Hầu gái rồng nhà kobayashi - tập 5 cool kyoushinja

Hầu gái rồng nhà Kobayashi – một bộ anime từ nhà sản xuất Kyoto Animation với tag Comedy – đã trở thành một trong những tựa phim nổi tiếng và được chào đón nhất trong năm 2017 cùng những cái tên nổi bật khác như “Vực Thẳm Bí Ẩn” , “Houseki no Kuni” hay “Cuộc du hành ngày tận thế của những cô gái”. Đây sẽ là một bài review chi tiết về bộ anime chuyển thể từ manga của tác giả Cool kyoushinja, được chỉ đạo bởi Yasuhiro Takemoto (đạo diễn của anime “Nỗi Buồn của Suzumiya Haruhi”) và sản xuất bởi hãng phim Kyoto Animation: Hầu gái rồng nhà Kobayashi.

Thông tin Anime

  • Tên Anime: Hầu gái rồng nhà Kobayashi
  • Tên khác: Kobayashi-san chi no maidragon, 小林さんちのメイドラゴン
  • Nhà sản xuất: Kyoto Animation
  • Thể loại: Comedy
  • Định dạng: 13 tập + 1 OVA
  • Phát hành: 11 tháng 1, 2017 – 6 tháng 4, 2017

Cốt truyện và bối cảnh

Như hầu hết các bộ anime Slice-Of-Life và Comedy khác, “Cô Hầu Gái Rồng Của Kobayashi” không thực sự có một cốt truyện cụ thể hay ít nhất là một arc bao quát nào cả. Ngoại trừ tập đầu tiên và tập cuối cùng thì những tập phim còn lại chủ yếu là những câu truyện riêng lẻ, mặc dù tất cả đều được xây dựng dựa trên các sự kiện đã xảy ra trước đó cùng sự xuất hiện của nhiều chủ đề và nhân vật mới.

Kobayashi là một nhân viên văn phòng bình thường ở Nhật Bản. Mỗi ngày của cô đều trôi qua theo một lịch trình khá giống nhau, hầu hết đều là luân phiên giữa những giờ làm việc bận rộn với những buổi nhậu đêm cùng mấy người đồng nghiệp và người bạn thân Takiya của mình. Mặc dù bình thường, Kobayashi là một người khá điềm tĩnh và nghiêm khắc với bản thân nhưng mỗi lần say xỉn cô lại trở nên ồn ào và thậm chí là còn tự tin thái quá. Trong một hôm say rượu, Kobayashi đã tình cờ chạm trán với một chú rồng tên là Tohru, nhưng chẳng những không sợ hãi trước một sinh vật có thể giết chết mình trong vài tích tắc ấy, cô thâm chí còn giúp đỡ và mời con rồng này về nhà mình để làm giúp việc. Vậy mà trước sự bối rối và ngỡ ngàng của Kobayashi khi đã tỉnh táo, Tohru lại đồng ý.Từ đó cuộc phiêu lưu của hai người chính thức bắt đầu. Và tất nhiên cuộc phiêu lưu đó không chỉ là của hai người họ mà còn là của một dàn nhân vật tương đối lớn (đối với một anime 1 cour) được xây dựng xuyên suốt bộ phim, đáng chú ý nhất có lẽ là sự xuất hiện của cô rồng nhỏ Kanna ở tập thứ 2 cùng nhiều người bạn, cộng sự và những chú rồng khác.

Hầu gái rồng nhà kobayashi - tập 5 cool kyoushinja

Bộ anime không thật sự có nhiều tình huống hài hước khiến chúng ta phải bật cười thành tiếng mà chủ yếu là mang đến một trải nghiệm giải trí đối với người xem thông qua sự dễ thương của các nhân vật, phần lớn tập trung vào những chú rồng từ từ tìm hiểu về thế giới loài người và cách các nhân vật con người tương tác với họ. Một vấn đề có lẽ là lí do khiến cho bộ anime dần mất đi sự hài hước của nó chính là việc quá phụ thuộc vào những câu đùa và chơi chữ khi chúng bị lặp đi lặp lại ở tất cả các tập phim hay thậm chí là vài lần trong một tập. Mặc dù chúng khá buồn cười trong một vài lần đầu nhưng tới khi bộ anime này kết thúc thì có lẽ chẳng ai còn thấy hào hứng hay thú vị nữa rồi.

