Giờ động tâm trong kinh dịch hội là gì năm 2024

Kinh Dịch (giản thể: 易经; phồn thể: 易經, bính âm: Yì Jīng; IPA Quảng Đông: jɪk gɪŋ; Việt bính Quảng Đông: jik ging; các kiểu Latinh hóa khác: I Jing, Yi Ching, Yi King) là bộ sách kinh điển của nước Trung Hoa và văn hóa của quốc gia này. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…

Giờ động tâm trong kinh dịch hội là gì năm 2024

Mục đích sử dụng kinh dịch trong đời sống:

  1. Tiên đoán việc thành bại, sắp tới sẽ làm
  2. Tiên đoán hung – cát, việc sắp làm trong thời gian tới
  3. Luận giải theo trải nghiệm để có giải pháp tốt cho nhất cho việc sắp tới sẽ làm.

Bài viết này, Vĩnh Phát hy vọng mang lại những giải đáp cho những thắc mắc của khá nhiều bạn, đang quan tâm về kinh dịch.

Tổng quan về kinh dịch

1/ Kinh dịch là gì? Nguồn gốc của kinh dịch

Kinh dịch là hệ thống tư tưởng vĩ đại nghiên cứu dựa trên quy luật không đổi của tạo hóa, sự vận động của vạn vật, và sự biến đổi xoay quanh 3 yếu tố cốt lõi là thiên – địa – nhân.

Theo truyền thuyết, kinh dịch bắt nguồn từ thời vua Phục Hy (Trung Quốc). Trải qua hàng ngàn năm nghiên cứu, thì kinh dịch đã được biên soạn và được công bố rộng rãi, được sửa chữa và bổ sung rất nhiều nội dung nhằm mục đích diễn giải ý nghĩa, cũng như truyền đạt lại tư tưởng tinh hoa nhất một cách bài bản – rõ ràng. Đồng thời, kinh dịch được áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống: Thiên văn, địa lý, lý học, quân sự,…

Tại Việt Nam, nếu bạn học văn học từ cấp thạc sĩ trở lên, thì bạn sẽ được biết đến việc ứng dụng của kinh dich.

Giờ động tâm trong kinh dịch hội là gì năm 2024
Kinh dịch cũng như sự biến hóa của loài bò sát chameleon. Có thể dịch chuyển thành rất rất nhiều kết quả.

Quẻ kinh dịch là gì?

Quẻ kinh dịch là một trong những yếu tố mang tính chất tâm linh, bói toán. Trong đó, gieo quẻ kinh dịch là phương pháp tiên đoán kết quả thành – bại của việc sắp tới sẽ làm hoặc dự đoán hung – cát của thời gian sắp tới.

FILE PDF KINH DỊCH

Giờ động tâm trong kinh dịch hội là gì năm 2024
kinh dịch, là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi

Kinh dịch gồm 4 thành phần chính là Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái, Quả kép, cụ thể như sau:

  1. Lưỡng Nghi: chính là Âm Dương, đây là khởi nguồn tạo nên Kinh dịch. Trong đó, Dương được tượng trưng bằng vạch một nét liền (tức là vạch lẻ, kí hiệu ‘─’). Âm thì được tượng trưng bằng một nét đứt (tức là vạch chẵn, kí hiệu ‘- -’)
  2. Tứ tượng: Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ, vì thế được Tứ Tượng. Tứ tượng bao gồm: thái dương, thiếu dương, thái âm và thiếu âm.
  3. Bát quái (hay còn gọi là quẻ đơn): là 8 hình thái khác nhau, được hình thành từ việc chồng thêm một vạch lên mỗi Tứ tượng, tạo ra 8 cái ba vạch lần lượt là: Càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn.
  4. Quẻ kép (còn gọi là Trùng quái): là đem những quẻ đơn chồng lên nhau, tạo ra 64 hình thái khác nhau, đó là 64 quẻ.

2. Ý nghĩa của gieo quẻ kinh dịch

Việc gieo quẻ kinh dịch giúp luận đoán được thời vận hung cát, tiên đoán hôn nhân, xuất hành, kinh doanh trong tương lai gần, từ đó dựa vào kết quả để hành sự.

– Biết hung để tránh.

