Nâng ngực kiêng thịt gà bao lâu

Hiện nay, thủ thuật thẩm mỹ nâng cấp vòng 1 có thể được thực hiện bằng nhiều cách, trong đó nổi bật nhất là tiêm filler hoặc phẫu thuật cấy ghép túi độn.

Sau mỗi ca chỉnh sửa ngực, các mô mềm xung quanh vú cần có thời gian để thích ứng với sự thay đổi mới, nên một vài triệu chứng ban đầu có thể gặp là: sưng căng, đau tức nhẹ, có vết bầm tím…

Những phản ứng tự nhiên này sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong 5-10 ngày tùy theo cơ địa và hình thức nâng ngực. Vì thế, đây là giai đoạn khá nhạy cảm và dễ xảy ra rủi ro nếu khách hàng không chú ý chăm sóc cẩn thận.

Theo kết quả khảo sát năm 2019, đã có hơn 15% khách hàng sau nâng ngực tại các bệnh viện thẩm mỹ uy tín vẫn gặp phải các biến chứng bất thường, do sai lầm trong cách ăn uống và sinh hoạt tại nhà.

Các chuyên gia tại Kangnam cũng cho biết: Việc ăn theo chế độ sau nâng ngực không chỉ giúp bạn phòng ngừa rủi ro nguy hiểm, mà còn có lợi cho quá trình hồi phục tự nhiên của cơ thể.

Ngoài ra, những lý do cần kiêng cữ khác là:

  • Chống tăng sinh sẹo, đảm bảo dáng ngực không tỳ vết.
  • Khuôn ngực sớm mềm và vào form chuẩn đẹp hơn, tránh bên to bên nhỏ.
  • Tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa, giúp cho quá trình sửa chữa các mô diễn ra thuận lợi…

Vì sao sau nâng ngực phải kiêng ăn?

2/ Sau khi nâng ngực kiêng ăn gì?

Trước khi thiết lập được kế hoạch ăn uống chuẩn chỉ, các nàng phải biết rõ những loại thực phẩm cần “xóa sổ” để tránh gặp phải các phản ứng không mong muốn. Cụ thể như sau:

2.1/ Nâng ngực kiêng ăn các loại thịt tanh

Món thịt tanh thường chứa nhiều sắt và protein, điển hình là thịt đỏ (bò, dê, chó…). Mặc dù đây đều là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất, nhưng khi dùng sau nâng ngực sẽ khiến cho vết thương bị sưng đầy quá mức, tạo thành vết sẹo.

Với người có cơ địa nhạy, vùng bầu ngực còn dễ bị nổi lên mảng bầm tím, do chắt sắt làm các tế bào máu tăng sinh nhanh chóng, gia tăng sự rò rỉ và lắng đọng trong môi trường nội bào.

Thay vì dùng loại thịt này, bạn có thể chọn dùng thịt heo (nạc) để giúp ích cho quá trình sửa chữa thành mạch và những lớp biểu mô. Ngoài ra, protein từ đậu, hạt, sữa chua, bơ đậu phộng… cũng là lựa chọn phù hợp.

Kiêng ăn thịt đỏ sau nâng ngực

2.2/ Tránh xa rau muống, trứng

Đây là nhóm thực phẩm có khả năng kích thích sản sinh collagen, nhưng lại khiến mô mới bị sưng lồi quá mức khiến sẹo xấu xuất hiện.

Một số nghiên cứu đã ghi nhận việc ăn quá nhiều rau muống sẽ khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều đó gây cản trở đến việc cung cấp dinh dưỡng cho sự hồi phục của bầu vú.

Đối với trứng gà/vịt, bản chất cũng là loại thức ăn tanh nên không được khuyến khích dùng khi cơ thể có vết thương. Hơn nữa, trứng còn làm cho sắc tố da không đồng đều, gây nên vết loang xỉn quanh vị trí đường mổ.

2.3/ Sau nâng ngực kiêng ăn đồ nếp

Các món làm từ gạo nếp thường có thời gian tiêu hóa lâu hơn rất nhiều so với những loại ngũ cốc khác. Nhóm này còn dễ gây nóng trong, gia tăng nguy cơ sưng viêm tại vết mổ nâng ngực.

Theo Đông Y, nguyên nhân là do người vừa mới trải qua phẫu thuật có thiên hướng thể hàn, khi ăn món dẻo ấm như nếp sẽ gây tích độc, viêm nhiễm tại vết thương.

