Cường độ của thời vụ du lịch là gì

Tính thời vụ trong du lịch luôn tồn tại bởi tác động của một tập hợp gồm nhiều nhân tố, đó là các nhân tố tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, tổ chức, tâm lý, kỹ thuật.... Trong đó, một số các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến cung, một số nhân tố ảnh hưởng đến cầu, và một số nhân tố ảnh hưởng tới cả cung và cầu. Tính thời vụ trong du lịch thường gây ra nhiều khó khăn cho việc kinh doanh đạt hiệu quả của ngành Du lịch. Do đó, việc xác định các nhân tố tác động tới sự hình thành thời vụ du lịch là rất quan trọng.

Nhân tố mang tính tự nhiên

Trong nhóm nhân tố mang tính tự nhiên có nhiều yếu tố có thể tác động tới hoạt động du lịch, tuy nhiên khí hậu là nhân tố chính ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch. Thông thường, khí hậu tác động lên cả cung và cầu trong du lịch nhưng ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức tác động có thể khác nhau.

Về mặt cung, đa số các điểm tham quan du lịch, giải trí đều tập trung số lượng lớn vào mùa hè với khí hậu ấm áp như: các điểm du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, chữa bệnh. Về mặt cầu: mùa hè là mùa có lượng khách du lịch lớn nhất.

Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu thể hiện rõ nét ở các loại hình du lịch nghỉ biển. Đối với các du lịch nghỉ biển, các thành phần như ánh nắng, độ ẩm, hướng gió, nhiệt độ và một số đặc điểm như vị trí địa lý, độ sâu, chiều dài - rộng của bãi tắm… sẽ quyết định đến nhu cầu của khách.

Như vậy, yếu tố tự nhiên mà cụ thể là khí hậu có vai trò lớn đối với thời vụ du lịch. Khí hậu quyết định điều kiện phù hợp để bắt đầu một chuyến du lịch đối với khách du lịch và quyết định tới việc tổ chức, hoạt động du lịch, sử dụng tài nguyên du lịch đối với một địa phương trong khoảng thời gian nhất định.

Nhân tố kinh tế - xã hội

Thu nhập

Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch, thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu đi du lịch càng nhiều. Vì vậy, ở các nước có nền kinh tế phát triển, người ta đi du lịch nhiều hơn, thực hiện nhiều chuyến đi du lịch trong một năm, do đó nhu cầu đi du lịch trong mùa chính giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch ở thời vụ du lịch chính. Điều đó cho thấy rõ tác động của thu nhập đến tính thời vụ.

Sự thay đổi tỉ giá hối đoái cũng tác động khá lớn đến nhu cầu đi du lịch. Chẳng hạn, đồng tiền quốc gia nơi đến bị mất giá so với đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao như USD, EURO… thì sẽ làm tăng nhu cầu du lịch và ngược lại. Sự thay đổi có thể kéo theo làm thay đổi mức độ, thời vụ của du lịch.

Thời gian nhàn rỗi

Quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư phân bổ không đồng đều làm ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch. Chỉ khi có thời gian rỗi, con người mới có thể đi du lịch. Tác động của thời gian rỗi lên tính thời vụ trong kinh doanh du lịch thường được xét từ hai khía cạnh: [1] Thời gian nghỉ phép trong năm có thể tác động lên thời vụ du lịch do độ dài của thời gian nghỉ phép và thời gian sử dụng phép trong năm. Nếu thời gian nghỉ phép ngắn, du khách thường đi du lịch một lần trong năm và thời gian chính vụ là xu hướng được lựa chọn nhiều, cường độ du lịch sẽ tăng cao vào mùa chính. Ngược lại, khi quỹ thời gian nghỉ phép dài ngày, du khách sẽ lựa chọn đi du lịch nhiều lần trong một năm, tỉ trọng nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch ở mùa chính, thu hút nhu cầu ngoài mùa. Sự gia tăng thời gian nhàn rỗi là yếu tố góp phần làm giảm cường độ tập trung nhu cầu vào ngoài thời vụ du lịch truyền thống. [2] Thời gian nghỉ học của các trường học tác động lên thời gian rỗi của học sinh và phụ huynh, điều này có vai trò trong việc lựa chọn thời gian đi du lịch của các bậc cha mẹ. Ở Việt Nam, kỳ nghỉ hè của học sinh, sinh viên trùng với mùa du lịch biển nên đã làm tăng cường độ mùa du lịch chính.

Ngược lại, số lượng người hưu trí ngày càng tăng do tuổi thọ trung bình tăng, họ có thể đi du lịch bất kỳ thời gian nào trong năm nếu có điều kiện kinh tế, vì thế đây là lực lượng làm giảm cường độ mùa du lịch chính.

Phong tục tập quán

Dưới tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán được hình thành qua thời gian, dần trở thành lâu đời và có giá trị trong đời sống cộng đồng dân cư các vùng, miền với những màu sắc khác nhau, mang tính độc đáo, hấp dẫn riêng. Điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi cũng tạo thêm nhiều phong tục, tập quán mới bên cạnh những phong tục xưa được cộng đồng tôn trọng gìn giữ.

Ở một khía cạnh nhất định, phong tục tập quán sẽ trở thành yếu tố tác động trực tiếp đến cầu du lịch, tạo nên sự tập trung của cầu du lịch vào những thời vụ nhất định. Ở Việt Nam, phong tục có sức ảnh hưởng mạnh và rõ rệt trong việc tạo nên thói quen đi du lịch của con người, vì thế cũng tác động lên tính thời vụ trong du lịch. Có thể nhận thấy rất rõ, khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch, ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội, lễ tục diễn ra, đây chính là khoảng thời gian quý cho những khách du lịch quan tâm đến du lịch tâm linh, phong tục tập quán quốc gia, vùng miền.

