Hải miên là tên gọi khác của loài gì

Bọt biển, một cái tên nhẹ nhàng, gợi cho ta cảm giác mỏng manh và dễ vỡ. Đa phần khi nói đến bọt biển, chúng ta sẽ nghĩ rằng bọt biển là bọt nước tung trắng xóa khi sóng vỗ vào bờ.

Nhưng trong phim hoạt hình, bọt biển là một loại động vật màu vàng tinh nghịch. Vậy đâu là sự thật về bọt biển, bọt biển là gì? Và bọt biển có công dụng gì trong đời sống? Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu làm rõ vấn đề này ngay sau đây nhé!

Đối với các chị em nội trợ, sẽ nghĩ rằng bọt biển chính là dụng cụ lau chùi trong nhà bếp và nó có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm. Thực chất, đó chỉ là một trong những công dụng của bọt biển mà thôi. Và bọt biển đúng như tên gọi của nó, nó xuất hiện từ biển.

Bọt biển chính là những bộ xương khô của loài động vật biển thuộc động vật thân lỗ. Chúng rất đa dạng, có nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau, những dạng bọt biển quý nhất có thể gặp ở độ sâu rất lớn, cách xa bờ biển khoảng 80 – 130 km.

Hải miên là tên gọi khác của loài gì

Bọt biển còn được gọi là hải miên, là loài động vật rất đơn giản sống ở sàn đại dương (Nguồn: Internet)

Bọt biển là một trong những loài động vật có bậc thấp trong hệ động vật, thế nhưng chúng có cấu tạo tương đối phức tạp. Bọt biển thường xuyên gắn chặt vào một nơi nào đó và di chuyển nước qua cơ thể chúng, lọc ra những sinh vật nhỏ li ti để làm thực phẩm. Bọt biển được thu hoạch bởi những người thợ lặn và nghề lặn lấy bọt biển là một nghề truyền thống của nhiều gia đình trong những khu vực thuộc Địa trung hải và ngoài khơi bờ biển Florida của Mỹ.

Những công dụng tuyệt vời từ bọt biển

Dụng cụ vệ sinh: Một trong những công dụng điển hình của bọt biển chính là chúng được dùng làm dụng cụ vệ sinh trong hàng ngàn năm. Miếng bọt biển là đồ dùng thiết yếu và không bao giờ vắng mặt trong căn bếp gia đình.

Chúng có tác dụng giúp cho việc lau chùi, tẩy rửa từ vật dụng đến từng ngóc ngách trong căn bếp được dễ dàng, sạch sẽ hơn. Sử dụng trong làm đẹp: Miếng bọt biển còn có công dụng là được sử dụng để rửa mặt. Đây là giải pháp vừa an toàn lại vừa hiệu quả, làm sạch hoàn toàn và sâu bên trong cho bạn một làn da mềm mại. Miếng bọt biển không chỉ hỗ trợ các thao tác làm sạch da mặt dễ dàng, nhanh chóng mà còn có thể phát huy tối đa hiệu quả của các loại mỹ phẩm như sữa rửa mặt và kem tẩy da chết.

Hải miên là tên gọi khác của loài gì

Một miếng bọt biển nhỏ bé lại có nhiều công dụng vô cùng tuyệt vời (Nguồn: Internet)

Có nhiều lợi ích trong y học: Loại động vật này tạo ra những cái kim thủy tinh dài tới hàng mét, cung cấp những chất hữu hiệu có khả năng phòng chống bệnh ung thư và lọc sạch nước biển loại bỏ chất độc.

Nhờ vào những giá trị đa dạng này, bọt biển dần trở thành một đối tượng nghiên cứu được ưa chuộng trong lĩnh vực y và dược học. Không chỉ vậy, loại sinh vật này còn được chú ý trong các ngành khoa học vật liệu và công nghệ sinh học nano. Bọt biển còn được các chuyên gai mệnh danh là “một tủ thuốc tự nhiên”, vì từ chiết xuất của bọt biển có thể sản xuất các loại thuốc trị ung thư và viêm da do virut.

Người ta còn có thể sản xuất bọt biển để thay thế xương, để trám răng cũng như sản xuất lớp keo bảo vệ đối với tàu biển và nhiều loại vật liệu khác.

Ngoài những công dụng của bọt biển còn được dùng để làm sạch bụi trên áo len, giữ nước cho cây trồng, làm sạch lông vật nuôi trên những tấm thảm, làm sạch lớp sơn trên móng tay và làm đồ chơi cho trẻ con…

Từ những thông tin hữu ích trên, hi vọng đã giúp các bạn giải thích được thắc mắc bọt biển là gì. Khi nhắc đến muối, mọi người sẽ nghĩ ngay đến chúng là một loại gia vị có vị mặn, được sử dụng trong hầu hết tất cả các món ăn.

Tào phớ được biết đến là một món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước Châu Á khác. Tào phớ được làm và bán ở khắp nơi. Vậy tào phớ là gì? Tào phớ có tốt cho sức khỏe hay không? Cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu trong bài viết trước ngay nhé!

Hải miên là tên gọi khác của loài gì

Mai Sĩ Khuê hiện đang là Bếp trưởng tại chuỗi nhà hàng Phố Sài Gòn nổi tiếng tại TP. HCM. Đồng thời, Mai Sĩ Khuê cũng là giảng viên cộng tác tại Hướng Nghiệp Á Âu và một số trường dạy nấu ăn khác. Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc tại nhiều nhà hàng, khách sạn lớn trên cả nước, Mai Sĩ Khuê sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức ẩm thực, kỹ năng nấu ăn chuyên nghiệp thông qua các bài viết.

