Kho bạc ở đâu

Câu hỏi:

Tôi tham gia giao thông và bị xử phạt về lỗi không đi đúng làn đường quy định. Hiện nay, tôi đang cư trú tại Bắc Ninh nhưng bị xử phạt tại Hà Nội, vậy tôi có thể nộp phạt ở đâu và cần mang theo những giấy tờ gì khi đi nộp phạt ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tổng đài tư vấn nộp phạt giao thông ở đâu, gọi: 1900 6557

Trả lời:

Cảm ơn Anh/Chị đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi của Anh/Chị, chúng tôi xin trả lời như sau:

Hiện nay, có các hình thức và địa điểm nộp phạt giao thông như sau:

Nộp phạt tại chỗ

Theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”

Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt

[…] c] Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.”

Trong trường hợp này công dân có quyền nộp phạt luôn tại chỗ mà không cần đến Kho bạc.

Nộp tại kho bạc Nhà nước

Theo khoản 2 Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và điểm a, b Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP

“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản

2…..Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.”

Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt

1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

a] Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;

b] Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;”.

Theo đó, Cảnh sát giao thông sẽ ghi tài khoản Kho bạc Nhà nước hoặc hướng dẫn địa điểm của Kho bạc Nhà nước để công dân vi phạm pháp luật giao thông đi nộp phạt. Việc nộp phạt tại kho bạc Nhà nước thường được áp dụng đối với lỗi 250.000 đồng trở lên với cá nhân và 500.000 đồng trở lên đối với tổ chức.

Nộp phạt xử phạt giao thông qua đường bưu điện

Từ 15/6/2016, người vi phạm có thể lựa chọn phương thức nộp tiền phạt vi phạm giao thông tại các bưu cục trên cả nước, sau đó nhận lại giấy tờ bị tạm giữ chuyển qua bưu điện đến nhà qua dịch vụ bưu chính tại địa phương nơi người vi phạm cư trú, làm việc.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản k Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

“Điều 68. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:

k] Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;“

Như vậy, Anh/Chị có thể nộp phạt tại địa chỉ ghi trên biên bản xử phạt của mình hoặc nộp phạt tại Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

HƯỚNG DẪN CÁCH KẾT NỐI VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1900 6557

Để được các chuyên viên và luật sư của chúng tôi tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan nêu trên, khách hàng chỉ cần nhấc máy điện thoại và gọi tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6557 và làm theo hướng dẫn theo lời chào trong Tổng đài.

Lưu ý:

– Khách hàng có thể dùng điện thoại cố định hoặc di động và không cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới TỔNG ĐÀI: 1900 6557

– Thời gian làm việc của TỔNG ĐÀI: 19006557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần.

Chúng tôi hy vọng việc triển khai kênh tư pháp luật trực tuyến qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 sẽ hỗ trợ và giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc của mình.

Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn Luật dân sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi:

Kính gửi Luật sư công ty Luật Hoàng Phi, tôi có một vấn đề mong nhận được sự tư vấn của quý Luật sư: Tuần vừa qua, tôi đang lưu thông trên tuyến đường từ Bắc Ninh về Hà Nội thì bị Cảnh sát giao thông tuýt còi dừng xe kiểm tra. Sau khi xuất trình giấy phép lái xe, đăng ký xe, Cảnh sát giao thông thông báo ô tô của tôi vi phạm lỗi đi quá tốc độ và lập biên bản. Vì sức khỏe hiện nay tôi không được tốt không thể đi lại nhiều, tôi muốn nhờ người đến giải quyết nộp phạt thay có được không. Nếu được, trước khi đến tôi phải làm thủ tục gì và lỗi vi phạm trên bị xử lý thế nào?

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi nội dung cần tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi, Chúng tôi xin tư vấn cho bạn về vấn đề nhờ người nộp phạt vi phạm giao thông thay như sau:

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện lưu thông phải đi đúng tốc độ quy định.

