Đánh giá trình độ và kinh nghiệm của nhà thầu

Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là đơn vị/tổ chức có trách nhiệm hiện thực hóa công trình/dự án từ bản vẽ thiết kế. Do đó, đòi hỏi họ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng

Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là đơn vị/tổ chức có trách nhiệm hiện thực hóa công trình/dự án từ bản vẽ thiết kế. Do đó, đòi hỏi họ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng, nếu không thì hậu quả thực sự rất khôn lường. Có rất nhiều tiêu chí được đưa ra khi lựa chọn nhà thầu thi công công trình. Tuy nhiên, có 3 tiêu chí quan trọng nhất mà chủ đầu tư cần phải nghiên cứu, xem xét thật kĩ để mang lại hiệu quả đầu tư dự án, công trình thi công một cách tốt nhất.

3 tiêu chí cần xem xét khi lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình

Đánh giá trình độ và kinh nghiệm của nhà thầu
Ảnh minh họa lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng

Các tiêu chí cần xem xét khi lựa chọn nhà thầu xây dựng

1. Trình độ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm

Mỗi công trình, dự án thi công xây dựng khác nhau sẽ đòi hỏi trình độ, kỹ thuật thi công và kinh nghiệm khác nhau. Để đảm bảo công trình được thi công đúng như thiết kế đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư nói riêng và cộng đồng nói chung thì với mỗi một công trình, dự án cần phải lựa chọn nhà thầu có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm phù hợp với độ phức tạp khác nhau của từng công trình, dự án cụ thể. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đầu tiên khi lựa chọn đơn vị nhận thầu thi công xây dựng công trình.

Để xét trình độ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm của nhà thầu thì chủ đầu tư cần nghiên cứu kĩ lưỡng hồ sơ năng lực của đơn vị đấu thầu, những công trình/dự án mà họ đã làm trong quá khứ cùng với biện pháp kỹ thuật thi công công trình mà họ đã sử dụng, chất lượng nhân lực mà nhà thầu sử dụng,…tất cả những yếu tố đó sẽ giúp chủ đầu tư có cái nhìn cụ thể hơn về nhà thầu để đánh giá được mức độ phù hợp với yêu cầu kĩ thuật của công trình, dự án đang đấu thầu. 2. Tiến độ thi công công trình Mỗi giải pháp thi công khác nhau cùng với năng lực khác nhau của các nhà thầu sẽ dẫn đến tiến độ thi công công trình của các đơn vị tham gia đấu thầu sẽ không giống nhau. Do đó, chủ đầu tư ngoài căn cứ vào trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm của nhà thầu thì cần phải cân nhắc thêm cả tiến độ thi công phù hợp để đảm bảo chất lượng công trình và mang lại hiệu quả kinh tế khi đưa dự án/công trình vào khai thác sử dụng. Bên cạnh đó, tiến độ thi công công trình cũng đồng nghĩa với tiến độ rót vốn vào công trình của chủ đầu tư. Chính vì vậy, chủ đầu tư cần phải xem xét kĩ yếu tố này. tiến độ thi công công trình 3. Giá cả Sẽ là sai lầm nghiêm trọng khi đưa yếu tố giá cả lên làm tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn đơn vị thầu công trình/dự án của chủ đầu tư. Do đó, không thể lựa chọn nhà thầu dựa vào mức giá rẻ nhất mà phải lựa chọn nhà thầu đưa ra mức giá phù hợp, đảm bảo chất lượng công trình. Chủ đầu tư cần căn cứ vào biện pháp thi công mà các nhà thầu đưa ra, số lựong cũng như chất lượng nguyên vật liệu, công nhân, máy thi công,…được sử dụng cho thi công công trình/dự án để lựa chọn một mức giá phù hợp đảm bảo hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình thi công. giá thầu Trên đây là môt số tiêu chí quan trọng hàng đầu để chủ đầu tư xem xét đưa ra đánh giá, lựa chọn nhà thầu phù hợp. Ngoài những tiêu chí này ra thì còn rất nhiều tiêu chí khác để xem xét như điều khoản thanh toán, những quy định ràng buộc trong hợp đồng với nhà thầu,…Chủ đầu tư cần xem xét kĩ lưỡng để đảm bảo nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án/công trình.

Sau khi đã chọn lựa được nhà thầu và đi vào quá trình thi công, nhà đầu tư có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý đầu tư. Phần mềm quản lý đầu tư iBom.IM là sự lựa chọn tối ưu trong trường hợp này. Phần mềm hỗ trợ nhà quản lý trong tất cả các giai đoạn từ chuẩn bị đến thực hiện, vận hành thi công và hoàn thiện.

Bên cạnh đó, iBom còn cho ra đời Phần mềm quản lý thi công xây dựng công trình nhằm trợ giúp đắc lực cho nhà thầu thi công để đảm bảo chất lượng, chi phí, an toàn, cũng như tiến độ thi công công trình.

Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Cụ thể, các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm những tiêu chuẩn nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Tùy thuộc vào loại gói thầu sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu khác nhau.

1. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa

1.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:

- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

1.2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm.

Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu.

Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:

- Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;

- Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;

- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

- Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;

- Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;

- Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);

- Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ;

- Tiến độ cung cấp hàng hóa;

- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;

- Các yếu tố cần thiết khác.

1.3. Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất):

- Xác định giá dự thầu;

- Sửa lỗi;

- Hiệu chỉnh sai lệch;

- Trừ giá trị giảm giá (nếu có);

- Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có);

- Xác định giá trị ưu đãi (nếu có);

- So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất.

1.4. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);

- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm:

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;

+ Chi phí lãi vay (nếu có);

+ Tiến độ;

+ Chất lượng (hiệu suất, công suất);

+ Xuất xứ;

+ Các yếu tố khác (nếu có).

∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi.

Đánh giá trình độ và kinh nghiệm của nhà thầu
Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp

2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:

- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có); kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;

- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu;

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

2.2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm.

Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ thiết kế, tiên lượng mời thầu, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu.

Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:

- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;

Trừ những trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, trong hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu.

- Tiến độ thi công;

- Các biện pháp bảo đảm chất lượng;

- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;

- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;

- Các yếu tố cần thiết khác.

Đánh giá trình độ và kinh nghiệm của nhà thầu
Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp (Ảnh minh họa)

2.3. Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện tương tự mục 1.3.

2.4. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá)

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG = G ± ∆g + ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);

- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của công trình bao gồm:

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;

+ Chi phí lãi vay (nếu có);

+ Tiến độ;

+ Chất lượng;

+ Các yếu tố khác (nếu có).

- ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi.

3. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và các quy định trên để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) hoặc tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) cho phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được giải đáp, thắc mắc.