PGS.TS Phan Văn Kiệm cho biết, hải miên là tên khoa học của ngành động vật thân lỗ thuộc giới động vật và phân nhóm động vật không xương sống.

Hơn 80 hợp chất đã được phân lập từ một số loài hải miên sinh sống tại vùng biển Khánh Hòa - Bình Thuận, trong đó có những hợp chất gây độc tế bào ung thư, là thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam.

Xác định được 84 hợp chất

PGS.TS Phan Văn Kiệm và cộng sự Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện được 23 hợp chất mới trong số 84 hợp chất phân lập được từ một số loài hải miên sinh sống tại vùng biển Khánh Hòa - Bình Thuận.

Hải miên là tên gọi khác của loài gì
Loài Ianthella basta (còn gọi là hải miên tai voi).

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra hai hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư tốt, có hàm lượng cao trong loài hải miên Ianthella basta, thể hiện tiềm năng phát triển nghiên cứu nhằm tạo ra sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

PGS.TS Phan Văn Kiệm cho biết, hải miên là tên khoa học của ngành động vật thân lỗ thuộc giới động vật và phân nhóm động vật không xương sống. Thân lỗ là nhóm động vật đa bào nguyên thủy nhất hiện còn sống.

Do cơ thể chúng còn thiếu các mô và các cơ quan chuyên hóa, chưa có tế bào thần kinh, chưa có kiểu đối xứng ổn định, còn có hiện tượng lộn phôi bì nên chúng được xếp vào nhóm động vật đa bào chưa hoàn thiện (đa bào giả). Hải miên thích nghi với lối sống bám đáy và hiện nay chỉ còn tồn tại 4 lớp gồm: Demospongiae, Calcarea, Hexactinellida và Homoscleromorpha.

Đến nay, có rất ít nghiên cứu về hải miên liên quan tới thành phần loài, phân bố, đặc biệt là thành phần hóa học và hoạt tính sinh học tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

PGS.TS Phan Văn Kiệm cho biết, nghiên cứu thành phần hóa học của sinh vật biển nói chung trong đó có hải miên ở Việt Nam thường gặp khó khăn trong nhiều khâu do đối tượng nghiên cứu sinh sống ở dưới biển, cần có trang thiết bị hiện đại và chuyên gia sinh vật biển có kinh nghiệm. Các hoạt chất thường có hàm lượng thấp và lại dễ bị phân hủy dưới các điều kiện bảo quản, chiết xuất thông thường.

Nhóm các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng chống ung thư của các hợp chất phân lập từ hải miên sinh sống ở vùng biển khu vực Nam Trung Bộ trong đề tài “Nghiên cứu khai thác dược liệu hải miên ở Khu vực Nam Trung Bộ (vùng biển Khánh Hòa - Bình Thuận) theo định hướng hoạt tính diệt tế bào ung thư nhằm tạo ra sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư”.

Nhóm nghiên cứu thành phần hóa học của 10 mẫu hải miên, phân lập và xác định được 84 hợp chất khác nhau sử dụng các phương pháp sắc ký. Trong số 84 hợp chất xác định được có 23 hợp chất mới, đặc biệt trong đó có 5 hợp chất mang khung carbon mới.

Đánh giá hoạt tính gây độc trên tế bào ung thư

Các nhà khoa học đã đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro trên 5 dòng tế bào bao gồm LU-1 (ung thư phổi), MCF-7 (ung thư vú), HepG2 (ung thư gan), SK-Mel2 (ung thư da), HEK-293A (tế bào thận gốc phôi ở người).

Nhóm nhận nhận thấy có 13 hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào với giá trị IC50 <20 µM trên ít nhất 1 dòng tế bào ung thư thử nghiệm gồm: RG2, RG4 và RG8 phân lập từ loài Rhabdastrella globostellata; HP1 và HP2 phân lập từ loài Halichondria panicea; AA3, AA4, AA6 và AA7 phân lập từ loài Aaptos aaptos; CR5 phân lập từ loài Clathria (Thalysias) reinwardti (cơ chế gây độc tế bào ung thư của hợp chất này bước đầu xác định theo con đường apoptosis); IB2, IB5, và IB6 phân lập từ loài Ianthella basta.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các hợp chất RG1, RG2, RG8, CR5, IB2, và IB5 là những hợp chất có tác dụng gây độc tế bào tốt, có cấu trúc hóa học đặc biệt, đã được xác định hàm lượng có trong cặn chiết methanol các loài hải miên tương ứng.

Đặc biệt, hai hợp chất IB2 và IB5 có giá trị IC50 khoảng 1 µM, nhỏ hơn cả so với chất đối chứng dương ellipticine, có hàm lượng tương đối lớn (1.11% và 0.64% về khối lượng) trong cặn chiết methanol loài Ianthella basta; có tiềm năng trong chiết xuất và tinh chế khối lượng lớn hoạt chất để phát triển nghiên cứu nhằm tạo ra sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

PGS.TS Phan Văn Kiệm khẳng định, các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng đóng góp cho phát hiện về đa dạng thành phần hóa học của hải miên ở vùng biển Việt Nam, giá trị tác dụng sinh học các hoạt chất và là cơ sở cho phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ chúng.