Một số joke không quá khó chịu khác như việc Tohru cố gắng cho Kobayashi ăn đuôi của mình (xem phim sẽ hiểu nhé) hay việc Fafnir trở nên nghiện văn hóa game thì vẫn khá hài hước ngay cả ở gần cuối bộ phim do không bị lạm dụng quá thường xuyên và có liên quan tới sự phát triển tính cách của các nhân vật. Nhưng bên cạnh đó là những chi tiết gây khó chịu khác như việc Saikawa luôn tức giận mỗi khi tiếp xúc cơ thể với Kanna hay những tình huống tương tác khá nhạy cảm giữa Lucoa và cậu phù thủy vẫn còn trong độ tuổi thiếu niên Shouta. Vì vậy nên trước khi xem, các bạn nên cân nhắc trước vì đây là một bộ anime với các chi tiết Shotacon và Lolicon khá rõ ràng. Điển hình như chi tiết trên hay những hình vẽ chỗ nhạy cảm của Kanna và Saikawa.

Có lẽ đọc tới đây bạn sẽ thấy hơi chùn bước với bộ anime này nhưng đừng lo, tiếp theo chính là một điểm cộng rất lớn cho “Cô Hầu Gái Rồng Của Kobayashi ” khi bộ phim mang một giá trị gia đình và tình bạn vô cùng sâu sắc. Việc xây dựng hình tượng gia đình dựa trên những người không phải máu mủ ruột thịt không thực sự là một trope phổ biến trong anime, chúng ta có Usagi Drop kể về một người đàn ông nhận nuôi một đứa trẻ bị mọi người ghét bỏ. Nhưng điều khiến “Cô Hầu Gái Rồng Của Kobayashi ” trở nên khác biệt chính là việc bộ phim đã tập trung dựng lên một gia đình “hoàn chỉnh” từ những nhân vật chẳng liên quan gì đến nhau ấy. Với Kobayashi như một phụ huynh thoải mái, công tâm; Tohru luân phiên giữa hình tượng một người mẹ lẩn thẩn và một cô chị gái giàu tình cảm, và cuối cùng là Kanna, một cô em gái bé bỏng ngây thơ. Cái cách mà Kobayashi thoải mái hơn với suy nghĩ sống chung với người khác hay việc Tohru và Kanna dần dần tin tưởng vào loài người do sự ảnh hưởng từ Kobayashi đã thật sự khiến người xem thấy được rõ sự phát triển trong nhân vật và cũng từ đó dành nhiều tình cảm hơn cho bộ anime này.

Hầu gái rồng nhà kobayashi - tập 5 cool kyoushinja

Một trong những phân đoạn được ưa thích nhất trong toàn bộ loạt phim xoay quanh việc Kobayashi và Tohru đi mua sắm cùng với Kanna để chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của cô. Trong lúc mua đồ, một chiếc móc khóa xinh xắn đã thu hút sự chú ý của Kanna nhưng vì Kobayashi đang không dư dả để có thể mua mấy món đồ như vậy nên cô đã lặng lẽ trả lại chiếc móc khóa về chỗ cũ. Nhưng một lúc sau, Kobayashi đã tặng Kanna chính chiếc móc khóa ấy để kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của cô. Dù chỉ là một khoảnh khắc nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng cũng đủ để chúng ta thấy sự gắn bó và tình cảm của cả hai dành cho nhau. Không chỉ vậy, tập cuối cũng có thể xem như tập cảm động nhất của cả bộ anime khi Kobayashi cuối cùng đã nhận ra sự quan trọng của Tohru đối với cô nhiều như thế nào. Và có lẽ chỉ cần vậy đã đủ để chúng ta có thể bỏ qua những điểm trừ ở bên trên để thưởng thức bộ anime này rồi phải không nào?