Ví dụ: gia chủ muốn làm việc gì lớn nhưng còn do dự chưa quyết, nên động tâm gieo quẻ đoán hung cát, nếu gặp quẻ hung thì nên tạm dừng lại, tính toán chu toàn chín mùi thì bắt đầu lại. Hoặc trước khi ta muốn đổi công việc mới động tâm xin quẻ gặp phải quẻ sơn thủy mông (hung) ý là tiến lên thì gặp sông, lui lại thì núi chặn, bên trái có người chặn, bên phải có người đuổi. Vì vậy việc sắp tới này chưa thích hợp, nên bình tâm suy nghĩ chu đáo rồi chuyển công việc mới sau.

– Biết cát để đón nhận

Ví dụ: Gia chủ thiếu một chút tự tin để quyết định có nên hợp tác làm dự án lớn không, động tâm xin quẻ và được quẻ tốt. Khi đó, ta tự tin tiến lên và phấn đấu làm tốt dự án.

3. Cách gieo và luận giải quẻ kinh dịch

Hiện nay, gieo quẻ kinh dịch bằng 3 đồng xu và gieo quẻ dựa theo giờ động tâm là phương pháp phổ biến. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các phương pháp gieo quẻ dịch.

3.1. Gieo quẻ dịch bằng 3 đồng xu cổ

Để gieo quẻ dịch bằng 3 đồng xu cổ, bạn cần chuẩn bị những đồ vật dưới đây:

3 đồng xu cổ: Đồng xu, đồng tiền có đầu tiên thời cổ xưa, chính vì thế đã tích tụ được, linh khí của trời đất và trải qua nhiều năm tháng của quá trình, lưu chuyển con người. Do đó, đồng xu có hội tụ 3 yếu tố: Thiên – Địa – Nhân. 1 cái đĩa to: Bạn nên dùng đĩa làm bằng sứ hoặc gỗ, không nên dùng đĩa bằng kim loại vì nó chứa từ tính, làm nhiễu loạn tần số năng lượng khi gieo quẻ. Bút, giấy: Chuẩn bị bút, giấy để ghi lại 6 lần gieo quẻ. Cách gieo quẻ kinh dịch như sau:

Bước 1: Đặt 3 đồng xu vào lòng bàn tay, úp 2 tay lại với nhau. Sau đó tĩnh tâm, suy nghĩ về việc cần hỏi của mình. Bước 2: Tiến hành xóc đều đồng xu trong lòng bàn tay rồi thả lên đĩa. Bạn cần xóc 3 đồng xu trong 6 lần, mỗi lần gieo xong bạn phải ghi kết quả vào giấy theo thứ tự từ dưới lên. Mỗi lần gieo 3 đồng xu xuống, kết quả sẽ rơi vào 1 trong 4 trường hợp sau:

  • 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
  • 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp: Hào dương một vạch liền : ———
  • 3 đồng đều ngửa: Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
  • 3 đồng đều sấp: Hào dương động (lão dương) ghi : ——— o

Bước 3: Sau khi gieo 3 đồng xu 6 lần, bạn gộp 3 lần gieo đầu/ 3 lần gieo dưới (nội quái) và 3 lần gieo sau/ 3 lần gieo trên (ngoại quái) để gọi tên quẻ. Khi gọi tên 1 quẻ, người ta gọi tên ngoại quái trước, nội quái sau. Để biết bạn đã gieo được quẻ nào, bạn cần căn cứ vào bảng sau:

Giờ động tâm trong kinh dịch hội là gì năm 2024
Bảng 64 quẻ kép kinh dịch

Ví dụ: Sau khi gieo đồng xu 6 lần, thứ tự ghi chép của các lần trên là:

Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ——— Lần 4: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — — Lần 3: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — — Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o Gộp lần gieo 4, 5, 6 ta được ngoại quẻ là Khảm – Thủy, gộp lần gieo 1, 2, 3 được nội quẻ là Ly – Hỏa. Kết luận quẻ gieo trên là Thủy Hỏa Ký Tế.

