Hay cho biết vì sao ông họa sĩ cảm thấy người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá

1. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích Nguyễn Thành Long [1925 – 1991] là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện của ông thường có khuynh hướng ca ngợi tình yêu Tổ quốc, nhân dân. Lặng lẽ Sa Pa được viết vào mùa hè 1970 trong chuyến đi Lào Cai, in trong tập Giữa trong xanh [1971]. Với chất thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, thiết tha, Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc thân yêu . 2. Thân bài: 2.1. Những điều anh suy nghĩ -Anh suy nghĩ về hoàn cảnh làm việc, công việc mình làm: [Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được; công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất]. Anh đã vượt lên hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Anh thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. -Anh thực sự cảm thấy hạnh phúc khi biết những việc mình làm đã góp một phần nhỏ giúp cho không quân bắn rơi máy bay Mĩ [từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc]. Điều này giúp anh hiểu được ý nghĩa lớn lao của cuộc cuộc sống. -Anh suy nghĩ về những con người đang sống xung quanh anh: ông kĩ sư nông nghiệp cần mẫn ngày này qua ngày khác thụ phấn cho hàng vạn cây su hào với mong ước để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước; anh cán bộ nghiên cứu sét mười một năm không một ngày xa cơ quan để quyết tâm hoàn thành cho được bản đồ sét. Đó là những con người làm cho anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá. Và anh mơ ước được làm việc trên trạm đỉnh Phan xi phăng, nơi lí tưởng để làm công việc khí tượng. -> Qua những suy nghĩ của anh thanh niên, nhà văn đã ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, của lí tưởng sống dựng xây Tổ quốc. 2.2. Những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh Với ông hoạ sĩ già: anh đã làm cho ông xúc động mạnh, khiến ông đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và làm cho trái tim mệt mỏi của ông trở nên khao khát, yêu thêm cuộc sống. Ông quyết định quay trở lại nơi này để hoàn thành bức vẽ chân dung anh. Với cô kĩ sư trẻ: Anh đã làm cho cô cảm động và bị cuốn hút ngay từ giây phút đầu tiên gặp, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh, hiểu thêm cái thế giới những con người như anh. Anh đã giúp cô nhìn nhận lại bản thân mình, giúp cô yên tâm hơn về quyết định của mình, và trên tất cả là những háo hức và mơ mộng mà anh đã trao cho cô. Cô gái chia tay anh bằng một ấn tượng hàm ơn khó tả. -> Qua những suy nghĩ của các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, nhà văn nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng. Đó là những suy nghĩ đẹp, cách sống đẹp. 2.3. Mở rộng, nâng cao Những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh chính là những suy tư trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Ý nghĩa ấy đượcgửi gắm qua hình thức một câu chuyện nhẹ nhàng, giầu chất thơ. Từ những suy nghĩ ấy, rút ra cho bản thân những bài học về cách sống cao đẹp. 3/ Kết bài: Khẳng định vấn đề.

người con trai là anh thanh niên còn ông là người họa sĩ Sở dĩ ông họa sĩ mệt vì người thanh niên cho ông cảm giác vui sướng hạnh phúc vì ông đã gặp được người mà ông mong muốn, chân dung nghệ thuật mà ông đang đi tìm

“… Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. Ví dụ như quan niệm về cái đất Sa Pa mà ông quyết định sẽ chỉ đến để nghỉ ngơi giai đoạn cuối trong đời, mà ông yêu nhưng vẫn còn tránh…”

                 [Trích Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018]

$\textit{ Câu 1.}$

`+`Trong đoạn văn" người con trai” được nhắc đến là anh thanh niên làm công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn.

`+`"Ông" là để chỉ người họa sĩ già.

