẳng định vị thế trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

Giới quan sát cho rằng động thái này giúp Aeon giảm số vốn đầu tư ban đầu nhưng nhanh chóng "phủ sóng" thương hiệu Aeon đến các đô thị lớn của Việt Nam.

Aeon đã khai trương được bốn trung tâm mua sắm lớn ở Việt Nam và được xem là đối thủ nặng ký của nhiều nhà bán lẻ lớn khác đang có mặt ở Việt Nam. Bốn trung tâm thương mại này đặt tại TPHCM (2 điểm), Bình Dương và Hà Nội. Hiện tập đoàn này đang xúc tiến đầu tư thêm hai trung tâm nữa tại Hải Phòng và Hà Nội.

Với các trung tâm thương mại quy mô lớn này tại Việt Nam, tập đoàn thường đầu tư cả trăm triệu đô la Mỹ cho mỗi dự án. Cụ thể, Aeon Mall Long Biên (Hà Nội) có số vốn đầu tư 200 triệu đô la Mỹ, trung tâm mua sắm Aeon Tân Phú tại TPHCM là 109 triệu đô la Mỹ, trung tâm Aeon Bình Dương là 95 triệu đô la Mỹ,... Mục tiêu của Aeon là tự mở rộng đầu tư để đạt 20 trung tâm mua sắm lớn tại Việt Nam đến năm 2020.

Ngoài ra, Aeon cũng đang phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi (mở cửa 24 giờ) Ministop ở Việt Nam. Với mô hình kinh doanh mở cửa 24/7 này, Aeon hợp tác với tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) để phát triển với mục tiêu đạt 800 cửa hàng ở Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm nay, Ministop sẽ đạt được 160 cửa hàng. Để thực hiện mục tiêu 800 cửa hàng, Sojitz và Ministop lên kế hoạch mở rộng nhượng quyền thương hiệu các cửa hàng, cung cấp hỗ trợ kinh doanh cho người lao động.

Bên cạnh đó, từ đầu năm nay, Aeon Việt Nam cũng đã ra mắt trang thương mại điện tử bán nhiều mặt hàng như thời trang, mỹ phẩm, nội thất, điện máy, đồ gia dụng, xe đạp, văn phòng phẩm, thực phẩm, mẹ và bé…