Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật

Bài làm:

Câu 1: 

Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật

Câu hỏi Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật? được trả lời bởi các giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài học một cách tốt nhất.

Đăng bởi: Hanoi1000.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật

Người Dơi

Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật

Phước Thịnh

Đặc điểmThú ăn thịtThú ăn thực vật
Bộ răng

Gồm răng cửa, răng nanh, răng trước hàm, răng ăn thịt, răng hàm.

- Chức năng:

+ Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương.

+ Răng nanh to khỏe, nhọn dài dùng cắm và giữ chặt con mồi.

+ Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành từng mảnh nhỏ để dễ nuốt.

+ Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng.

- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ.

- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ.

Dạ dày

Dạ dày đơn to, khỏe, có các enzim tiêu hóa.

- Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người. Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thủy phân prôtêin thành các peptit.

- Dạ dày ở thú ăn thực vật không nhai lại như thỏ, ngựa là dạ dày đơn, không cộng sinh với vi khuẩn tiêu hóa xenlulôzơ.

- Dạ dày ở thú nhai lại như trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế và có vi khuẩn tiêu hóa xenlulôzơ sống cộng sinh bên trong.

+ Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

+ Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại.

+ Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước.

+ Dạ múi khế tiết ra pepsin, HClHCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.

+ Bản thân vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật ăn thực vật.

Ruột

- Ruột non ngắn.

- Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn.

- Ruột non dài vài chục mét.

- Manh tràng rất phát triển (đặc biệt ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn) và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.

Enzyme tiêu hóaHệ tiêu hóaEnzyme của hệ tiêu hóa và vi sinh vật cộng sinh
Hấp thụ thức ănRuột nonRuột non và manh tràng

0 Trả lời 09:02 02/09

  • Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật

    Bắp

    Bạn tham khảo lời giải tại https://vndoc.com/giai-bai-tap-trang-70-sgk-sinh-hoc-lop-11-tieu-hoa-o-dong-vat-tiep-theo-116261 này bạn

    0 Trả lời 09:03 02/09

    • Câu 3: Trang 70 - sgk Sinh học 11

      Đánh đấu X vào ô trống cho ý trả lời đúng về tiêu hóa xenlulozơ

      Trong ống tiêu hóa cùa động vật nhai lại, thành xenlulozơ của tế bào thực vật:

      □     a. không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.

      □     b. được nước bọt thủy phân thành các thành phần  đơn giản.

      □    c. được tiêu hóa nhờ các vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.

      □     d. được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.

      Xem lời giải

      Bài 1 trang 70 Sinh học 11: Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật ?

      Trả lời

      Thú ăn thịt Thú ăn thực vật
      Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa Răng Răng chuyên hóa với việc ăn thịt:

      + Răng cửa nhỏ và sắc, hình chêm dung để gặm và tách thịt ra khỏi xương dễ dàng.

      + Răng nanh cong, nhọn và dài để giữ chặt con mồi.

      + Răng trước hàm và rang ăn thịt lớn giúp cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

      + Răng hàm bé, bề mặt nghiền hẹp (ít được sử dụng). → có tác dụng cắn xé thức ăn, không có chức năng nhai nghiền.

      Răng chuyên hóa với việc nghiền thức ăn cứng và dai:

      + Răng cửa và răng nanh giống nhau, giúp giữ và giật cỏ (Ở ĐV nhai lại, hàm trên chỉ là tấm sừng giúp hàm dưới tì vào để giữ cỏ)

      + Răng trước hàm và rang hàm lớn có nhiều gờ cứng → nghiền thức ăn. Các răng này có cấu trúc đặc trưng đáp ứng chế độ ăn khác nhau.

      → Răng có tác dụng nghiền.

      Dạ dày Đơn, tiết dịch giàu enzim tiêu hóa protein… 4 túi (ở động vật nhai lại) (trâu; bò…) và 1 túi ở động vật không nhai lại (thỏ; ngựa…)
      Ruột non Ống tiêu hóa ngắn → do thức ăn mềm và dễ tiêu hóa Dài hơn → thức ăn cứng và dai, cần có thời gian tiêu hóa.
      Manh tràng Không phát triển, không có ý nghĩa trong hệ tiêu hóa. Phát triển
      Hệ VSV cộng sinh Không có hệ VSV cộng sinh Hệ VSV cộng sinh rất phát triển
      Quá trình tiêu hóa thức ăn Chủ yếu là biến đối hóa học và cơ học. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ tại ruột non giống như người. Bên cạnh quá trình biến đổi hóa học và cơ học như thú ăn thịt; còn có quá trình biến đối thức ăn nhờ enzim của hệ VSV cộng sinh tiết ra (do động vật không có enzim tiêu hóa xenlulozo)