Nhân tố mang tính tổ chức - kỹ thuật

Sự sẵn sàng đón tiếp du khách là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của thời vụ thông qua lượng cung trong hoạt động du lịch. Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động trong các cơ sở du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian.

Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cho du khách có ảnh hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung những nhân tố tác động đến thời vụ du lịch.

Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức kinh doanh du lịch, khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và sau mùa chính hoặc dùng các hình thức khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch.

Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố của luồng khách du lịch giúp cho khách du lịch nắm được các thông tin về điểm du lịch để họ có kế hoạch đi nghỉ sớm hoặc sau mùa chính một khi họ thấy có lợi.

Các nhân tố khác

Sự quần chúng hóa trong du lịch

Quần chúng hóa trong du lịch là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch. Sự tham gia của số đông du khách có khả năng thanh toán ở mức trung bình [thường ít có kinh nghiệm đi du lịch] thường thích đi nghỉ biển vào mùa hè, mùa du lịch chính bởi: [1] Đa số khách có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ tập thể vào chính vụ do chi phí tổ chức chuyến đi theo đoàn thường nhỏ, mặc dù vào vụ chính có phí du lịch cao nhưng lại được giảm giá cho số đông; [2] Họ thường không hiểu điều kiện nghỉ ngơi của từng tháng nên họ chọn những tháng thuộc mùa chính để xác suất gặp thời tiết bất lợi là nhỏ nhất; [3] Do ảnh hưởng của xu hướng và sự bắt chước lẫn nhau của du khách. Những người mới tham gia vào dòng khách du lịch thường không nắm được điều kiện nghỉ ngơi của từng vùng, từng địa phương một cách cụ thể. Họ lựa chọn thời gian đi nghỉ ngơi dưới tác động của các nhân tố tâm lý và phụ thuộc vào kinh nghiệm của người khác. Họ thường đi nghỉ vào thời gian mà các nhân vật nổi tiếng đi nghỉ.

Vì vậy, sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ vốn có trong du lịch. Để khắc phục ảnh hưởng này người ta thường dùng chính sách giảm giá vào trước và sau mùa chính, đồng thời tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ ngơi ngoài mùa chính để thu hút khách.

Một số yếu tố đặc biệt khác

Một số khách sạn phục vụ đối tượng khách du lịch công vụ là chính thì thời vụ của các khách sạn này phụ thuộc lớn vào thời gian họp tổng kết của các doanh nghiệp.

Với một số điểm du lịch phục vụ cho loại hình du lịch thể thao dựa vào tự nhiên như trượt tuyết, suối nước nóng, lướt sóng hay đánh golf, thì thời vụ của điểm du lịch lại phụ thuộc vào sự kết hợp của các yếu tố về điều kiện thời tiết [tuyết rơi, lượng nước…], điều kiện cơ sở hạ tầng bổ sung [tuyết nhân tạo, đập nước nhân tạo…] và thời gian đi du lịch của du khách. Các yếu tố trên vừa có thể tác động riêng lẻ vừa đồng thời tác động lên tính thời vụ trong du lịch bởi trên thực tế mùa du lịch thường chịu sự tác động đồng thời của một vài yếu tố. Tác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có sự tác động ngược lại của một yếu tố khác.

Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động không hết công suất gây lãng phí lớn. Việc phân bổ không đồng đều của hoạt động du lịch theo thời gian cũng gây ảnh hưởng không tốt đến các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan. Do đó, các nhà kinh doanh cần nghiên cứu kỹ tính thời vụ của hoạt động du lịch tại địa phương; cần hiểu rõ các mối liên hệ và ràng buộc qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng đến độ dài của mùa du lịch, từ đó tìm ra khả năng kéo dài mùa kinh doanh du lịch hoặc xây dựng thời vụ du lịch thứ hai trong năm, nâng cao công suất và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp du lịch, khách sạn.

Tài liệu tham khảo:

1. TS. Nguyễn Bá Lâm & TS. Trịnh Xuân Dũng [2014], Tổng quan về du lịch, Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội.

2. TS. Nguyễn Bá Lâm [2007], Tổng quan về du lịch & phát triển du lịch bền vững, Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội.

3. GS.TS Nguyễn Văn Đính & PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa, Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. //www.baodanang.vn/channel/5405/200909/khac-phuc-tinh-thoi-vu-trong-kinh-doanh-du-lich-1990866/...

Cường độ thời vụ du lịch là gì?

Cường độđộ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú bởi lẽ , ở đâu có các cơ sở lưu trú chính như khách sạn , nhà nghỉ , resort , khu nghĩ dưỡng thì du khách thường đi tới và tham quan với thời gian lâu hơn qua đó làm cho mùa du lịch kéo dài hơn và làm yếu đi cường độ của mùa chính so với ...

Tính mùa vụ của du lịch là gì?

Tính mùa vụ được hiểu sự mất cân đối về “Cung” và “Cầu” du lịch trong một không gian cụ thể như một hiện tượng của du lịch và được thể hiện ở sự thay đổi số lượng khách, mức chi tiêu của khách, lao động trong du lịchtính hấp dẫn của điểm du lịch.

Thời vụ của du lịch là gì?

Thời vụ du lịch được hiểu những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác động của một số nhân tố xác định.

Yếu tố thời vụ là gì?

Tính thời vụ hay còn gọi tính mùa vụ trong tiếng Anh Seasonality. Tính thời vụ đề cập đến những thay đổi có thể dự đoán được đối với một doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế xảy ra trong khoảng thời gian một năm và dựa theo mùa, bao gồm cả mùa trong năm hay mùa trong thương mại.

Chủ Đề