Những loại thực phẩm trong nhóm này là: bánh chưng, các loại xôi, sữa chua nếp cẩm, bánh trôi, bánh dầy…

Nâng ngực xong kiêng đồ nếp

2.4/ Nói “không” với hải sản

Hải sản vốn có cả 2 đặc tính: hàn và tanh, nên cực kỳ không tốt cho vết thương cũng như sự lành lại của “núi đôi”. Bạn còn dễ phải đối diện với nguy cơ đau bụng, khó tiêu và nhức tấy khắp vòng 1.

Đặc biệt, trong các loại thủy sản có vỏ như: tôm, cua, ốc, ngao, nghêu… luôn có 1 dạng protein đặc thù, dễ sinh ra phản ứng tương khắc với hệ miễn dịch. Điều này dẫn đến hệ quả: nổi nốt ban đỏ, ngứa ngáy, chảy dịch và máu tại vết mổ.

Với những loại hải sản khi chế biến chưa được làm sạch kỹ sẽ có lẫn một phần chất độc hại, gây cản trở đến sự ổn định của bầu vú.

2.5/ Đồ uống có cồn (rượu, bia, cocktail)

Thức uống chứa cồn gây gánh nặng cực kỳ lớn cho gan, thận và đường tiêu hóa, dễ làm đảo lộn mọi hoạt động sinh lý bên trong cơ thể.

Khi đó, tinh thần và tâm lý của bạn cũng khó được ổn định như thường, dễ gây ra những hành động gây tổn hại đến bầu ngực vừa mới nâng.

Món đồ uống này còn làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, gây nóng trong người và dễ nổi ban đỏ, xuất huyết tại đường mổ. Điều đó sẽ khiến cho các hại khuẩn càng có cơ hội thuận lợi để gây viêm nhiễm.

Không uống đồ có cồn sau phẫu

2.6/ Tuyệt đối tránh thuốc lá

Thuốc lá và những chất kích thích có thành phần tương tự (cần, cỏ…) đều tiềm ẩn nguy hại cho đường hô hấp và hệ thống tuần hoàn.

Các độc tố này đi vào trong cơ thể sẽ làm thay đổi chất lượng huyết thanh, quá trình cung cấp “nhiên liệu” cho sự tăng sinh mô mới cũng bị gián đoạn nghiêm trọng. Vì vậy, vết mổ sẽ lâu lành hơn và còn khó đóng vảy.

Kèm theo đó, túi độn ngực cũng sẽ mất nhiều thời gian để liên kết chặt chẽ với lớp cơ tuyến vú, dễ dàng bị xê dịch và lệch lạc về hình dáng.

3/ Nâng ngực kiêng ăn bao lâu?

Chia sẻ của Dr. Hwang (BV Kangnam): “Nâng ngực kiêng ăn bao lâu còn phải dựa vào tốc độ phục hồi của mỗi người. Điều này tùy theo cơ địa, cách ăn uống, vệ sinh…”

Thông thường, bạn sẽ phải trải qua những giai đoạn hậu phẫu như sau:

  • 24-48h: bầu ngực căng tức, sưng to hơn bình thường, có cảm giác đau, hơi nóng người, đau đầu và buồn nôn (do tác dụng phụ của thuốc gây mê). Bạn sẽ khó cử động tay – vai, đi lại cũng bất tiện hơn.
  • 3-5 ngày đầu: vẫn còn cảm giác căng tức và sưng, bầu ngực cứng, đôi khi ê ẩm hoặc tê bì cánh tay do ít hoạt động. Vết mổ đang trong quá trình sửa chữa, mô cấy ghép vẫn chưa thích nghi với cơ thể.
  • 7-10 ngày: mô sẹo liền lại và bạn có thể cắt chỉ vào ngày thứ 7 (theo bác sĩ chỉ định). Ngực không còn đau tức, chỉ hơi căng nhẹ, có thể xuất hiện một vài vết bầm.
  • Sau 1-2 tháng: túi độn dần đi vào trạng thái ổn định (khoảng 70%), các mô da đã hoàn thiện quá trình tái tạo và chữa lành. Tuy nhiên, bạn vẫn phải theo dõi cẩn thận để tránh gây áp lực cho 2 bên bầu ngực.
  • Từ 2-3 tháng trở đi: ngực mềm và vào đúng form, không còn những triệu chứng khó chịu. Bạn đã có thể vận động như thường, nhưng khách hàng vẫn cần tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ.

