Luật cấm an thịt chó ở Việt Nam

Ngày 10/12, UBND TP Hội An đã tổ chức ký kết trực tuyến với tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu (FOUR PAWS) về cam kết loại bỏ việc sử dụng, buôn bán thịt chó, mèo.

Liên quan đến vụ việc này, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch UBND TP Hội An, cho biết hiện chính quyền vẫn chưa có thống kê chính thức về các hộ kinh doanh mua bán thịt chó, mèo. Tuy nhiên, theo ông Hùng thì hiện nay số người kinh doanh thịt chó rất ít và hoàn toàn không có người buôn bán thịt mèo.

Cũng theo ông Hùng, dự án mà Hội An ký kết với FOUR PAWS chỉ mới là biên bản ghi nhớ để làm cơ sở xin chủ trương của UBND tỉnh Quảng Nam, nếu được thông qua thì mới thống nhất, lên kế hoạch cụ thể để triển khai trong 2 năm 2022 và 2023.

"Phúc lợi động vật là yếu tố quan trọng đối với cả khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt khi các vật nuôi, thú cưng đang ngày càng được coi là thành viên trong gia đình ở Việt Nam. Là một thành phố du lịch nổi tiếng, Hội An mong muốn thúc đẩy quyền lợi động vật thông qua việc xóa sổ bệnh dại, loại bỏ dần nạn buôn bán thịt chó, mèo và đưa thành phố trở thành điểm đến du lịch hàng đầu", Phó chủ tịch UBND TP Hội An khẳng định.

Luật cấm an thịt chó ở Việt Nam

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP Hội An phát biểu tại buổi ký thỏa thuận

Đặc biệt, Phó chủ tịch UBND TP Hội An nhấn mạnh, thông tin thành phố cấm không cho kinh doanh thịt chó, mèo là không đúng.

"Không ai mà cấm được. Pháp luật họ cho phép thì sao mà cấm được khi họ đầy đủ điều kiện kinh doanh. Giải pháp quan trọng nhất ở đây là tuyên truyền vận động, vì chó, mèo là vật nuôi không phải để ăn thịt mà là vật nuôi thân thiết, gắn bó với con người. Chúng tôi muốn hình thành thói quen không ăn thịt chó, mèo cho người dân. Mình vận động mà người dân hưởng ứng thì việc rất nên làm. Dự án triển khai trên địa bàn thành phố là vì cái chung, xây dựng Hội An là thành phố sinh thái, du lịch, thành phố nhân tình thuần hậu", ông Hùng chia sẻ.

Ông Hùng cho biết thêm, nếu dự án được triển khai cụ thể thì chính quyền Hội An sẽ có các biện pháp để hỗ trợ những người kinh doanh, bán thịt chó trên địa bàn chuyển đổi ngành nghề. Ngoài ra, việc quan trọng khác trong dự án là loại trừ bệnh dại, tiêm vắc xin phòng dại cho vật nuôi,...

Luật cấm an thịt chó ở Việt Nam

Phó Chủ tịch TP Hội An "bắt tay trực tuyến" với ông Carsten Hertwig, Giám đốc Bảo tồn bền vững, Trưởng đại diện tổ chức FOUR PAWS Quốc tế tại Việt Nam

Bà Julie Sanders - Giám đốc phụ trách Vật nuôi của FOUR PAWS, cho biết: “Đây là thời điểm quan trọng, mang tính khởi phát ở Việt Nam và trong khu vực. Mỗi năm Việt Nam có hơn năm triệu cá thể chó và một triệu cá thể mèo bị buôn bán và giết để lấy thịt, gây nguy hại đến quyền lợi động vật và sức khỏe cộng đồng. Hội An là thành phố tiên phong thực hiện để các địa phương khác trên cả nước nối tiếp”.

Theo FOUR PAWS, mỗi năm, Việt Nam có hơn 5 triệu cá thể chó và 1 triệu cá thể mèo bị buôn bán và giết để lấy thịt, gây nguy hại đến quyền lợi động vật và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, các cuộc điều tra do FOUR PAWS thực hiện đã chỉ ra rằng chỉ có 6,3% người Việt Nam tiêu thụ thịt chó hoặc mèo nhưng có đến 88% công chúng ủng hộ chính phủ ban hành lệnh cấm buôn bán thịt chó, mèo. Đặc biệt, khoảng 75% các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện có nguồn gốc từ động vật.

Chia sẻ tại buổi ký kết, Ca sỹ Văn Mai Hương, người đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ việc chấm dứt nạn buôn bán tàn ác này, cho biết: “Sự kiện này thật đặc biệt đối với những người trẻ như Hương, vì Hội An là một di sản văn hóa được UNESCO công nhận, cũng là điểm đến du lịch được rất nhiều người Việt Nam và bạn bè quốc tế yêu thích. Qua sự kiện hôm nay, Hương mong muốn góp thêm tiếng nói của mình cùng người dân Việt Nam nói không với tiêu thụ thịt chó, mèo, và đồng tình nếu chính phủ ra lệnh cấm buôn bán, giết mổ chó, mèo...”.

Khương Mỹ

Hiện nay, tình trạng trộm chó đã và đang hoành hành ở nhiều địa phương, gây bức xúc, bất bình cho người dân. 

Nhiều vụ trộm chó xảy ra, gây hoang mang dư luận. Đối tượng trộm chó manh động, liều lĩnh, chống trả quyết liệt khi bị vây bắt.

Mặt khác, khi người dân tự tổ chức vây bắt đối tượng trộm chó và hành xử theo kiểu "luật rừng" khiến nhiều đối tượng trộm chó bị thương tích nặng, có trường hợp tử vong.

Luật cấm an thịt chó ở Việt Nam

Hình ảnh ghi lại cảnh hai "cẩu tặc" dùng dao chống trả, cướp xe máy của người dân để bỏ trốn khi bị phát hiện tại Hà Nam vào ngày 2/11. Ảnh: Công an tỉnh Hà Nam.

Bên cạnh đó, việc chăn nuôi, giết mổ, sử dụng thịt chó chưa qua kiểm dịch, kiểm soát, tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe do thịt có thể nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là virus gây bệnh dại.

Nhiều ý kiến cho rằng, muốn hạn chế nạn trộm chó thì phải luật hóa việc cấm ăn thịt chó. Nhiều nước trên thế giới cũng có quy định cấm ăn thịt chó như Ấn Độ, Mỹ, Úc.

Tại Việt Nam, thịt chó từ lâu đã trở thành thức ăn ưa chuộng của không ít người dân. Nhiều hàng quán mở ra phục vụ thực khách có nhu cầu thưởng thức thịt chó.

Theo tìm hiểu, một số nhà hàng đã quán "móc nối" với nhiều đối tượng trộm chó để được cung ứng nguồn thực phẩm ổn định.

Do vậy, việc đề xuất cấm ăn thịt chó để hạn chế nạn trộm chó là thiếu tính khả thi và không nhận được sự đồng tình ủng hộ của một bộ phận người dân.

Xuất phát từ thói quen, cho nên việc ăn thịt chó hay không là quyền của mỗi người dân, người dùng cứ dùng, người không ăn thì không ai ép. Vấn đề ở chỗ là phải kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, sử dụng thịt chó.

Người buôn bán thịt chó phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc thực phẩm, không buôn bán thịt chó bị dịch bệnh hoặc do trộm cắp mà có.

Hàng quán đăng ký buôn bán thịt chó phải văn minh, lịch sự, không giết mổ, bày bán tràn lan ở vỉa hè gây phản cảm, mất mỹ quan đô thị. 

Cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hành vi mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở giết mổ, cũng như các cửa hàng kinh doanh, buôn bán thịt chó,…

Người tiêu dùng thịt chó cần nắm rõ kiến thức, nhận biết nguồn thực phẩm sạch để sử dụng an toàn, phòng tránh dịch bệnh. Đồng thời phải lên tiếng tẩy chay những hàng quán mất vệ sinh, mua bán thịt chó không rõ nguồn gốc.

Việc vận động, tuyên truyền người dân không nên sử dụng thịt chó có lẽ chỉ dừng lại ở việc khuyến cáo chứ không thể ban hành quy định cấm, bởi nếu cấm sử dụng thịt chó thì sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người dân.

Vì vậy, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng thịt chó, tác hại của việc sử dụng thịt chó không an toàn. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm để bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.

Đây là kết quả từ cuộc khảo sát tại các khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng từ những nhóm người ngẫu nhiên ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và thành phần xã hội khác nhau về nạn buôn bán thịt chó và mèo tại Việt Nam. Cuộc khảo sát do Tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu – Four Paws thực hiện và công bố.

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 95% người dân Việt Nam cho rằng việc ăn thịt chó, mèo không phải là một phần của văn hóa Việt Nam và muốn hành động chống lại nạn buôn bán chó mèo. Đáng chú ý, khảo sát cũng cho thấy 88% người Việt Nam sẽ ủng hộ lệnh cấm nạn buôn bán thịt chó, mèo.

Người Việt Nam ngày nay, nhất là thế hệ trẻ, không ủng hộ việc tiêu thụ thịt vật nuôi vì ngày càng có nhiều người nuôi thú cưng, coi chó mèo như một thành viên không thể thiếu trong gia đình. Những chủ thú cưng tại Việt Nam hết sức đau lòng khi chó mèo của họ bị trộm cướp và giết hại dã man trong các lò mổ.

Trước đó, tháng 3/2020, Four Paws cũng công bố một báo cáo cho thấy buôn bán thịt chó mèo vẫn đang diễn ra ở Đông Nam Á, mặc dù việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cộng đồng.

Luật cấm an thịt chó ở Việt Nam
 

Theo Four Paws, hàng năm ước tính có khoảng 5 triệu cá thể chó và một triệu cá thể mèo bị giết hại dã man để lấy thịt ở Việt Nam. Vấn nạn buôn bán thịt chó mèo ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng không chỉ cho thấy sự tàn ác đối với động vật, mà còn tiềm ẩn nhiều mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, nhất là bệnh dại và sự xuất hiện của các dịch bệnh khác.

Tuy nhiên, tất cả sự tàn nhẫn và những hiểm họa trên chỉ phục vụ cho lợi ích của một số ít cá nhân. Mặc dù việc buôn bán thịt chó, mèo vẫn đang diễn ra tràn lan ở Việt Nam, các cuộc điều tra do FOUR PAWS thực hiện đã chỉ ra rằng chỉ có 6,3% người Việt Nam tiêu thụ thịt chó hoặc mèo nhưng có đến 88% công chúng ủng hộ chính phủ ban hành lệnh cấm buôn bán thịt chó, mèo.

Như vậy cùng với kết quả của cuộc khảo sát mới nhất năm 2021 của Four Paws, chúng ta thấy rằng đa phần người Việt Nam không ăn thịt chó mèo và muốn chính phủ hành động ngay để chống lại nạn buôn bán và ăn thịt chó mèo tàn nhẫn và dã man. Gần đây nhất, đầu tháng 12/2021, Hội An đã trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam nói không với tiêu thụ thịt chó, mèo, hướng tới thành phố du lịch thân thiện.

Trong một thoả thuận mang tính lịch sử giữa UBND Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và tổ chức Four Paws, Hội An đã cam kết loại bỏ thịt chó, mèo ra khỏi thành phố. Trong suốt năm 2021, UBND thành phố Hội An đã làm việc cùng với Four Paws để xây dựng thỏa thuận này và trở thành thành phố đầu tiên có hành động triệt để nhằm chấm dứt nạn buôn bán thịt chó, mèo.

Bên cạnh đó, nội dung thoả thuận còn nhấn mạnh việc cải thiện phúc lợi vật nuôi thông qua các chương trình tiêm chủng và loại trừ bệnh dại, giúp ngăn chặn hiểm họa có thể bùng phát đại dịch.

Giờ đây, Hội An - một di sản văn hóa được UNESCO công nhận, cũng là điểm đến du lịch được rất nhiều người Việt Nam và bạn bè quốc tế yêu thích sẽ được biết thêm đến như một điểm đến không tiêu thụ thịt chó, mèo.

Ngay sau khi ký thoả thuận với Hội An, giữa tháng 12/2021, Four Paws đã phát động chiến dịch lớn “Đây không phải Việt Nam” nhằm kêu gọi người dân Việt Nam cùng hành động chống lại nạn buôn bán thịt chó, mèo tàn nhẫn và dã man. Chỉ sau vài tuần phát động, đến nay chiến dịch “Đây không phải Việt Nam” đã có tới hơn 20 nghìn người dân Việt Nam đăng ký ủng hộ.

 Hoàng Minh

Luật cấm an thịt chó ở Việt Nam

Nhiều con buôn nhắm vào những giống chó cảnh có giá trị để bán cho các tụ điểm kinh doanh hoặc đòi tiền chuộc từ người chủ.