3.2. Gieo quẻ dịch theo thời gian (giờ động tâm)

Gieo quẻ dịch theo giờ động tâm là phương pháp luận đoán sự việc sắp xảy ra trong tương lai gần, xem việc đó hung hay cát, thành hay bại dựa vào ngày, giờ, tháng, năm gieo quẻ theo lịch âm. Theo đó, giờ, ngày, tháng, năm động tâm được quy ước như sau:

Năm Tý là số 1, năm Sửu là số 2, năm Dần là số 3… cho đến năm Hợi là số 12 (tính theo thứ tự Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi). Mùng 1 là số 1, mùng 2 là số 2… cứ thế tính đến ngày 30 là số 30. Tháng 1 là số 1, tháng 2 là số 2… tính đến tháng 12 là số 12. Giờ Tý là số 1, giờ Sửu là số 2… đến giờ Hợi là số 12 (tính theo thứ tự Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi). Khi gieo quẻ dịch, bạn cần tĩnh tâm suy nghĩ, tập trung vào câu hỏi của mình. Dưới đây là cách gieo quẻ dịch dựa vào giờ động tâm:

Bước 1: Tính quái thượng (ngày + tháng + năm thời điểm gieo quẻ) : 8 và lấy số dư. Nếu chia hết, không có số dư thì lấy 8. Bước 2: Tính quái hạ (giờ + ngày + tháng + năm thời điểm gieo quẻ) : 8 và lấy số dư. Nếu chia hết, không có số dư thì lấy 8. Bước 3: Tìm con số ứng với từng quẻ dựa vào bảng sau

STTQuẻSố tương ứng1Càn12đoài23ly34chấn45tốn56khảm67cấn78khôn8

Bước 4: Đọc tên quẻ theo thứ tự từ trên xuống (từ thượng quái đến hạ quái). Để biết bạn vừa gieo được quẻ gì thì cần căn cứ vào bảng 64 quẻ kép kinh dịch ở trên. Bước 5: Tìm hào động (giờ + ngày + tháng + năm thời điểm gieo quẻ) : 6, lấy số dư. Khi chia hết thì lấy số 6. Nếu dư số nào nghĩa là động hào đó. Lúc này, hào âm sẽ biến thành hào dương và ngược lại. Từ đó sẽ suy ra được quẻ bạn đã gieo được là quẻ gì.

Giờ động tâm trong kinh dịch hội là gì năm 2024
Tiên thiên bát quái

Ví dụ: Bạn bắt đầu gieo quẻ vào giờ Thìn, ngày 13, tháng 11, năm Canh Dần thì tính như sau:

Thượng quái:Lấy (3+11+3):8= 2 dư 1, lấy 1 ===> quái CànHạ quái:Lấy (3+11+3+5):8= 2 dư 6, lấy 6 ===> quái Khảm.Đọc quẻ theo thứ tự thượng quái trước, hạ quái sau ta được Càn (Thiên), Khảm (Thủy). Đối chiếu với bảng tên 64 quẻ kinh dịch thì được tên quẻ là Thiên Thủy Tụng. Tìm hào động: Lấy (3+11+3+5) : 6 = 3 dư 4, lấy 6 ===> động hào 4. Xem qua quẻ Thiên Thủy Tụng thì thứ 4 tính từ dưới lên là hào dương động biến ra hào âm. Do vậy quái Càn trên biến thành quái Tốn. Quái Khảm dưới giữ nguyên. Vì vậy ta có quẻ biến là Phong Thủy Hoán. Trên là 2 cách gieo quẻ kinh dịch phổ biến. Ngoài ra còn có phương pháp gieo quẻ kinh dịch khác như gieo quẻ dịch bằng cỏ thi, bằng seri tiền…

4. Những lưu ý khi gieo quẻ dịch

Khi gieo quẻ dịch, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Cần tĩnh tâm, tư tưởng thật thoải mái ăn mặc chỉnh tề, rửa sạch chân tay để việc gieo quẻ chính xác.

YÊU CẦU KHI GIEO QUẺ: TÂM TĨNH LẶNG, NÃO BỘ THƯ GIÃN, ẮC MẶC CHỈNH TỀ, RỬA SẠCH CHÂN… ĐỂ KHI TIẾN HÀNH GIEO QUẺ => QUẺ CHÍNH XÁC (sau khi nhận quẻ chính xác, bạn bắt đầu luận)