Như vậy, thời gian ăn kiêng sẽ diễn ra trong khoảng 2-3 tháng hoặc lâu hơn với người có cơ địa hồi phục chậm.

Giai đoạn trở về sau, bạn vẫn nên duy trì một kế hoạch ăn uống chuẩn khoa học để giúp ích cho việc nâng cao sức khỏe, duy trì sắc vóc gọn đẹp và giữ “tuổi thọ” của bầu ngực dài lâu.

4/ Những vấn đề khác cần kiêng sau khi nâng ngực

Ngoài vấn đề ăn uống, các chị em cũng phải chú trọng đến một số nề nếp sống hằng ngày. Những điều cần ghi nhớ hậu nâng ngực như sau:

4.1/ Tránh hoạt động thể thao

Những hoạt động thể thao như: bơi lội, chạy nhảy, cầu lông, gym… đều phải loại bỏ ra khỏi thời gian biểu của bạn, tránh gây va chạm mạnh khiến túi độn bị lệch vẹo.

Vào ngày thứ 5 trở đi, các cô nàng có thể dành 10-15’/ngày cho việc đi lại nhẹ nhàng trong nhà, giúp máu lưu thông tốt hơn và không bị tụ dịch bầm tím quá nặng nề.

Cho tới 2-3 tháng sau, bạn nên chuyển sang các bài gym/yoga nhẹ nhàng, hỗ trợ củng cố mô da săn chắc, vòng 1 giữ được form chuẩn.

4.2/ Tránh quan hệ vợ chồng

Hoạt động quan hệ vợ chồng cũng là việc gây hao tổn sức lực và sẽ làm cản trở tới sự chữa lành. Hơn nữa, điều này còn dễ khiến cho hormone nội tiết mất cân bằng, nhiệt độ cơ thể tăng cao và ảnh hưởng xấu tới vết mổ.

Sau khoảng 3 tháng nâng ngực, bạn có thể chọn cách quan hệ ân ái nhẹ nhàng, tư thế nằm ngửa người và không nên thực hiện quá thường xuyên.

4.3/ Vấn đề vệ sinh

Giữ sạch bầu ngực là nguyên tắc cực kỳ quan trọng để phòng tránh nhiễm trùng, bạn bắt buộc phải biết cách vệ sinh vết thương và cơ thể đúng đắn. Chi tiết đó là:

  • Thay băng và dùng nước muối vệ sinh vết mổ trong vòng 24h, có thể nhờ y tá hoặc bác sĩ trợ giúp.
  • Kiêng tắm trong 24-48h đầu tiên, chỉ dùng khăn và nước ấm để lau rửa người, vệ sinh vùng nhạy cảm.
  • Sau 3 ngày, tắm vòi hoa sen nhưng không xả nước quá mạnh, tránh để xà phòng ngấm vào bầu ngực.
  • Không dùng tay sờ nắn vào 2 bên vú khiến vi khuẩn lây lan và làm rách vết khâu.

Vệ sinh ngực sau nâng đúng cách

Nâng ngực kiêng ăn như thế nào và những điều cần chú ý đã được bài viết phân tích rõ ràng. Hy vọng bạn sẽ tuân thủ đúng kế hoạch chăm sóc khoa học và sớm sở hữu dáng vẻ vòng 1 căng đầy quyến rũ.

Sau nâng ngực cần kiêng những gì là thắc mắc của phần lớn chị em sau phẫu thuật “trùng tu” vòng 1. Bên cạnh những yếu tố bác sĩ, công nghệ, địa chỉ thẩm mỹ thì kiêng khem sau phẫu thuật cũng là yếu tố vô cũng quan trọng quyết định đến một khuôn ngực hoàn hảo sau phẫu thuật. Nhiều biến chứng không mong muốn xảy ra nguyên nhân là do không kiêng khem đúng thời kỳ hậu phẫu.

Mặc dù nâng ngực là phương pháp thẩm mỹ không còn quá xa lạ với các chị em, nhưng bạn cần chú ý một số vấn đề hậu phẫu do một số nguyên nhân sau đây:

  • Không để lại sẹo: Quá trình chăm sóc hậu phẫu là một trong những yếu tố quan trọng để vết thương không bị thâm xấu hay dấu vết thẩm mỹ.
  • Rút ngắn thời gian lành thương: Bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, quá trình hồi phục diễn ra trong thời gian ngắn và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
  • Hạn chế xảy ra biến chứng sau nâng ngực: Việc thực hiện các hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu còn giúp bạn tránh các biến chứng nguy hiểm như: Viêm nhiễm, sưng tấy, mưng mủ, bao xơ,...