Tuyến nhân vật

Anime “Cô Hầu Gái Rồng Của Kobayashi” có một tuyến nhân vật khá đa dạng và đặc biệt, từ bộ ba nhân vật chính tới những người bạn thân thiết và cả những nhân vật phụ như hàng xóm và cư dân khác trong thành phố, chắc chắn sẽ dành được cảm tình của bạn!

Kobayashi

Hầu gái rồng nhà kobayashi - tập 5 cool kyoushinja

Kobayashi và Tohru là hai nhân vật chủ chốt của bộ phim, và việc hai người họ cùng nhau phát triển như thế nào chính là phần nổi bật nhất. Ở phần đầu của anime, Kobayashi là một người khô khan và luôn muốn thoát khỏi những trò tai quái mà Tohru, Kanna và những chú rồng khác bày ra. Nhưng chính nhờ tiếp xúc với Tohru – cuối cùng là Kanna và những người còn lại – đã giúp cô trở thành một người ít nhất là có thể tận hưởng nguồn năng lượng mới mà cô tìm được trong cuộc sống hàng ngày của mình. Dù tính nghiêm khắc và thực tế vẫn không thay đổi nhưng giờ đây cô đã biết yêu thương và quan tâm tới những người bạn và gia đình mới của mình.

Tohru

Hầu gái rồng nhà kobayashi - tập 5 cool kyoushinja

Tính cách của Tohru lại hoàn toàn trái ngược với Kobayashi: cô trẻ con, lạc quan và nhiệt tình tới mức thậm chí còn khiến cho người đối diện cảm thấy khó chịu. Nhưng chính cái tính trẻ con ấy đã khiến cho một Kobayashi cứng nhắc phải mềm mỏng lại, và đổi lại Kobayashi cũng đã khiến cô thay đổi cách nhìn không mấy thiện cảm của cô đối loài người khi cô dần yêu cái thế giới này hơn.

Kanna

Hầu gái rồng nhà kobayashi - tập 5 cool kyoushinja

Và cuối cùng là Kanna, mặc dù không được nổi bật như hai nhân vật còn lại, nhưng sẽ thật khó để có thể không thích Kanna khi cô thực sự là một nhân vật MOE chính hiệu, tuy nhiên chỉ có vậy thôi là chưa đủ. Chính sự gắn bó và tình cảm của cô dành cho Kobayashi đã khiến tính cách của cô có chiều sâu hơn. Cô ấy rất đáng yêu nhưng không phải một nhân vật nông cạn chỉ biết mỗi tỏ ra đáng yêu mà thôi

Những nhân vật phụ

Hầu gái rồng nhà kobayashi - tập 5 cool kyoushinja

Ngoài ba nhân vật chính trên không thể không nhắc tới những nhân vật phụ vui nhộn và có phần hơi ngớ ngẩn đã góp phần tạo nên cái hay của bộ anime này. Các nhân vật phụ nổi bật nhất phải kể đến là những người bạn rồng của Tohru – Fafnir, Lucoa, Elma, và không thể thiếu những người bạn con người như đồng nghiệp của Kobayashi – Takiya, bạn cùng lớp của Kanna – Riko Saikawa và cả…chủ nhà của Lucoa – một cậu phù thủy trẻ tên Shouta.

Mỗi nhân vật đều có những cá tính riêng biệt và vô cùng thú vị. Một Takiya với sự trái ngược trong tính cách, từ một nhân viên điềm tĩnh cho tới một otaku siêu nhiệt thành. Một Elma hậu đậu và luôn muốn được ăn thức ăn của con người. Một Fafnir với thái độ bài ngoại (ghét con người) cực độ nhưng mối quan hệ được phát triển một cách chậm rãi giữa anh và Takiya lại tương đồng với mối quan hệ của Tohru và Kobayashi một cách khá thú vị. Tiếp theo đó là Lucoa với bản chất lạnh lùng nhưng lại luôn biết cách chăm sóc người khác. Và một Shouta hay ngại ngùng, nhút nhát nhưng cũng vô cùng đáng yêu.