Trong trường hợp của bạn đã điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định. Nếu bạn vì lý do sức khỏe không thể đến trụ sở đội, trạm Cảnh sát giao thông nơi xử lý vi phạm thì bạn có thể làm giấy ủy quyền cho người khác đến giải quyết xử lý vi phạm thay bạn và nhận lại Giấy phép lái xe cho mình.

Tuy nhiên, khi làm giấy ủy quyền phải có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú. Trong giấy ủy quyền cần ghi rõ số Chứng minh thư nhân dân của bạn và người được ủy quyền. Có đủ các loại giấy tờ trên, Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành giải quyết làm các thủ tục xử lý vi phạm trả lại giấy tờ xe cho người được ủy quyền theo quy định.

Nộp phạt vi phạm giao thông và 07 điều cần biết [Ảnh minh họa]

1. Các trường hợp được nộp phạt tại chỗ

Người vi phạm giao thông có thể nộp phạt tại chỗ xử lý vi phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và vi phạm không được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Trường hợp này thì người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản và phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

- Vi phạm giao thông tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt.

- Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp.

[Khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020]

Lưu ý: Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại các địa điểm ở mục [2].

2. Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020, khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

- Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;

- Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

- Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu rơi vào các trường hợp tại mục [1] hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;

- Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích [Bưu điện,...].

3. Có thể nộp phạt vi phạm giao thông online

Hiện nay, trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp dịch vụ nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Do đó, ngoài các hình thức nộp phạt tại mục [2], hiện tại, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Xem thêm: Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông trên Cổng dịch vụ công.

4. Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông

Theo quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 [được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính] quy định thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tùy vào mỗi trường hợp như sau:

- Trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần: Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.

- Trường hợp xử phạt tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

- Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

- Nếu không rơi vào các trường hợp trên thì thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

5. Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 [được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính] thì nếu quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tại mục [4] sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Số tiền chậm nộp = Tổng số tiền phạt chưa nộp + [Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp]

6. Mất biên bản thì nộp phạt vi phạm giao thông thế nào?

Đối với trường hợp xử phạt có lập biên bản thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập 02 biên bản và giao 01 biên bản cho người bị xử phạt [Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020].

Theo quy định pháp luật, trường hợp người vi phạm làm mất biên bản vi phạm hành chính, thì người vi phạm làm mất biên bản phải viết một đơn cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương, trong đó ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ và nói rõ ngày, giờ bị mất biên bản để công an địa phương xác nhận.

Sau đó người vi phạm mang bản cam đoan này đến nơi CSGT lập biên bản vi phạm. Lực lượng chức năng sẽ rà soát hồ sơ, biên bản lưu giữ, đối chiếu chính xác thì sẽ làm thủ tục giải quyết vi phạm [cho nộp phạt], đồng thời trả lại giấy tờ [nếu có] cho người vi phạm theo quy định.

7. Có thể nộp phạt nhiều lần trong một số trường hợp

- Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;

+ Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần.

Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

- Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.

- Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

- Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.

[Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020]

>>> Xem thêm: Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe máy đi sai làn đường? Nếu sau khi bị lập biên bản nhờ người thân nộp phạt vi phạm giao thông có được không?

Điều khiển xe máy chạy 70 km/h trên đoạn đường quy định 50km/h bị phạt như thế nào? Nộp phạt vi phạm giao thông muộn có bị tính lãi không?

Thời hạn nộp tiền xử phạt vi phạm giao thông được quy định như thế nào? Thủ tục nộp tiền phạt vi phạm giao thông?

Đi xe đạp thả hai tay khi đang tham gia giao thông có bị phạt không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu? Trường hợp đi xe đạp thả hai tay có bị tịch thu phương tiện không?

Xe máy tham gia giao thông không có gương chiếu hậu bị phạt không? Trường hợp xe máy không có gương chiếu hậu nếu bị phạt tiền thì chủ xe có bị tước bằng lái xe không?

Cảnh sát giao thông không chào người dân trước khi xử phạt vi phạm giao thông có đúng theo quy định pháp luật hay không?

Diễm My

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề