Hướng dẫn cách làm bè cỏ vetiver năm 2024

GS chính là người đã dày công nghiên cứu những đặc tính của giống cỏ vetiver để sử dụng vào việc chống xâm thực và ô nhiễm.

GS Nguyễn Viết Trương du học Úc vào cuối năm 1959, tại ĐH Queensland. Năm 1968 ông đậu bằng Tiến sĩ nông học. Sau đó, TS Trương về nước, làm Khoa trưởng Khoa Nông nghiệp ĐH Cần Thơ. Sau năm 1975, ông trở lại Úc, giảng dạy tại ĐH Queensland.

GS-TS Nguyễn Viết Trương từng được Liên Hiệp Quốc tặng thưởng về công trình nghiên cứu chống xói mòn đất đai, được ghi danh trong cuốn "Danh Nhân Đông Nam Á", từng phụ trách chương trình ứng dụng thực vật để chống xói mòn đất đai cho tiểu bang Queensland. Ông từng là đại diện của Queensland trong Hội đồng Quốc gia Úc về nghiên cứu triển khai các phương thức tái tạo cây cỏ trong vùng đất mặn.

Năm 1989, GS Nguyễn Viết Trương bắt tay vào công trình nghiên cứu cỏ vetiver. Theo GS, thì vetiver là một loại cỏ đa năng đa dụng đáng được khai thác mặc dù nó không phải là giống cỏ bản xứ của Úc. Hiện nay, GS Trương đã trở thành một chuyên gia quốc tế lỗi lạc về ứng dụng cỏ vetiver để chống xâm thực và ô nhiễm trên thế giới.

Cỏ vetiver thuộc họ Graminaea, tên khoa học Vetiveria zizanioides L.. Loài cỏ này trong những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ vì lợi ích to lớn của chúng là chống xói mòn do bộ rễ phát triển mạnh, thành chùm đan xen trong đất và có thể chịu được lực bằng 1/6 lần so với chịu lực của bê-tông (75 Mpa) (Mekonnen, 2000).

Hơn nữa, bộ rễ của loài cỏ này ăn sâu trong đất, 3 mét sâu trong một năm đầu. Do đó, trồng loài cỏ này được xem như xây dựng một hàng rào bê tông sinh học chống lại xói mòn và bảo vệ đất đai.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, dựa vào đặc tính thực vật, có thể sử dụng cỏ vetiver vào việc phòng chống sạt lở bờ sông, đê điều...

Theo Vietnam Vetiver Network

GS Nguyễn Viết Trương đã từng tư vấn cho châu Phi, Nam châu Âu, châu Mỹ, châu Á. Ngân hàng Thế Giới và tổ chức USAID của Hoa Kỳ cũng đề nghị ông sang châu Phi cố vấn cho chương trình trồng cỏ vetiver để lọc nước.

Từ năm 1989, GS Trương bắt đầu thử nghiệm cỏ vetiver cùng với một số loại cỏ khác. Trong hai năm nghiên cứu, ông thấy vetiver có những đặc tính mà cây cỏ bản xứ không có. Cỏ này có đặc điểm bộ rễ có khả năng hấp thụ cao các chất thải rắn, kim loại...

Hơn một năm, rễ của cây cỏ này có thể mọc dài 3m - 3,5m. Trong 3, 4 năm, rễ vetiver có thể đâm sâu đến 5m. Với đặc tính "bám đất" đó, rễ vetiver sẽ giúp đất không bị xói mòn. Cỏ vetiver có thể mọc trên hầu hết loại đất: đất sét, đất cát, đất phèn... Nếu trồng cỏ vetiver dọc theo bờ sông, nước lũ sẽ không thể cuốn trôi bờ đất được!

Ở Việt Nam, cỏ vetiver đang mở ra một triển vọng mới trong việc xử lý những vùng đất còn nhiễm chất độc hóa học dioxin tại nước ta. GS Nguyễn Viết Trương cũng đã từng về VN để tư vấn cho những dự án trồng cỏ vetiver tại một số khu vực ở trong nước.

GS Nguyễn Viết Trương cho biết: "Qua chương trình hợp tác quốc tế của Ngân hàng Thế giới, và một cơ quan phi chính phủ NGO, tôi có xin được một ngân khoản nho nhỏ. Tôi về đề nghị hợp tác với ĐH Cần Thơ để thực hiện chương trình trồng cỏ vetiver. Dự án này đã được xúc tiến hơn 3 năm nay, và kết quả rất là tốt".

Một ứng dụng hữu hiệu khác là cỏ vetiver có công dụng bảo vệ kênh rạch và những bờ đê chống lũ dọc theo bờ đê An Giang. Hàng năm, lũ lụt thường làm lở đê ở An Giang, mà việc duy tu đê chống lũ lại rất tốn kém, nhờ trồng cỏ vetiver, An Giang đã tiết kiệm được khá nhiều tiền của trong việc bảo vệ đê điều.