Cuối cùng là… Saikawa một nhân vật khiến người xem phải chia làm hai phe, có nhiều người thích tính cách của cô ấy nhưng cũng không ít người thấy nó khá khó chịu, còn bạn thì sao? Hãy thử thưởng thức anime này và tự đưa ra quyết định cho riêng mình nhé! Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến những nhân vật “công chúng” như chị gái của Saikawa, Georgie và những người hàng xóm của Kobayashi, họ thật sự đã mang lại nhiều sức sống hơn cho bộ phim mặc dù chỉ có một tác động rất nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của dàn nhân vật chính. Không những thế, bộ phim còn có một vài nhân vật one-shot (chỉ xuất hiện một lần) vẫn sở hữu những nét đặc biệt và dấu ấn độc đáo của riêng họ giúp tạo nên sự khác biệt với những nhân vật còn lại và đó là thứ mà bạn không thường thấy trong anime hay phim truyền hình nói chung.

Hoạt hình và kỹ xảo Anime

Anime “Cô Hầu Gái Rồng Của Kobayashi” sử dụng những nét vẽ khá mềm mại và trọn trịa giống với “Lucky Star” hay “Nichijou”.Các nhân vật được vẽ với những màu sắc tươi sáng tương phản với phông nền có phần hơi cũ khiến các nhân vật càng trở nên nổi bật hơn.
Bản thân phần hoạt hình cũng làm rất tốt trong sự chuyển động giữa các khung hình và hoạt cảnh. Đối với hầu hết khung cảnh, Kyoto animation vẫn làm đúng như kì đợi của người xem về khả năng của họ nhưng ở một số thời điểm nhất định – đặc biệt ở những tình huống gây cười – chất lượng hoạt hình được tăng lên khá đáng kể. Một số khoảnh khắc nổi bật như cảnh Tohru và Kanna “bạo lực” với nhau đến mức trông giống như một trận chiến thực sự trong Dragon Ball Z, và tất nhiên là không thể không nhắc tới phân cảnh chơi bóng né của bốn chú rồng rồi.

Âm nhạc

Không thực sự có quá nhiều điều để nói về nhạc phim của “Cô Hầu Gái Rồng Của Kobayashi”. Bài hát được sáng tác bởi nhà soạn nhạc tài năng Masumi Ito, người đã từng thực hiện nhiều tác phẩm nổi bật khác. Và bộ anime này cũng đã có một bản nhạc nền vô cùng phù hợp, không bao giờ quá lấn át các cảnh phim nhưng luôn biết cách để làm nổi bật cảm giác ấm cúng, nhẹ nhàng và có phần hơi ngốc nghếch của bộ anime này.

Anime Hầu gái rồng nhà Kobayashi có đáng xem không ?

Nhìn chung, nếu bạn có một ngày dài mệt mỏi và đang muốn tìm cho mình một anime dễ thương, vui vẻ nào đó để thưởng thức thì “Cô Hầu Gái Rồng Của Kobayashi” chính là câu trả lời dành cho bạn. Dù bộ phim vẫn còn có khá nhiều lỗ hổng trong cách sử dụng những câu đùa và tính hài hước nhưng điểm thật sự tỏa sáng trong anime này chính là sự phát triển của từng nhân vật và mối quan hệ mà họ xây dựng xuyên suốt 13 tập của bộ phim.

Điểm cộng

  • Một sản phẩm chất lượng điển hình từ nhà sản xuất Kyoto Animation.
  • Mang chủ đề về gia đình và bạn bè với một motip khá độc đáo trong anime.
  • Tuyến nhân vật vui nhộn, dễ gây thiện cảm với người xem.

Điểm trừ

  • Quá phụ thuộc vào những câu đùa được lặp đi lặp lại..
  • Có một số chi tiết Lolicon và Shotacon không thực sự cần thiết.
  • Món ăn với cái đuôi của Tohru trông thực sự rất kì quặc.

Nguồn: reelrundown – Trans bởi Quin

Bạn đã đọc xong bài viết [Review Anime] Hầu gái rồng nhà Kobayashi, hãy tham khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Review Anime nhé!