Hóa đơn điện tử có nộp thuế được không

Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.

Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.

2. Hướng dẫn chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Hướng dẫn chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:

- Người nộp thuế đang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã nếu có nhu cầu chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì thực hiện thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

- Người nộp thuế thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế nếu thuộc trường hợp được xác định rủi ro cao về thuế theo quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC và được cơ quan thuế thông báo (Mẫu số 01/TB-KTT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP) về việc chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì phải chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Hóa đơn điện tử có nộp thuế được không
Mẫu số 01/TB-KTT

Trong thời gian mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo, người nộp thuế phải thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử (chuyển từ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã sang hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và thực hiện theo thông báo của cơ quan thuế.

Sau 12 tháng kể từ thời điểm chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, nếu người nộp thuế có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử không có mã thì:

Người nộp thuế thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cơ quan thuế căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế và quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC để xem xét, quyết định.

3. Hướng dẫn lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Hướng dẫn lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Điều 17 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

* Lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP nếu truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để lập hóa đơn thì sử dụng tài khoản đã được cấp khi đăng ký để thực hiện:

+ Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

+ Ký số trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn để cơ quan thuế cấp mã.

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì truy cập vào trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của đơn vị để thực hiện:

+ Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

+ Ký số trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để cơ quan thuế cấp mã.

* Cấp mã hóa đơn:

- Hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã phải đảm bảo:

+ Đầy đủ nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

+ Đúng định dạng về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

+ Đúng thông tin đăng ký theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

+ Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

- Hệ thống cấp mã hóa đơn của Tổng cục Thuế tự động thực hiện cấp mã hóa đơn và gửi trả kết quả cấp mã hóa đơn cho người gửi.

* Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có trách nhiệm gửi hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế cho người mua.

Phương thức gửi và nhận hóa đơn được thực hiện theo thỏa thuận giữa người bán và người mua, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Chính phủ quy định Doanh nghiệp bắt buộc sử dụng Hóa đơn điện tử, Tuy nhiên, nhiều Doanh nghiệp vẫn đang thắc mắc và chưa nắm rõ các quy định, hướng dẫn liên quan đến Hóa đơn điện tử.

Tại bài viết dưới đây, MISA meInvoice giúp Doanh nghiệp trả lời câu hỏi: Hóa đơn điện tử có được Kê Khai Thuế không? Cách kê khai Hóa đơn điện tử hợp pháp.

\>> Hướng dẫn đăng ký và Nộp thuế điện tử \>> Hướng dẫn nộp tờ khai – Kê khai Thuế qua mạng \>> 5 Lỗi kế toán thường gặp khi nộp thuế điện tử và cách khắc phục \>> 5 Lợi ích của Nộp Thuế điện tử đối với Người Nộp Thuế \>> 5 điều cần biết khi kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử \>> Kê khai thuế, nộp thuế và hoạch toán theo ngày lập hóa đơn điện tử

Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.

Theo đó, hóa đơn điện tử là một hình thức hóa đơn có đầy đủ giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật vì vậy, hóa đơn điện tử này là căn cứ để hạch toán kế toán và kê khai thuế.

Việc kê khai thuế được thực hiện giống như các loại hình hóa đơn trước đây. Điểm khác với cách kê khai thuế hóa đơn điện tử với hóa đơn giấy ở chỗ doanh nghiệp bạn sẽ không bắt buộc kê khai hóa đơn điện tử bán ra, mà chỉ cần kê khai đầy đủ hóa đơn mà doanh nghiệp mua vào.

Đặc biệt kê khai thuế với hóa đơn điện tử doanh nghiệp có thể kê khai hóa đơn một cách nhanh chóng, không cần đến các cơ quan thuế hay mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính kê khai.

Kê khai hóa đơn điện doanh nghiệp thực hiện kê khai hóa đơn thu mua theo đúng danh mục thuế suất vào tờ khai thuế giá trị gia tăng rồi gửi cho cơ quan thuế nhanh chóng quá đường điện tử.

