Hướng dẫn chạy xe tay côn winner

CN1 : 442 Nguyễn Văn Luông, P12, Quận 6, TPHCM. - CN2: 601 Tỉnh Lộ 10, Phường Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TPHCM

Hướng dẫn chạy xe tay côn winner

Tổng đài trực tuyến: 1900 98 68 57 (Phím 0)

Tin tức

KINH NGHIỆM VÀ CÁCH CHẠY XE CÔN TAY

Ngày đăng01-12-2021 03:20:38

KINH NGHIỆM VÀ CÁCH CHẠY XE CÔN TAY

Chạy xe côn tay cần nhiều kĩ năng và thời gian, nhưng cũng không quá khó để thuần thục. Chỉ cần nhớ một vài nguyên tắc như “côn ra, ga vào”, hay lưu ý khi lên số ứng với tốc độ và luyện tập tích cực, rồi người dùng sẽ bị nó mê hoặc từ lúc nào không hay

Xe côn tay là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là ở bên trái tay lái xe có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp. Đa số các dòng xe phân khối lớn đều sử dụng côn tay. Dòng xe côn tay ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm do thiết kế đầy chất thể thao cùng với một động cơ mạnh mẽ và những thử thách trong việc chinh phục đã giúp tạo ra thú vui cho người sử dụng. Tại Việt Nam hiện nay, mẫu xe côn tay được ưa chuộng nhất thuộc về nhà sản xuất xe Yamaha với dòng xe Exciter vốn được mệnh danh là “ông vua đường phố” . Chính vì những đặc điểm khác thường của nó so với những dòng xe gắn máy thông thường nên cách chạy xe côn tay cũng khác hẳn, vì vậy khi nghĩ đến việc mua một chiếc xe tay côn mạnh mẽ bạn đừng bỏ qua cách để chạy cũng như những lưu ý khi vận hành dòng chiếc xe đầy chất thể thao này để có thể cân nhắc và ra quyết định tốt nhất cho mình.

1. Cách chạy xe côn tay

Để có thể chinh phục dòng xe khó nhằn này thì bạn cần phải nắm vững hai nguyên tắc chính: Nguyên tắc 1: Ngắt côn nhanh và nhả côn từ từ: Khi bóp côn để chuyển số bạn nên làm nhanh và dứt khoát nhưng khi bạn nhả côn thì cần phải từ từ. Việc này giúp xe không bị giật, bị bốc đầu hoặc chết máy. Bạn nên nhớ “Côn ra thì ga vào” (khi tay trái nhả côn TỪ TỪ thì tay phải ĐỒNG THỜI mở tay ga.) Nguyên tắc 2: Bạn nên chạy xe với vận tốc phù hợp với số, cụ thể là: + 0 – 10 km/h đi số 1. + 10 – 30 km/h đi số 2. + 30 – 50 km/h đi số 3. + 50 – 80 km/h đi số 4. + Trên 80 km/h đi số 5 hoặc số 6 Chinh phục thử thách càng khó thì bạn sẽ càng tăng sự thích thú. Và chạy xe côn tay thành thục chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều cảm giác thú vị mà bạn không thể có khi chạy những dòng xe khác như khi có cảm giác cắt côn, leo dốc, đổ đèo,…

Hướng dẫn chạy xe tay côn winner

Kinh nghiệm và cách chạy xe Côn tay

2. Những kinh nghiệm vận hành xe tay côn thành thục

+ Khi chạy xe trên đường phố đông đúc, người tập lái xe côn tay mới thường hay để xe bị chết máy vì phối hợp côn – ga không đều. Bạn hãy nhớ rằng, để chuyển số, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa tay phải bóp côn hết vào. Bóp hết tay côn vào giúp bạn tránh các khó khăn khi phải sang số. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và tay côn để việc sang số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác “nhả côn lên ga ” (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không nhanh bị mài mòn, đông cơ mới khoẻ, tránh bị ì. Nếu bạn áp dụng thật thuần thục nguyên tắc 1 thì bạn có thể yên tâm dạo phố cùng xe côn tay. + Để đỡ mỏi tay côn: Các chuyên gia cho rằng khi xe đã chạy và việc chuyển số hoàn tất, hãy buông tay côn ra hoàn toàn và nắm chặt tay lái xe. Nếu cứ giữ tay côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn và bạn cũng sẽ rất mỏi tay. + Để xe không bị ì: Trong quá trình chạy, bạn hãy đảm bảo nguyên tắc 2. Nếu xe chưa đủ tốc độ mà bạn đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, tăng ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn (chạy ép số). Vì thế, ta cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn mà vẫn giữ ga vài giây và buông, lúc đó xe sẽ bốc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về lại số. Bạn hãy lưu ý vận tốc và số cho phù hợp để xe chạy êm ái nhất. Thực ra, để cầm côn và chạy một chiếc xe thuộc dòng này không quá khó nhưng để có thể thuần thục và điêu luyện thì bạn cần phải có sự luyện tập chuyên cần và rồi bạn sẽ cảm thấy thích thú và sẽ hiểu được vì sao lại có nhiều người yêu mến dòng xe này đến vậy! Bạn muốn bắt đầu rồi đúng không nào, vậy thì hãy thử sức với những chiếc Exciter trước nhé. Chúc các bạn thành công