Theo GS Nguyễn Viết Trương thì ông vừa nhận được tài liệu cho thấy, tại tỉnh An Giang, có một bờ đê dài 13,5 km. Năm nào con đê này cũng bị lở vì nước lũ. Năm ngoái, các kỹ sư trong vùng đã thử dùng vải ni-lông bọc bờ đê, nhưng nước lũ đã xé rách lớp ny-lông, bờ đê vẫn bị xói mòn.

Trong khi đó, họ thử trồng cỏ vetiver dọc theo một bờ đê khác. và bờ đê trồng cỏ vetiver đã không bị hề hấn gì. Thêm nữa, phương pháp bọc đê bằng ny-lông tốn kém tới 170.000 USD trong khi áp dụng phương pháp trồng cỏ vetiver thì chỉ mất có vài ngàn USD mà sẽ mang lại kết quả cho nhiều năm sau chứ không phải chỉ có một mùa lũ!

Thời gian qua, cùng với đoàn chuyên gia môi trường trong nước, GS Nguyễn Viết Trương - phụ trách mạng lưới cỏ vitiver khu vực châu Á - Thái Bình Dương và bà Elisabeth Caroline Maria Pinners, chuyên gia tư vấn nông nghiệp, Tổ chức VECO (Vương quốc Bỉ) đã phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường Thừa Thiên-Huế và UBND huyện A Lưới đi khảo sát thực địa tại khu vực sân bay A Sò, xã Đông Sơn (huyện A Lưới), một khu vực bị nhiễm chất độc hóa học dioxin nặng nhất tại Thừa Thiên-Huế, để triển khai việc trồng thử nghiệm cỏ vetiver tại đây.

Hướng dẫn cách làm bè cỏ vetiver năm 2024
Phóng to

Cỏ vetiver được trồng thành công ở huyện Củ Chi, TP.HCM

Hiện cỏ vetiver cũng đang được Bộ Giao thông vận tải VN ứng dụng trồng để chống sạt lở đường Hồ Chí Minh và mới đây BQL dự án Sông Hương cũng đã trồng để chống xói lở bờ sông ở khu vực kè Xước Dũ, xã Hương Hồ, Huyện Hương Trà.

GS Nguyễn Viết Trương không chỉ hợp tác với ĐH Cần Thơ, hai năm qua, ông đã giữ vai trò tư vấn cho Ausaid, tức Cơ quan Viện trợ Hải ngoại của Úc, trong một dự án chống xói mòn do lũ lụt cũng như chống hiện tượng nước mặn xâm nhập nội đồng tại Quảng Ngãi. Ngoài ra, ông còn nỗ lực quảng bá phương pháp trồng cỏ vetiver để chống xâm thực tại một số nơi khác từ Bắc vào Nam VN.

GS Nguyễn Viết Trương cho biết, ông cũng cộng tác với ĐH Quốc gia TP.HCM tại Thủ Đức để trồng cỏ vetiver ngăn chặn xâm thực ở Trung Nguyên. Một chương trình khác là trồng cỏ vetiver chống nước lũ xói mòn trên những đồi cát ở Quảng Bình, Quảng Ngãi, Đà Nẵng... Đến nay, những dự án này đã đem lại kết quả rất tốt. Hiện ông đang xúc tiến một chương trình toàn quốc, từ Hà Nội, sông Hồng vào đến miền Nam.

Với chương trình trừ khử tạp chất trong nước thải thì GS Trương đã dùng cỏ vetiver để giúp đỡ những trại chăn nuôi heo ở Hố Nai, Đồng Nai. Trước đây, những trại chăn nuôi này xả nước thải thẳng xuống sông Sài Gòn.

GS đã khuyến cáo họ nên trồng cỏ vetiver chung quanh bờ hồ chứa nước thải, làm những chiếc bè trồng cỏ vetiver. Kết quả rất tốt, cỏ vetiver đã hút đi các tạp chất độc hại nhiễm trong nước, ngoài ra người ta còn có thể cắt cỏ vetiver cho heo ăn!

Hướng dẫn cách làm bè cỏ vetiver năm 2024
Phóng to

Gia súc có thể ăn cỏ vetiver!

Ước mơ của GS Nguyễn Viết Trương hiện nay là làm sao để có thể giúp đỡ tối đa cho các dân tộc kém may mắn trên thế giới. Tuy hiện nay ông đã nghỉ hưu, không còn làm việc cho chính phủ Úc, nhưng ông vẫn làm công việc tư vấn cho các công ty Úc và phần lớn công việc của GS đều ở ngoài nước Úc.

Trước thực trạng đời sống của người dân các nước nghèo kém may mắn, GS nói: "Tôi chỉ mong ước làm sao có thể giúp họ một cách hiệu quả nhờ phương pháp trồng cỏ vetiver. Tôi thấy, nếu những nước châm tiến có đầy đủ phương tiện và được hướng dẫn thì trồng cỏ vetiver có thể là giải pháp cho những nước ấy. Bởi vì trồng cỏ vetiver là một phương pháp hữu hiệu, rất rẻ, và có thể không cần hóa chất hay máy móc gì cả".