Hematoma la gi

31/12/2012 bởi Bác sĩ Hản

I – Giới thiệu:

Gan là một trong những tạng dễ tổn thương nhất khi bệnh nhân bị chấn thương bụng kín (15% – 20%, đứng thứ nhì sau lách). Biloma và hepatic hematoma là tình trạng mật hoặc máu tụ thành ổ ở gan, thường là sau chấn thương gan.

1/ Hematoma:

  • —Hematoma là tình trạng tụ máu ngoài mạch do tổn thương thành mạch, có thể tạo 1 đốm nhỏ hoặc khối tụ máu lớn do chảy máu trầm trọng. Sau khi bị tổn thương, —thành mạch có thể được sửa chữa bằng các miếng “vá” fibrin hình thành từ các yếu tố đông máu. Tuy nhiên nếu vết thương lớn hoặc ở các động mạch lớn thì các miếng và này không lấp được vết rách dẫn đền hematoma. —Nguyên nhân thường gặp là do hội chứng Von Willebrand (chứng rối loạn chảy máu di truyền do thiếu yếu tố Von Willebrand), giảm yếu tố đông máu, thuốc …

Hematoma la gi

  • Hepatic hematoma là một ổ tụ máu dưới gan thường xảy ra sau chấn thương. Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng có thễ gây ra tình trạng này là HCC, hội chứng HELLP (Hội chứng thiếu máu tan huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu).

Hematoma la gi

2/ Biloma:

—Biloma là tình trạng tụ mật thành ổ ở gan. Nguyện nhân thường gặp nhất là do chấn thương—. Ngoài ra những nguyên nhân khác có thể gây ra biloma là biến chứng hậu phẫu của cắt túi mật qua nội soi, biến chứng sau làm ERCP …

3/ So sánh giữa hepatic hematoma và biloma qua bệnh sử và lâm sàng:

Hepatic hematoma Biloma
Bệnh sử Chấn thương Chấn thương
Tiền sử Rối loạn đông máu : do thuốc, hội chứng HELLP, HCC … Phẫu thuật, thủ thuật liên quan đường mật : PTPD, PTC, cắt túi mật …
Lâm sàng HC thiếu máu HC nhiễm trùng

II. Phân biệt Hepatic hematoma và Biloma bằng chẩn đoán hình ảnh:

1/ Phân biệt trên CT- scan :

Hepatic hematoma và biloma thường khó phân biệt thông qua hình ảnh CT scan vỉ trong cả 2 trường hợp đều thể hiện là một khối tụ dịch, giảm đậm độ và không tăng quang

CT Scan Hepatic hematoma Biloma
Giai đoạn mô gan + +
Giai đoạn bao gan
Gỉam đậm độ + +
Tăng đậm độ + (máu cục)
Tăng quang

  • Một số hình ảnh CT scan của hepatic hematoma:

Hematoma la gi

Hematoma la gi

  • Một số hình ảnh CT scan của biloma:

Hematoma la gi

Hematoma la gi

2/Phân biệt trên MRI

a) Tìm hiểu sơ lược về T1W và T2W của MRI:

Mỗi proton đều có một mômen từ tạo ra bởi spin nội tại của nó. Trong điều kiện bình thường, các proton sắp xếp một cách ngẫu nhiên nên mômen từ của chúng triệt tiêu lẫn nhau do đó không có từ trường dư ra để ghi nhận được. Khi đặt cơ thể vào máy chụp MRI, dưới tác động từ trường mạnh của máy, các mômen từ của proton sẽ sắp hàng song song cùng hướng hoặc ngược hướng của từ trường (giai đoạn sắp hàng hạt nhân).

Sau giai đoạn sắp hàng hạt nhân, cuộn phát tín hiệu của máy phát ra các xung điện từ ngắn (đo bằng mili giây) gọi là xung tần số vô tuyến (radiofrequency pulse: xung RF). Vì các xung phát ra có tần số RF tương ứng với tần số cộng hưởng của  proton nên một số năng lượng sẽ được proton hấp thụ. Sự hấp thụ năng lượng này sẽ đẩy vectơ từ hoá làm chúng lệch khỏi hướng của vectơ từ trường máy. Hiện tượng này gọi là kích thích hạt nhân.

