Khai thuế cho hóa đơn bán hàng trực tiếp

Để lập được tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu, khi tạo dữ liệu kế toán NSD phải chọn phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu:

Khai thuế cho hóa đơn bán hàng trực tiếp

Bước 1: Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
  • Vào phân hệ Bán hàng\tab Bán hàng.
  • Thêm chứng từ bán hàng có phát sinh thuế GTGT đầu ra phải nộp.

Khai thuế cho hóa đơn bán hàng trực tiếp

  • Sau khi khai báo xong, nhấn Cất.

Lưu ý: NSD phải chọn Nhóm ngành nghề thì chứng từ bán hàng mới được lấy lên bảng kê bán ra.

Bước 2: Lập Tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu

1. Lập tờ khai thuế GTGT lần đầu

  • Vào phân hệ Thuế, chọn lập tờ khai thuế theo mẫu:
    • TT80-Tờ khai thuế GTGT TT (04/GTGT) (Mẫu tờ khai theo thông tư 80) – Áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2022.
    • Hoặc TT156-Tờ khai thuế GTGT TT (04/GTGT) (Mẫu tờ khai theo thông tư 156).

Khai thuế cho hóa đơn bán hàng trực tiếp

  • Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

2. Lập tờ khai thuế GTGT bổ sung

  • Thiết lập kỳ kê khai bổ sung

Khai thuế cho hóa đơn bán hàng trực tiếp

  • Tab Tờ khai: chương trình tự động lấy dữ liệu tờ khai cũ lên, NSD tự nhập thông tin điều chỉnh vào từng chỉ tiêu trên tờ khai bổ sung.
  • Nhấn Tổng hợp KHBS.

Khai thuế cho hóa đơn bán hàng trực tiếp

  • Chương trình sẽ tự động lấy các chỉ tiêu bị điều chỉnh lên mẫu:
    • Tab 01/KHBS: Tờ khai bổ sung

Khai thuế cho hóa đơn bán hàng trực tiếp

  • Tab 01-1/KHBS: Bản giải trình khai bổ sung

Khai thuế cho hóa đơn bán hàng trực tiếp

  • Khai báo bổ sung các thông tin Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm (nếu có).
  • Nhấn Cất để lưu tờ khai.
  • Nộp tờ khai qua Mtax, hoặc xuất khẩu ra XML để nộp hoặc nhập vào HTKK. Xem hướng dẫn tại đây

Lưu ý:

  • Người nộp thuế có khoản thu hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thì phải lập hồ sơ khai thuế GTGT riêng cho hoạt động thu hộ. Từ MISA SME 2022 – R17, phần mềm bổ sung thêm các chỉ tiêu “Tỉnh khác nơi đóng trụ sở chính”, “CQT cấp cục” và “CQT nơi nộp” trên form chọn kỳ tính thuế theo HTKK.

Khai thuế cho hóa đơn bán hàng trực tiếp

  • Chương trình đồng thời lấy lên dữ liệu hóa đơn hợp lệ theo NĐ51 và NĐ123 trên bảng kê mua vào, bán ra.
  • Khi lập tờ khai thuế GTGT lần đầu mà tháng/quý đó có phát sinh HĐ điều chỉnh/HĐ thay thế khác kỳ với HĐ bị điều chỉnh/HĐ bị thay thế, phần mềm không tự động lấy các HĐ điều chỉnh/HĐ thay thế/HĐ hủy lên bảng kê bán ra. Tuy nhiên, phần mềm vẫn cho phép người dùng chọn các hóa đơn này lên bảng kê.
  • Đối với dữ liệu đa chi nhánh, nếu chi nhánh nào đăng ký kê khai nộp thuế GTGT riêng thì quý vị vào danh mục cơ cấu tổ chức của chi nhánh đó, tích chọn“Kê khai thuế GTGT, TTĐB riêng”, khi đó chi nhánh mới có quyền lập tờ khai thuế GTGT riêng cho chi nhánh. Khi lập tờ khai thuế GTGT ở tổng công ty, hệ thống sẽ tự động lấy dữ liệu từ các hóa đơn mua vào, bán ra của các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không tích chọn“Kê khai thuế GTGT, TTĐB riêng”
  • Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế (không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ, tiền thuế đề nghị hoàn), NNT chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung số 01-1/KHBS và Hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, không phải nộp Tờ khai bổ sung số 01/KHBS.
  • Trường hợp NNT phát hiện Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh có sai sót, và Cơ quan thuế đã ban hành thông báo nộp thuế cho Hồ sơ khai thuế này, thì NNT khai bổ sung bằng cách:
    • Hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung
    • Không phải nộp Tờ khai bổ sung số 01/KHBS và Bản giải trình khai bổ sung số 01-1/KHBS. (Do NNT không phải tự xác định số thuế phải nộp, thực hiện nộp thuế theo thông báo của CQT nên CQT sẽ thông báo nộp thuế bổ sung, điều chỉnh gửi cho NNT).

4. Lưu ý

Với phương pháp kê khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu, định kỳ cần xác định số thuế GTGT phải nộp. Kế toán thực hiện như sau: Vào Nghiệp vụ\Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác, khai báo thông tin về số thuế GTGT phải nộp (Lưu ý: không kê khai thông tin tại tab Thuế)