Trường hợp doanh nghiệp có phát hiện một số sai sót trong bản kê khai. Khi đó, cơ quan thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp lại thông tin về hóa đơn để tiến hành kiểm tra, hoặc cơ quan thuế tự động tra cứu, đối soát thông tin về hóa đơn được lưu giữ trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế.

Việc kê khai thực hiện theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Trong quá trình kê khai hóa đơn điện tử có một số trường hợp xảy ra như sau:

1.1. Hóa đơn điện tử có ngày lập và ngày ký trùng nhau

Ví dụ: Hóa đơn có ngày lập và ngày ký trùng nhau ngày 01/01/2018

Đa phần hóa đơn điện tử khi kê khai sẽ rơi vào trường hợp này. Việc kê khai, nộp thuế và hạch toán sẽ lấy ngày 01/01/2018.

1.2. Hóa đơn điện tử có ngày lập và ngày ký khác nhau

Vậy việc kê khai hóa đơn điện tử có ngày lập và ngày ký khác nhau thực hiện như thế nào?

Trả lời: Doanh nghiệp trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử có ngày lập hóa đơn khác với ngày ký hóa đơn cần thực hiện đúng theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điểu 16 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính.

Đối với trường hợp kê khai hóa đơn điện tử mà ngày ký hóa đơn điện tử thực hiện sau ngày ngày lập hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp phải căn cứ vào ngày lập hóa đơn điện tử để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định.

Ví dụ: Ngày lập là 05/05/2018 và ngày ký là 06/05/2018

Vậy việc kê khai, nộp thuế và hạch toán sẽ lấy ngày 05/05/2018.

1.3. Các trường hợp khác

Ngoài ra, với một trường hợp khác VD: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, trong việc điều chuyển hàng hóa giữa các kho trong doanh nghiệp để làm chứng từ giao và nhận hàng hóa cũng như chứng từ trong quá trình vận chuyển sẽ không thuộc trường hợp hóa đơn điện tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC.

2. Kê khai Thuế nhanh chóng, dễ dàng với Hóa đơn điện tử MISA meInvoice

25 năm kinh nghiệm, hơn 100 giải thưởng và hơn 200.000 Khách hàng, Công ty Cổ Phần MISA đã và đang trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của cộng đồng doanh nghiệp cũng như khối cơ quan nhà nước, cá nhân.MISA cũng là doanh nghiệp Công nghệ thông tin duy nhất của Việt Nam đón nhận giải thưởng quốc tế ASOCIO Outstanding ICT Company Award 2018 (Doanh nghiệp CNTT xuất sắc nhất khu vực Châu Á, Châu Đại Dương), Công ty uy tín và hàng đầu về Phần mềm.

MISA meInvoice là phần mềm Hóa đơn điện tử đầu tiên ứng dụng công nghệ Blockchain. an toàn, bảo mật và chống làm giả hóa đơn.

Hóa đơn điện tử có nộp thuế được không

Phần mềm Hóa đơn điện tử là sản phẩm chủ lực của MISA, đáp ứng các tiêu chí và yêu cầu của các Doanh nghiệp đặt ra.

Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ về Hóa đơn cho Doanh nghiệp: Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC giải quyết tối ưu các vấn đề Doanh nghiệp đang gặp phải: Phát hành, Lưu trữ, quản lý, tìm kiếm,…

Sử dụng phần mềm Hóa đơn điện tử MISA meInvoice, Doanh nghiệp dễ dàng kết nối với phần mềm có sẵn: Kế toán, Bán hàng và Quản trị. Tạo thuận lợi nhất trong các vấn đề liên quan đến Hóa đơn.

Với độ ngũ chuyên viên tư vấn đông đảo, nắm rõ chuyên môn nghiệp vụ về Hóa đơn và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7. Khách hàng yên tâm lựa chọn phần mềm Hóa đơn điện tử của MISA – Đơn vị cung cấp phần mềm Hóa đơn điện tử tử tốt nhất.