Có hai khái niệm quan trọng trong xử lý tín hiệu đó là từ hóa dọc (longitudinal magnetization), song song với từ trường của máy và từ hóa ngang (transverse magnetization), vuông góc với từ trường máy.
Từ hóa dọc là hiện tượng từ hóa do ảnh hưởng của từ trường máy. Đó chính là trạng thái cân bằng như đã trình bày ở trên. Trạng thái này được duy trì cho đến khi có một xung RF tác động làm vectơ từ hoá lệch khỏi hướng của vectơ từ trường máy. Khi phát xung RF, sau một thời gian nào đó, vectơ từ hoá lại khôi phục trở về vị trí dọc ban đầu. Quá trình khôi phục theo hướng dọc của từ trường máy gọi là quá trình dãn theo trục dọc (longitudinal relaxation). Thời gian dãn theo trục dọc (longitudinal relaxation time) là thời gian cần thiết để hiện tượng từ hóa dọc đạt 63% giá trị ban đầu của nó. Thời gian này còn gọi là thời gian T1.
Từ hóa ngang xảy ra khi phát xung RF lên mô. Xung này thường là xung 900. Do hiện tượng cộng hưởng nên vectơ từ hoá lệch khỏi hướng của vectơ từ trường máy và bị đẩy theo hướng ngang tạo nên vectơ từ hóa ngang (transverse magnetization vector). Từ hóa ngang là trạng thái không ổn định, kích thích và nhanh chóng phân rã khi kết thúc xung RF. Từ hoá ngang cũng là một quá trình dãn gọi là dãn theo trục ngang (transverse relaxation). Khi ngắt xung RF, vectơ từ hóa ngang mất pha, suy giảm nhanh chóng và dần dần trở về 0. Thời gian cần thiết để 63% giá trị từ hoá ban đầu bị phân rã gọi là thời gian dãn theo trục ngang (transverse relaxation time). Thời gian này còn gọi là thời gian T2. Thời gian T2 ngắn hơn nhiều so với thời gian T1.

Có thể thấy rằng nước (hay chất lỏng nói chung) vì có mật độ proton cao nên thời gian để nó khôi phục lại 63% giá trị từ hoá ban đầu sẽ kéo dài hơn so với mô có ít nước. Vì thế nước (hay chất lỏng nói chung) có cường độ tín hiệu yếu trong thời gian T1 và thể hiện bằng màu tối (đen) trên phim T1W. Ngược lại, vì có mật độ proton cao nên đầu thời gian T2, nước (hay chất lỏng nói chung) có cường độ tín hiệu cao và suy giảm kéo dài hơn  nên thể hiện bằng màu sáng (trắng) trên phim T2W. Các mô bị phù nề, viêm, nhiễm trùng và các nang cũng có tính chất tương tự. Vì vậy khi đọc bất kỳ phim MRI nào, trước tiên phải tìm những cấu trúc nào mà ta biết chắc chắn là nước như dịch não tuỷ trong các não thất và ống sống, nước tiểu trong bàng quang…Nếu cấu trúc nước ấy có màu tối thì đó là ảnh T1W, nếu màu sáng thì chính là ảnh T2W.

b) Phân biệt Hepatic hematoma và Biloma trên T1W và T2W của MRI :

Nước chiếm khoảng 60% thành phần của máu. Vì vậy khi so sánh ảnh T1W và T2W trên MRI của hematoma ta sẽ  thấy không có sự thay đổi nhiều. Ảnh T2W của hematoma chỉ sáng hơn ảnh T1W một chút.

  • Ảnh T1W của hepatic hematoma:

Hematoma la gi

  • Ảnh T2W của hepatic hematoma:

Hematoma la gi

Trong khi đó ở biloma là một tình trạng tụ mật ở gan, nước chiếm 97% thành phần dịch mật nên khi so sánh ảnh T1W và T2W trên MRI của biloma ta sẽ thấy ảnh T2W có sự tăng sáng rõ rệt so với ảnh T1W.

  • Ảnh T1W của biloma:

Hematoma la gi

  • Ảnh T2W của biloma:

Hematoma la gi

Như vậy để phân biệt giữa hepatic hematoma và biloma trên MRI, ta so sánh giữa ảnh T1W và T2W. Nếu khối tụ dịch có sự tăng sáng rõ rệt ở T2W so với T1W thì đó là biloma, còn nếu ảnh T2W chi tăng sáng nhẹ so với T1W thì đó là hepatic hematoma.

III – Kết luận:

Hepatic hematoma và biloma là tình trạng tụ máu hay tụ mật ở gan thường xảy ra sau chấn thương. Trên CT scan, cả 2 tình trạng trên đều thể hiện là một khối tụ dịch, giảm đậm độ và không tăng quang nên thường khó phân biệt được tụ máu hay tụ mật bằng CT scan. Tuy nhiên, nhờ vào chụp cộng hưởng từ MRI mà ta có thể phân biệt được hepatic hematoma và biloma dựa vào ảnh T1W và T2W. Trong khi ảnh T1W và T2W của hepatic hematoma không có sự thay đổi nhiều thì T2W của biloma có sự tăng sáng rõ rệt so với T1W nhờ đó có thể dễ dàng phân biệt được tình trạng tụ máu hay tụ mật ở gan. Từ đó ta sẽ có phương pháp xử trí thích hợp để chữa trị cho bệnh nhân.

NGUỒN:

Posted in Chuyên đề, Gan-mật-tụy | Thẻ 2012 - 2013, chuyên đề, Tổ 8, tuần 7, Võ Việt Hản, Y2010A | 2 bình luận