Làm quen với tay côn có lẽ là cái khó nhất trong việc sử dụng xe côn tay. Tay côn nhìn giống như tay phanh, nằm ở bên trái của ghi đông. Bạn sẽ phải dùng tay côn khi:

  1. Bắt đầu đi
  2. Dừng xe
  3. Sang số
  4. Thả trôi xe khi vẫn nổ máy

Hướng dẫn chạy xe tay côn winner

Hướng dẫn tự tập chạy xe tay côn

Để bắt đầu tập chạy xe tay côn, bạn cần tìm một đoạn đường vắng khoảng 20m, không cần phải quá dài vì ở bước này, bạn chỉ cần di chuyển rất chậm. Cần thêm một người bạn để trông coi hai đầu đường, đảm bảo an toàn cho bạn.

Để bắt đầu, tập chạy, bạn cần khởi động xe theo các bước sau:

  1. Bóp và giữ tay côn vào sát bên trong
  2. Vào số 1
  3. Đề máy khởi động xe.

Lưu ý: Để đảm bảo vào đúng số 1 của xe, bạn tham khảo lý thuyết . Tuy nhiên, căn bản là bạn chỉ cần bóp côn, và đạp cần số xuống nhiều lần, cho đến khi không đạp xuống được nữa, thì có nghĩa là bạn đang ở số 1.

Hướng dẫn chạy xe tay côn winner

Vẫn bóp chặt tay côn, để bắt đầu chạy xe tay côn, bạn giữ nguyên tư thế ngồi trên xe chống hai chân xuống đất, hai tay giữ ghi đông và thực hiện các bước sau với tay côn:

  1. Nhả tay côn thật chậm đến khi cảm thấy xe hơi nhích tới trước thì ngưng không nhả nữa (Điểm bắt côn).
  2. Giữ nguyên tay côn ở điểm bắt côn, bước chậm theo xe để xe đi tới trước. Nếu xe không đủ mạnh để đi tới, nhả tay côn thêm tí nữa rồi giữ yên.
  3. Để dừng lại, bóp chặt côn vào.
  4. Thực hiện nhiều lần bước 1 - 3 để làm quen với tay côn
  5. Khi đã quen thao tác từ 1 - 3, đệm nhẹ ga để xe di chuyển nhanh hơn.

Khi bị tắt máy giữa chừng: Thực hiện lại thao tác khởi động xe và tập lại từ bước 1 - 3.

Lưu ý:

  • Nếu bạn thường xuyên bị tắt máy, bạn cần tập nhả côn chậm hơn một tí
  • không nhả hết tay côn ở số 1, vì lý do an toàn. Số 1 rất giật.
  • Khi đệm ga nên giữ tay ga đều, không nên nhấp nhả tay ga.

Khi đã quen với việc thao tác tay côn khi bắt đầu chạy và dừng lại, bạn có thể học cách sang số, để có thể qua số 2 và các số cao hơn, cho xe chạy nhanh hơn.

Hộp số của xe côn tay

Trước khi vào tập chạy xe côn tay, bạn hãy bỏ chút thời gian để tìm hiểu sự khác nhau giữa hộp số xe côn tay và xe số nhé.

Hướng dẫn chạy xe tay côn winner

Nếu bạn đã quen với xe số, thì hộp số và cách sắp xếp số của xe côn tay sẽ hơi khác một chút.

  • Số 1 nằm ở dưới cùng, ở phía trên là số 2, lên trên nữa là số 3, 4, 5
  • Có một số xe sẽ lên đến 6
  • Số 0 (N) nằm giữa 1 và 2
    • Từ số 0 (N), móc lên để vào 2, đạp xuống để vào 1
    • Từ số 1, móc nhẹ để vào số 0, móc mạnh dứt khoát để vào số 2
  • Bạn phải bắt đầu di chuyển từ số nhỏ lên số cao.
  • Mỗi lần dừng lại phải trả số về 1 để chạy lại.

Hướng dẫn chạy xe tay côn winner

Kỹ thuật sang số xe côn tay

Để học sang số, đầu tiên bạn sẽ cần một khoảng không gian rộng hơn một chút xíu, có thể là một đoạn đường tầm 100-200m. Vì học cách sang số bạn sẽ cần phải chạy nhanh một chút, nên cần đoạn đường dài hơn. Tốt nhất là vắng và ít xe, đỡ phải chú ý giao thông.

Thao tác sang số xe côn tay cũng tương tự như xe số, nhưng sẽ có thêm một bước đệm. Khi đã di chuyển được ở số 1 như đã tập ở trên, bạn cần thực hiện các bước sau để sang số 2:

  1. Bóp côn (ngắt côn)
  2. Hạ ga
  3. Móc số lên
  4. Nhả côn và thêm ga để chạy ở số 2.
  5. Thực hiện tương tự từ số 2 trở lên.

Lưu ý:

  • Khi sang từ số 1 sang số 2, bạn móc số dứt khoát để tránh bị kẹt lại ở số 0
  • Thao tác bóp côn, hạ ga và móc số theo thứ tự 1,2,3 như ở trên, nhưng cố gắng thực hiện cùng một lúc nếu có thể.
  • Ở số 2, và các số cao hơn, bạn có thể nhả tay côn nhanh và dứt khoát, không cần nhả chậm như số 1.

Sang số phải phù hợp với tốc độ, nghĩa là ở số 3 bạn phải chạy nhanh hơn số 2 một chút. Quãng tốc độ và tua máy của từng số sẽ khác nhau theo từng loại xe. So với các loại xe phổ thông, xe dưới 250cc bạn có thể tham khảo như sau:

  • Số 1: 0 - 10km/h
  • Số 2: 10 - 30km/h
  • Số 3 : 20 - 40km/h
  • Số 4: 30 - 50km/h
  • Số 5: Trên 50km/h

Kỹ thuật về số xe tay côn

Về số xe tay côn thực ra cũng tương tự như lên số, các bước thao tác vẫn như nhau, nhưng có khác biệt một chút xíu:

  1. Bóp côn (ngắt côn)
  2. Hạ ga giảm tốc độ, thắng nếu cần
  3. Đạp số
  4. Nhả côn từ từ và thêm ga để chạy

Lưu ý:

  • Có thể về nhiều số cùng một lần bóp côn. Tức là từ số 4 có thể bóp côn và đạp 3 lần để về số 1.
  • Về số phải phù hợp với tốc độ.
  • Nếu về số và nhả côn sai tốc độ, xe sẽ bị giật ngược lại, khá nguy hiểm.

Xe côn tay là gì?

Côn tay, hay còn có tên khác là ambrayage (âm ba da), là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là ở bên trái tay lái xe có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp. Xe côn tay cho phép người dùng điều khiển lực xe tốt hơn xe ga và xe số bình thường, nên xe côn tay thường là những dòng xe có thiết kế thể thao, công suất, phân khối lớn. Tất cả các xe tham gia giải đua chuyên ngiệp đều là xe côn tay.

Những xe nào là xe côn tay?

Exciter có lẽ là mẫu xe côn tay phổ biến nhất thị trường hiện nay. Các dòng xe côn tay phổ biến ở Việt Nam có thể nhắc đến như Yamaha Excite, Honda Winner, Suzuki Axelo. Ngoài ra ra còn có rất nhiều mẫu xe côn tay khác. Xe cào cào thực chất cũng là xe côn tay. Các mẫu xe mô tô pkl cũng là xe côn tay.

Chạy xe côn tay có khó không?

Chạy xe côn tay thực sự rất đơn giản, cũng gần giống như chạy xe số bình thường. Khi đã quen với việc chạy xe côn tay, thì cảm giác chạy cũng không khác gì chạy xe tay ga hoặc xe số. Lúc đó thói quen của bạn sẽ tự động điều khiển tay côn, chứ không cần phải suy nghĩ như khi đang tập nữa.

Xe côn tay có cùng nguyên lý hoạt động với bộ côn của xe hơi. Do đó người đã quen chạy xe côn tay học lái xe hơi cũng sẽ nhanh nắm bắt hơn người chưa bao giờ chạy xe côn tay.