Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên là gì? Nhiệm vụ cơ bản của giao dịch viên


Giao dịch viên (còn được gọi là Teller) là những nhân viên ngân hàng làm việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của một ngân hàng.

1. Giao dịch viên là gì ?

Giao dịch viên (còn được gọi là Teller) là những nhân viên ngân hàng làm việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của một ngân hàng.

Tham khảo : Tỷ giá ngoại tệ.

Công việc của giao dịch viên là hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, phục vụ các nhu cầu cơ bản của khách hàng như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ, mở tài khoản, xử lý thông tin tài khoản, hạch toán giao dịch và ghi chép lại tất cả giao dịch liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tại quầy của họ.

Như mọi người biết lễ tân là bộ mặt của công ty, nhà hàng – khách sạn, thì giao dịch viên lại là bộ mặt của một ngân hàng. Nếu như bạn đã từng một lần đến giao dịch ở ngân hàng, chắc bạn đã được tiếp xúc với các giao dịch viên ở ngân hàng, họ luôn có nụ cười thân thiện, với bộ đồ đồng phục đẹp và bắt mắt, thái độ nhiệt tình với khách hàng.

2. Công việc của giao dịch viên

Là việc làm thường trực tại các quầy giao dịch của các ngân hàng và phục vụ các nhu cầu cơ bản của khách hàng như: Nộp tiền, rút tiền, Ủy nhiệm, thu hộ, chi hộ , mở tài khoản, xử lý thông tin tài khoản, hạch toán giao dịch và các loại thủ tục giấy tờ khác cho khách hàng khi có nhu cầu.

Dưới đây là những mô tả công việc giao dịch viên cụ thể và chi tiết:

Thứ nhất: Tiếp đón khách hàng đến giao dịch

Đầu tiên, công việc của giao dịch viên là phải tiếp đón khách hàng đến giao dịch một cách thân thiện, hòa nhã nhất. Bên cạnh đó, giao dịch viên cần tìm hiểu và nắm rõ các nhu cầu của khách hàng, nhìn nhận các nhu cầu đó để nhanh chóng đưa ra các phương pháp hỗ trợ cho khách hàng một cách tốt nhất.

Thứ hai: Tư vấn cho khách hàng

+ Tư vấn, hướng dẫn khách hàng trên cơ sở sản phẩm & dịch vụ cung cấp, phù hợp với nhu cầu mà KH mong muốn

+ Giới thiệu các sản phẩm và chương trình khuyến mãi, chiến dịch marketing mới cho Khách hàng

+ Giải đáp thắc mắc của khách hàng; Khai thác các nhu cầu của khách hàng để giới thiệu bán chéo và bán thêm các sản phẩm có liên quan đến các nhu cầu đó

+ Thực hiện công tác phát triển Khách hàng tại quầy: Thiết lập mối quan hệ, giới thiệu, tư vấn và cập nhật chính sách-sản phẩm-dịch vụ của Ngân hàng cho Khách hàng thường xuyên

+ Một điều mà người giao dịch viên cần nắm rõ là nên tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép của mình. Với phương châm “khách hàng là trọng tâm” và đảm bảo uy tín của ngân hàng.

Xem thêm: So sánh lãi suất tiết kiệm các ngân hàng.

Thứ ba: Thực hiện thao tác nghiệp vụ

+ Thực hiện các giao dịch liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ mà mình đã được đào tạo trước đó: Mở và quản lý tài khoản, nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán, phát hành thẻ, thu chi tiền mặt và thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, lệnh thanh toán, chuyển tiền…

+ Trực tiếp giao dịch, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngay tại quầy cho Khách hàng một cách an toàn, hiệu quả, kịp thời với chất lượng dịch vụ tốt nhất.

