Hàng xuất gia công không có hóa đơn

Bên chị có bán xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Bên chị có cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho bên mua không? Hóa đơn được lập trước hay sau khi thông quan? Nếu Chị lập sai thời điểm thì chị có bị phạt không?

1. Có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài không?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

- Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định này. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

Theo đó, khi bán hàng hóa ra nước ngoài (xuất khẩu) người bán phải lập hóa đơn GTGT để giao cho người mua.

2. Hóa đơn GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu được lập khi nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:

Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:

- Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.

- Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.

Như vậy, thời điểm để lập hóa đơn giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu là thời điểm sau khi làm xong thủ tục hải quan.

3. Nếu lập hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu sai thời điểm thì bị phạt ra sao?

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn sai thời điểm như sau:

- Nếu lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt cảnh cáo.

- Nếu lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế thì bị phạt từ 3 triệu đồng đồng 5 triệu đồng.

- Nếu lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên) thì bị phạt từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt này áp dụng đối với tổ chức vi phạm căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định này.

Khi xuất hóa đơn từng lần (hằng tháng), cơ quan thuế tính thuế suất là 7% (5% thuế giá trị gia tăng, 2% thuế thu nhập cá nhân).

Tuy nhiên, ông Thành được biết, tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 của Bộ Tài chính thì ngành nghề sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hoá chịu thuế suất 4,5% (3% thuế giá trị gia tăng, 1,5% thuế thu nhập cá nhân).

Ông Thành hỏi, hộ kinh doanh của ông chịu thuế suất như thế nào là đúng?

Chi cục Thuế khu vực Biên Hòa – Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

"Điều 10. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

1. Doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

  1. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
  1. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế".

Tại Phụ lục I quy định Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC):

STT

Danh mục ngành nghề

Tỷ lệ % tính thuế GTGT

Thuế suất thuế TNCN

1...

2

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

... Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình; - Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp)...5%2%3

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

- Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;

- Dịch vụ ăn uống,...

3%1.5%

Căn cứ quy định nêu trên và trình bày của ông:

Theo hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế của hộ kinh doanh của ông, kèm theo hợp đồng gia công; theo đó, công ty cổ phần điện tử giao vật tư cho hộ kinh doanh thực hiện quấn các loại sản phẩm điện tử rồi giao trả lại cho công ty để hưởng tiền công. Như vậy tỷ lệ tính thuế trên doanh thu của hộ gồm tỷ lệ thuế GTGT là 5%, tỷ lệ thuế TNCN là 2% theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 40/2021/TT-BTC và Phụ lục I ban hành kèm theo.