`->`Theo em, người "con trai đáng yêu" bởi chính những phẩm chất cao quý và tinh thần trắc nghiệm, sự hi sinh, cống hết và nhiệt huyết của tuổi trẻ khiến người họa sĩ muốn phác họa chân dung anh, nhưng lại phải boăn khoăn, đắn đo suy nghĩ vì thật khó để vẽ một tác phẩm bộc lộ được hết những phẩm chất đáng quý của anh thanh niên.

$\textit{ Câu 2.}$

`=>`Xét về mặt cấu tạo, câu "Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. " thuộc kiểu câu rút gọn vì câu không được câu tạo theo mô hình cụm chủ vị như thông thường.

`+`Vị ngữ: những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh.

`+`Từ nối: với.

`=>` Câu rút gọn lược bỏ chủ ngữ.

`->`Tác dụng của việc sử dụng câu rút gọn:

Giúp tác giả linh hoạt hơn trong cách biểu đạt, đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, khách quan của câu văn đồng thời là bước đệm để chuyển biến câu chuyện cũng như sự đánh giá của người họa sĩ về anh thanh niên. Từ ngữ trong câu được vận dụng một các linh linh hoạt để bảo bảo sự liên kết của câu với nội dung đoạn văn mà không mắc lỗi lặp từ, rời rạc trong biểu đạt.

$\textit{ Câu 3.}$

`-`Nội dung của đoạn trích trên: những suy nghĩ, đánh giá và sự cảm phục của người họa sĩ với anh thanh niên với những nhiệt huyết và phẩm chất đáng quý.

Cho ctlhn và 5*

 Ở tuổi già, tuổi của những nghỉ ngơi, trái tim người nghệ sĩ này bỗng như trẻ lại, thấy cuộc sống còn bao ý nghĩa, khát khao sống, khát khao sáng tạo. Ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút ký họa :
“Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm người ta suy nghĩ về anh, và về những điều anh suy nghĩ… cuồn cuộn hiện ra khi gặp người”. Với nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó nhọc, gian nan. Cảm giác “nhọc mệt” mà người thanh niên cho ông chính là niềm vui, hạnh phúc, sung sướng được gặp con người ngoài đời, chân dung nghệ thuật mà ông khát khao đi tìm.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

tại sao những vẻ đẹp của anh thanh niên lại khiên ông họa sĩ cảm thấy "nhọc quá" ?

Các câu hỏi tương tự

Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người contrai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Vavề những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển cuồn cuộntuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điềusuy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.[Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018]1. Ông họa sĩ là trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là nhân vật chính hay nhân vật phụ? Nhân vật nàyđóng vai trò gì trong câu chuyện?2. Những điều anh thanh niên suy nghĩ đã tạo nên những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ trong lòngông hoạ sĩ. Em hãy cho biết ông đã có thay đổi gì trong suy nghĩ sau khi gặp gỡ người thanh niên ấy?3. Dựa vào hiểu biết về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phươngpháp lập luận tổng-phân-hợp nêu cảm nhận của em về tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việccủa anh thanh niên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một phép nối để liên kết câu [gạch

chân và chú thích rõ].

ĐỀ: Nêu cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích. “- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “thèm” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy… Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng vẽ hơn.” [ Bài văn nha kh phải đoạn ]

Ông họa sĩ "nhọc lòng quá" vì:


- Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên. “Chao ôi! Bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hạn hữu cho sáng tác”. Ông thấy anh thật đáng yêu nhưng anh làm cho “ông nhọc lòng quá với những điều ta suy nghĩ về anh và những điều anh suy nghĩ”.


- Người con trai ấy có vẻ đẹp tâm hồn phong phú, sâu sắc, làm ông thay đổi những suy nghĩ về vùng đất Sa Pa, về con người và cuộc sống.
- Ông băn khoăn không biết làm thế nào để thể hiện được hết vẻ đẹp ấy của anh một cách chân thực nhất và không biết làm sao để thể hiện được hết tình cảm của mình với anh thanh niên trên bức tranh.

Video liên quan

Chủ Đề