Thời gian cần kiêng khem sau phẫu thuật nâng ngực thường không quá dài, kéo dài chưa đến 3 tháng. Thế nhưng, trong giai đoạn này cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn mà các bác sĩ đã hướng dẫn.

Nâng ngực kiêng thịt gà bao lâu

Sau khi nâng ngực cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh lành

2.1. Về thực phẩm

Hậu phẫu nâng ngực bạn cần kiêng ăn một số thực phẩm sau:

  • Nên kiêng hẳn thịt bò vì nó có thể là nguyên nhân làm vết thương để lại sẹo và thâm gây mất thẩm mỹ sau khi lành thương.
  • Trứng là thực phẩm thứ 2 nên tránh. Vì trứng có mùi tanh và làm vết mổ có nguy cơ bị lan rộng, tạo thành mảng lang ben xấu xí và rất khó điều trị sau này.
  • Rau muống: Ăn sau mổ là nguyên nhân khiến sẹo lồi hình thành ở ngay vị trí cắt rạch.
  • Thịt gà: Sau khi phẫu thuật nâng ngực nếu ăn gà sẽ khiến vết thương hay bị ngứa và chậm quá trình làm lành vết thương hơn.
  • Những món ăn làm từ gạo nếp, xôi: Đây là thực phẩm ăn sáng phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực thì đây lại là thực phẩm nên tránh do khi ăn thực phẩm loại này khiến vết thương bị nhiễm trùng, mưng mủ và khó lành.
  • Hải sản: Là nhóm thực phẩm bổ dưỡng nhưng ăn hải sản thời kỳ hậu phẫu sẽ gây ngứa ngáy từ bên trong vùng vết thương và khi gãi có thể gây hở làm vết thương chậm lành.
  • Thức uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích khác như cà phê, thuốc lá gây tương kỵ với những loại thuốc bạn được chỉ định điều trị sau khi nâng ngực.

2.2. Về hoạt động thể dục thể thao

Bạn nên kiêng tập thể dục mạnh trong vòng 3 tháng (chơi golf, tập gym, bơi, mang vác vật nặng).

2.3. Về vấn đề quan hệ tình dục

Sau phẫu thuật nâng ngực, để hạn chế tác động đến vùng phẫu thuật bạn cần phải kiêng quan hệ tình dục trong khoảng một tháng. Theo chỉ dẫn của bác sĩ, để chăm sóc tốt ngực, bạn có thể quan hệ vợ chồng nắn bóp nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu quá trình hồi phục kéo dài, bạn phải chờ đợi đến khoảng tháng thứ 3. Sau 6 tháng hậu phẫu bạn có thể quan hệ tình dục bình thường để đảm bảo ngực đã ổn định, đẹp tự nhiên.

2.4. Về vận động hậu phẫu

Tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà thời gian bình phục của ngực sẽ có sự khác nhau.

  • Trong khoảng 1 tuần sau khi phẫu thuật nâng ngực, bạn có thể hoạt động lại một cách nhẹ nhàng. Bạn có thể làm một số công việc hằng ngày, tránh tác động đến vùng ngực. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn các mô tế bào bên trong đang tạo liên kết.
  • Khoảng 1 tháng, dáng ngực đã được ổn định. Lúc này bạn có thể chơi các môn thể thao yêu thích trở lại. Đây là khoảng thời gian cực kì tốt cho dáng ngực khôi phục. Đồng thời, bạn hãy luôn mặc áo định hình ngực và massage ngực thường xuyên sẽ giúp ngực nhanh chóng mềm mại.

Nâng ngực kiêng thịt gà bao lâu

Sau khi nâng ngực cần kiêng vận động mạnh trong vòng 3 tháng

3. Sau khi nâng thực cần chăm sóc như thế nào?

Sau phẫu thuật nâng ngực, bạn sẽ được hồi sức truyền dịch và ở lại bệnh viện trong một đêm. Trước khi ra về, các bác sĩ sẽ dặn dò kỹ lưỡng về cách chăm sóc và kiêng những gì sau phẫu thuật thì nhanh chóng hồi phục

Một số điều cần chú ý thực hiện để có được vòng 1 đúng chuẩn như ý muốn:

  • Không gãi, va chạm hoặc đè vào vùng ngực ngay sau phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, tụ máu.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, thuốc chống sẹo... theo đơn của bác sĩ thẩm mỹ.
  • Thay băng trong vòng 24h sau phẫu thuật và nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng từ 5 – 10 ngày sau phẫu thuật.
  • Chườm mát trong 2 ngày đầu bằng tay, lót một lớp gạc sạch ngăn cách túi chườm với bề mặt da, tránh gây bỏng nhiệt.
  • Chườm ấm có tác dụng giảm sưng và thâm tím từ ngày thứ 4 trở đi.
  • Trong vòng 5-7 ngày, nên ăn đồ mềm như cháo (chỉ nên ăn cháo gạo tẻ, không nên ăn cháo gạo nếp), súp, thực phẩm xay nhuyễn tránh thực phẩm cứng.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống; kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây ngứa, mưng mủ như thịt gà, hải sản, đồ nếp, đồ tanh...; hạn chế tuyệt đối ăn các thực phẩm ảnh hưởng tới sắc tố da như trứng, thịt bò; tránh sử dụng đồ cay nóng; không sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê...) vì những thực phẩm này làm chậm quá trình hồi phục vết thương kéo dài và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Uống đủ mỗi ngày 2 lít nước để khí huyết dễ dàng lưu thông và tăng khả năng hình thành các tế bào mới. Hơn hết uống nước đều đặn giúp mau lành thương và cơ thể khỏe mạnh.
  • Tháo băng, cắt chỉ sau 7 ngày. Đối với ca mổ đường rạch nếp lằn vú, thì có thể tắm vào ngày thứ 3 hậu thuật, tránh chà xát mạnh quanh vùng ngực.
  • Không tập thể dục mạnh trong vòng 3 tháng (chơi golf, tập gym, bơi, mang vác vật nặng), không massage ngực khi quan hệ tình dục.
  • Khi mặc áo lót định hình hỗ trợ, kéo nếp gấp áo lót trùng với băng. Điều này rất quan trọng. Khi mặc sai cách, sẽ không có tác dụng hoặc sẽ làm ảnh hưởng đến nếp lằn vú.
  • Không đi xông hơi trong vòng 4 tuần sau khi thực hiện phẫu thuật vì việc này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
  • Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường trên vùng ngực như: Sưng nề, màu sắc thay đổi, đau nhức,... Bạn nên đến ngay bệnh viện để khám và thông báo rõ nguyên nhân để phối hợp cùng bác sĩ thẩm mỹ giải quyết kịp thời.
  • Sau 6 tháng, bạn nên đến tái khám tại bệnh viện để được kiểm tra vùng ngực và khám sức khỏe định kỳ đảm bảo sức khỏe cho bạn.

Một trong những kỹ thuật thẩm mỹ ngực an toàn và đang được triển khai tại Vinmec đó là kỹ thuật nâng ngực nội soi giúp cải thiện kích thước vòng 1 với sự hỗ trợ của thiết bị nội soi. Ngoài ra, khi thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ khác như: Hút mỡ, điều chỉnh dáng mặt và xương hàm, tạo hình mắt hai mí, nâng mũi, nâng cơ, trẻ hóa da mặt.. tất cả khách hàng đều được kiểm tra sức khỏe toàn diện bao gồm:

  • Làm xét nghiệm máu hoặc chụp chiếu khi cần thiết. Điều này giúp các bác sĩ đánh giá chính xác và đầy đủ tình hình sức khỏe của khách hàng để có phương án phẫu thuật và dự phòng phù hợp, đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng.
  • Bệnh nhân được áp dụng các biện pháp gây tê giảm đau tiên tiến nhất thế giới, điển hình là kỹ thuật gây tê giảm đau vùng; gây tê thần kinh hoặc gây tê liên cân cơ; gây tê mặt phẳng sống ESP... giúp khách hàng trải qua các phẫu thuật thẩm mỹ nhẹ nhàng, ít đau và sớm phục hồi sức khỏe. Sau khi phẫu thuật, khách hàng được chăm sóc hậu phẫu, nghỉ ngơi thư giãn, đảm bảo sự riêng tư để sớm phục hồi khỏe và đạt được kết quả tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: