Lá mơ trong miền nam gọi là gì năm 2024

Lá cây mơ lông là loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Không chỉ có vậy, cây mơ lông còn là thảo dược chữa rất nhiều loại bệnh. Nếu bạn chưa biết đến những công dụng chữa bệnh đó thì có thể tìm hiểu về điều này trong bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm sinh học cây mơ lông

Cây mơ lông (Paederia tomentosa, Paederia foetida) được biết đến nhiều với cái tên: mơ tam thể. Loài cây này gồm 2 loại: lá mơ xanh và lá mơ tía nhưng đều có lông mịn ở 2 mặt lá.

Mơ lông là loài cây dây leo có đặc tính dễ trồng, thường mọc hoang. Lá mơ lông mọc đối xứng, hình trứng. Cây mơ lông được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á trong đó có nước ta.

Lá mơ trong miền nam gọi là gì năm 2024

Cây mơ lông thuộc loài thân leo, lá có nhiều lông tơ nhỏ

2. Thành phần và công dụng sức khỏe của cây mơ lông

2.1. Thành phần hóa học và cách sử dụng lá mơ lông

Lá mơ lông giàu tinh dầu: Sulfide dimethyl sulphide, Bisulfur carbon, Paederin, Alkaloid,... nên nhiều dược tính và được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra, rễ và thân cây mơ lông cũng dùng để chữa nhiều bệnh, có thể thu hái vào mọi thời điểm sau đó đem phơi hoặc sấy khô để dùng dần.

2.2. Công dụng của cây mơ lông đối với sức khỏe

Y học cổ truyền quan niệm lá mơ lông đắng mát, hơi cay, có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, hoạt huyết trừ phong, tiêu thực đạo trệ, chỉ thống giải độc và trừ thấp tiêu thũng. Ngoài ra, cây mơ lông còn có tác dụng ích tinh, ích khí, hư lao,... rất tốt trong điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, đầy hơi, đại tiện ra máu, ho đàm, phong thấp,...

Lá mơ trong miền nam gọi là gì năm 2024

Cây mơ lông có tác dụng chữa trị các triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa

3. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây mơ lông và lưu ý sử dụng

3.1 Bài thuốc chữa bệnh từ cây mơ lông

- Chữa lỵ do trực trùng Shiga

GS.TS. Đỗ Tất Lợi trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã có bài thuốc chữa bệnh lý này như sau:

+ Thành phần: 1 quả trứng gà, 30 - 50g lá mơ lông.

+ Cách thực hiện: rửa sạch, để ráo lá mơ lông rồi thái nhỏ sau đó trộn đều với trứng gà và bọc vào lá chuối, đặt lên chảo rán không kèm dầu, mỡ. Cuối cùng, lấy thành phẩm thu được ăn 2 - 3 lần/ngày, duy trì liên tục 5 - 8 ngày.

- Chữa sôi bụng, khó tiêu

+ Thành phần: một chút muối và một nắm lá mơ lông.

+ Cách làm: rửa sạch lá cây mơ lông rồi ăn trực tiếp cùng với muối hoặc giã chắt lấy nước uống. Duy trì như vậy cho đến khi khỏi hoàn toàn triệu chứng khó tiêu, sôi bụng.

- Chữa ăn không tiêu gây đau tức thượng vị

+ Thành phần: 30 - 60g rễ và thân cây mơ lông tươi.

+ Cách thực hiện: đem nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch rồi sắc lấy nước uống 3 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.

- Chữa đau dạ dày

+ Thành phần: 20 - 30g lá mơ lông.

+ Cách thực hiện: rửa sạch toàn bộ lá mơ lông rồi giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt uống hết trong 1 lần.

- Chữa eczema, chàm da, giời leo, nấm ngoài da

+ Thành phần: một nắm thân và lá cây mơ lông.

+ Cách làm: đem rửa sạch toàn bộ nguyên liệu rồi giã nhuyễn vắt lấy nước cốt thấm vào bông gòn thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh 3 - 4 lần/ngày.

- Chữa bệnh giun đũa, giun kim

+ Thành phần: 1 nắm lá mơ lông.

+ Cách làm: rửa sạch lá mơ lông rồi ngâm với nước muối pha loãng trong 30 phút sau đó vớt ra, để ráo rồi giã lấy nước uống hoặc ăn như ăn rau sống. Nên làm như vậy ngay sau khi mới thức dậy vào buổi sáng, duy trì 3 ngày liên tục.

- Chữa suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

+ Thành phần: 25 - 30g rễ cây mơ lông, 1 lít nước và 1 cái dạ dày lợn.

+ Cách làm: đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, nấu đến khi chỉ còn lại 2 chén con nước thì chắt lấy nước chia thành 2 lần uống trong ngày.

Lá mơ trong miền nam gọi là gì năm 2024

Trứng gà lá mơ vừa là món ăn yêu thích của nhiều người vừa là bài thuốc chữa bệnh đau bụng đi ngoài

- Chữa tiêu chảy

+ Thành phần: 30g dây mơ lông.

+ Cách làm: đem rửa sạch dây mơ lông rồi sắc lấy nước để chia thành 2 lần uống.

- Chữa phong thấp, xương khớp đau nhức

Có thể lựa chọn thực hiện 1 trong các cách:

+ Cách thứ nhất: sắc 30 - 60g thân, lá hoặc rễ cây mơ lông cùng 1 chén rượu nhỏ và 300ml nước cho đến khi còn khoảng 100ml thì chắt lấy nước uống và xoa bóp vùng khớp bị đau.

+ Cách thứ hai: dây mơ lông đem cắt thành khúc 2cm rồi sao vàng. Mỗi lần dùng 50g sắc cùng 200ml nước đến khi còn 100ml thì chắt nước, chia thành 3 lần uống, thực hiện liên tiếp 10 - 15 ngày.

+ Cách thứ ba: lá và thân cây mơ lông đem thái nhỏ, sao vàng và ngâm cùng rượu trên 40 độ trong 5 ngày. Tiếp theo hãy dùng rượu này để xoa bóp khớp bị đau để cải thiện lưu thông máu, chống sưng viêm và giảm đau.

- Chữa chấn thương do té ngã

+ Thành phần: 60g rễ cây mơ lông tươi.

+ Cách làm: rửa sạch và sắc cùng 1 chén con rượu trắng rồi uống 1 lần/ngày.

- Chữa chướng bụng, đầy hơi, thông tiểu

+ Thành phần: 15g lá mơ lông.

+ Cách làm: rửa sạch nguyên liệu rồi sắc cùng 3 bát con nước trong khoảng 15 phút sau đó chắt lấy phần nước để pha với 1 cốc nước ép trái cây, uống hết trong 1 lần. Làm như vậy hàng ngày cho đến khi hết bệnh.

3.2. Lưu ý khi dùng lá mơ lông để chữa bệnh

Lá mơ lông có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh lý nêu trên nhưng trong quá trình sử dụng cần lưu ý:

- Lá mơ lông chỉ là thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh, không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

- Lựa chọn lá mơ sạch, nên ngâm nước muối sát khuẩn trong 20 - 30 phút sau đó hãy sử dụng.

- Người có cơ địa dị ứng không nên dùng lá mơ lông.

Những thông tin về công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây mơ lông trên đây chỉ có tính chất giới thiệu để tham khảo. Nếu sử dụng mơ lông như một dược liệu chữa bệnh thì cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để biết cách dùng và liều lượng trong từng bài thuốc sao cho hợp lý.

Quý khách hàng đang gặp vấn đề về sức khỏe, cần được thăm khám, chẩn đoán và định hướng điều trị hiệu quả có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.