Hình thức áp dụng pháp luật là gì

Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền vận dụng những quy phạm pháp luật thích hợp.

Áp dụng pháp luật là: Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền vận dụng những quy phạm pháp luật thích hợp nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân hay tổ chức trong trường hợp cụ thể đưa ra áp dụng.

Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp:

– Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;

– Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước;

– Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật;

– Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay, chữ kí của người có thẩm quyền…

2. Các giai đoạn của áp dụng pháp luật:

Có 4 giai đoạn thực hiện pháp luật:

  • Phân tích đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế cần áp dụng pháp luật :

Giai đoạn khởi đầu có tính chất bản lề. Trước hết cần xác định đúng nội dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiến thực tế đó. Nếu cần áp dụng pháp luật thì làm rõ chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết sự việc đó. Tiếp theo về mặt tổ chức, nhân sự,…; xác định thuận lợi khó khăn nhưng nhìn chung hướng đến sự thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian đạt hiệu quả cao nhất.

  • Lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật :

Về nguyên tắc phải chọn quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sát thực với nội dung sự kiện. Tiếp đó phân tích nội dung quy phạm đã chọn. Trên thực tế, việc lựa chọn quy phạm có thể xảy ra các khả năng sau:

– Có một quy phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu => Thuận lợi.

Xem thêm: Văn bản áp dụng pháp luật là gì? Đặc điểm và trình tự ban hành?

– Có 2 hay nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó nhưng cách giải quyết khác nhau => trường hợp xung đột pháp luật có thể lựa chọn quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và được bạn hành sau.

– không có quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật với sự kiện đó: áp dụng pháp luật tương tự.

  • Đưa ra quyết định áp dụng pháp luật: giai đoạn phản ánh kết quả thự tế quá trình áp dụng pháp luật.

Về bản chất, đây là giai đoạn chuyển hoá những quy định chung được nêu trong quy phạm pháp luật thành quyết định cụ thể, cá biệt. Sự phù hợp của quyết định được xem xét ở 2 khía cạnh pháp lý thực tế.

Văn bản áp dụng pháp luật: những văn bản do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục, tên gọi luật định, chứa nhũng quy tắc xử sự cá biệt, cụ thể và được thực hiện một lần trong đời sống pháp lý.

– Do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành

– Trình tự thủ tục, hình thức, tên gọi văn bản áp dụng pháp luật và được pháp luật quy định

– Chứa đụng quy tắc xử sự cá biệt, cụ thể

– Được thực hiện một lần đối với chủ thể có liên quan

Xem thêm: Áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng thương mại

– Đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp nhà nước

  • Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật trên thực tế: Giai đoạn cuối

Cần tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi các quyết định áp dụng pháp luật với các chủ thế liên quan để đảm bảo hiệu lực của nó trên thực tế.

Trên đây là các giai đoạn áp dụng pháp luật có thể tham khảo.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

Tổng số bài viết: 10.139 bài viết

Chủ Đề