+ Đảm bảo quản lý, duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao

+ Đảm bảo cung cấp, phục vụ yêu cầu của KH và các hoạt động nghiệp vụ một cách nhanh chóng, chính xác theo đúng trình tự, quy định mà ngân hàng đề ra

Thứ tư: Phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Việc chăm sóc khách hàng và đảm bảo các tiêu chuẩn cũng chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng theo quy định của ngân hàng sao cho tốt là cách mà giao dịch viên kéo dài mối quan hệ với khách hàng:

+ Chăm sóc, đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng theo quy định của ngân hàng.

+ Quan tâm, chăm sóc khách hàng sau bán nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp, thúc đẩy khách hàng sử dụng thêm Sản phẩm dịch vụ khác hoặc giới thiệu thêm khách hàng mới.

3. Những cơ hội và thách thức khi làm giao dịch viên

Những thuận lợi khi làm Giao dịch viên :

– Môi trường làm việc năng động, trẻ trung: thực tế cho thấy hiện nay tại các ngân hàng thương mại hiện nay chủ yếu là là những người trẻ đặc biệt là bộ phận giao dịch viên. Do vậy môi trường làm việc rất cởi mở, hòa đồng cho phép nhân viên có nhiều cơ hội sáng tạo, đóng góp và xây dựng. Bên cạnh đó, tính minh bạch cao cũng là điểm thu hút các bạn trẻ muốn tham gia làm việc tại môi trường ngân hàng.

>> Giá vàng hôm nay thế nào ?


– Có cơ hội được giao tiếp rộng rãi: Giao dịch viên hàng ngày phải liên tục tiếp xúc, giao tiếp và xử lý nhu cầu của rất nhiều khách hàng. Đây là cơ hội để bạn có thể rèn luyện và nâng cao khả năng giao tiếp, thuyết phục, biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể thiết lập được rất nhiều mối quan hệ với khách hàng.

– Chế độ đãi ngộ, lương + thưởng tốt: So với những doanh nghiệp khác thì có thể thấy mức lương và thưởng của các ngân hàng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mức thưởng của GDV còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu hoặc mức độ hài lòng của khách hàng.

Những áp lực mà Giao dịch viên thường gặp phải

– Áp lực về thời gian, yêu cầu cẩn thận chính xác trong giao dịch: Vì các giao dịch liên quan đến tiền do vậy yêu cầu chính xác tuyệt đối trong giao dịch là điều rất quan trọng. Với số lượng khách hàng mỗi ngày rất đông do vậy GDV viên xử lý công việc nhanh nhưng phải đảm bảo chính xác.

– Áp lực về doanh số: Tại các ngân hàng đều sử dụng các chỉ tiêu doanh số (KPI) để thúc đẩy nhân viên làm việc. Tùy vào từng ngân hàng và bộ phận khác nhau sẽ có những KPI khác nhau. Đối với GDV thì chỉ tiêu đặt ra về huy động vốn/ tháng hoặc số lượng KH vay…

– Áp lực về trách nhiệm công việc: Giao dịch viên là người trực tiếp xử lí giao dịch với khách hàng do vậy việc phát sinh những tình huống rủi ro khi phân biệt tiền thật/giả, nhầm lẫn… khi gặp những rủi ro này hầu hết các Giao dịch viên phải có trách nhiệm đền bù các thiệt hại đã gây ra.

4. Để trở thành giao dịch viên cần chuẩn bị những gì ?

Kỹ năng

Mỗi giao dịch viên ngân hàng phải mang trong mình đầy đủ 5 kỹ năng sau:

+ Kỹ năng làm việc nhóm và độc lập khi cần

+ Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tốt

+ Kỹ năng thiết lập mối quan hệ cá nhân với khách hàng một cách bền vững

+ Kỹ năng đặt câu hỏi và xử lý tình huống bất ngờ

+ Kỹ năng thuyết phục khách hàng.

Phẩm chất

Bên cạnh những kỹ năng cần có thì những phẩm chất sau đây cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp nhân viên ngân hàng có thể bám trụ được lâu trong ngành này:

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc

+ Thích những công việc văn phòng, ít phải đi lại

+ Hòa nhã, ưa thích giao tiếp. Có khả năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm là một lợi thế.

+ Tiếng Anh giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng;

+ Biết cách lắng nghe & kiểm soát tốt cảm xúc.

Xem thêm: Chuyển đội ngoại tệ.

Có thái độ cầu thị trong công việc

Kiến thức Nghiệp vụ

Ngoài kỹ năng và phẩm chất cần có thì kiếm thức chuyên môn là cơ sở để đánh giá bạn có thể trở thành một nhân viên giao dịch giỏi được hay không?

+ Nắm bắt nền tảng cơ bản về tài chính, Kế toán Ngân hàng, Kho quỹ

+ Kiến thức chung về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh

+ Kiến thức về Ngân hàng: sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, Văn bản nghiệp vụ, Chi phí liên quan..

+ Chuyên môn: Tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng kinh tế. Vị trí giao dịch viên không quá kén chuyên ngành học. Các bạn học kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp,…vẫn có thể thi và làm giao dịch viên.

5. Con đường sự nghiệp của giao dịch viên

Con đường sự nghiệp của Giao dịch viên sẽ thăng tiến theo số năm kinh nghiệm làm việc, cùng với những thành tích đạt được các chỉ tiêu tại các kỳ đánh giá.

– Từ 0 – 2 năm đầu tiên: Giao dịch viên

– Từ 2 – 3 năm: Kiểm soát viên

– Từ 3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng

– Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành

– Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh

– > 9 năm: Các vị trí khác tại Hội Sở

Ngoài ra trong thực tế Giao dịch viên sẽ có thể được điều chuyển sang các vị trí khác như Tư vấn tài chính cá nhân, hành chính nhân sự… Tùy thuộc vào định hướng của mỗi nhân viên.

Tags: giao dịch viên, ngân hàng,

Bình luận


Tin liên quan

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Casa là gì? Lợi ích khi dùng Casa cho người sử dụng

10/07/20 trong Tin tức

Casa là từ viết tắt của Current Account Savings Account, còn gọi là Tiền gửi không kỳ hạn. Đây là một loại hình gửi tiết kiệm ngân hàng mà Khách hàng có thể chủ động với khoản tiền của mình (gửi, rút tiền mặt nhiều lần và hưởng lãi suất không kỳ hạn).

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Cách gửi tiết kiệm bằng vàng tại các ngân hàng lãi suất cao nhất hiện nay

09/07/20 trong Tin tức

Gửi tiết kiệm bằng vàng là hình thức gửi tiết kiệm mà khi tham gia bạn được đảm bảo số tiền gốc bằng vàng miếng tiêu chuẩn do Ngân hàng Nhà Nước sản xuất. Số tiền gửi được quy đổi ra số lượng vàng miếng tiêu chuẩn theo giá mua vào tại thời điểm gửi do Ngân hàng Nhà nước công bố. Đến hạn, khách hàng được thanh toán số tiền gốc theo số lượng vàng miếng tiêu chuẩn nhân với giá mua tại thời điểm thanh toán.

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Thẻ tín dụng Anz là gì ? Những điều mà mọi người cần biết về thẻ Anz

09/07/20 trong Tin tức

Ngân hàng ANZ là một ngân hàng nổi tiếng của Australia, đây là ngân hàng uy tín và được nhiều khách hàng tin dùng trên toàn thế giới nói chung và hoạt động khá hiệu quả tại thị trường Việt Nam nói riêng. Với đội ngũ nhân viên ngày càng tăng, chất lượng ngày càng tốt, ANZ luôn mong muốn phục vụ và đem lại giá trị tốt nhất cho người dùng.

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng Vietinbank hiện nay

07/07/20 trong Tin tức

“Lãi gắn kết, thỏa sức vay” là chương trình ưu đãi lãi suất của Vietinbank áp dụng với nhiều sản phẩm đa dạng. Chương trình dành cho nhiều đối tượng khách hàng với mức lãi suất hiện nay chỉ từ 7- 7,7%/năm.

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Những điều cần biết khi vay thế chấp sổ đỏ tại Vietcombank

07/07/20 trong Tin tức

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963.

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Bí quyết giúp vay tiền xây nhà lãi suất thấp nhanh chóng, đảm bảo

06/07/20 trong Tin tức

Bên cạnh dịch vụ cho vay mua nhà thì cho vay tiền xây nhà, sửa nhà cũng là một dịch vụ vô cùng phổ biến tại các ngân hàng hiện nay dành cho những người có nhu cầu xây nhà nhưng chưa có kinh phí để thực hiện. Với dịch vụ này, khách hàng có thể sở hữu ngôi nhà mơ ước nhanh chóng mà không cần phải chờ đợi đến khi có đủ tiền trong tay.

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Agribank

06/07/20 trong Tin tức

Cuộc sống mỗi người luôn có nhu cầu về nhiều mặt, cả vật chất lẫn tinh thần. Để đáp ứng nhu cầu ấy phải có nguồn tài chính. Có tài chính mới có thể sửa nhà, xây nhà, kinh doanh, mua xe, …. Nếu tài chính chưa đủ, bạn phải vay, nguồn vay tốt nhất đương nhiên là ngân hàng. Tham khảo : Tỷ giá ngoại tệ.

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Cách đăng kí Internet Banking ngân hàng SHB nhanh chóng

02/07/20 trong Tin tức

Internet Banking là dịch vụ ngân hàng điện tử do ngân hàng phát triển và quản lý dựa trên nền tảng Internet người dùng có thể sử dụng máy tính, máy tính bảng hay điện thoại có thể thực hiện các giao dịch tài chính và phi tài chính nhanh chóng, an toàn mọi lúc mọi nơi.

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Các loại thẻ Visa Vietinbank và cách sử dụng thông minh

02/07/20 trong Tin tức

Là một trong những ngân hàng uy tín tại thị trường ngân hàng hiện nay, Vietinbank đã luôn mang đến cho khách hàng các sản phẩm thẻ đa dạng nhất với các tính năng hữu ích thiết thực nhất dành cho khách hàng.

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Có nên vay tín chấp ở Prudential hay không ?

30/06/20 trong Tin tức

Công ty tài chính Prudential Finance thuộc trực thuộc Tập đoàn Prudential plc (Vương quốc Anh), với 100% vốn nước ngoài đầu tiên chính thức hoạt động tại Việt Nam từ tháng 10 năm 2007.

Ngân Hàng VN



Tỷ giá hôm nay

Tiền Tệ Mua vào Bán ra
Đô La Mỹ 22,670 22,980
Đô La Úc 16,665 17,377
Đô Canada 17,806.34 18,566.5
Euro 24,629.54 26,009.89
Bảng Anh 29,251.47 30,500.21
Yên Nhật 182.31 193.01
Đô Singapore 16,426.52 17,127.77
Đô HongKong 2,841.56 2,962.87
Won Hàn Quốc 16.24 19.79
Nhân Dân Tệ 3,528 3,680
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay

Giá vàng hôm nay

Tiền Tệ Mua vào Bán ra
Vàng nữ trang 24K 53,502 54,802
SJC Hà Nội 68,300 69,070
Bảo Tín Minh Châu 68,260 68,900
DOJI HN 68,250 68,950
Phú Qúy SJC 68,250 68,900
PNJ Hà Nội 68,270 69,100
Giá vàng hôm nay

Công cụ tài chính

Giá vàng

Giá vàng

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Tỷ giá

Tỷ giá

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm

Lãi suất tiết kiệm

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Đổi tiền tệ

Đổi tiền tệ

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Ngân hàng

Ngân hàng

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng

Biểu đồ giá vàng

Biểu đồ giá vàng

Mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng