Người mắc chứng huyết áp cao khi đo huyết áp cực đại phải lớn hơn giá trị nào

Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Khi vận động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua các xúc động mạnh đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể sẽ hạ xuống.

Ở cơ thể người, huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch, chính là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Khi vận động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua các xúc động mạnh đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể sẽ hạ xuống.

Thực tế, có không ít người không biết huyết áp cao là gì hay huyết áp cao là bao nhiêu, huyết áp cao có nguy hiểm, điều này khiến cho việc nhận biết dấu hiệu và điều trị gặp nhiều khó khăn. Tăng huyết áp là một bệnh lý khá phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng, đối tượng chủ yếu mắc bệnh huyết áp cao là người trung niên và cao tuổi.

Làm thế nào để biết mình có bị tăng huyết áp hay không?

Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bệnh sẽ được xác định huyết áp cao khi chỉ số huyết áp tâm thu biểu hiện ở mức ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Người mắc chứng huyết áp cao khi đo huyết áp cực đại phải lớn hơn giá trị nào

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tăng huyết áp được phân loại cụ thể như sau:

  • Tiền tăng huyết áp: số đo huyết áp 120/80 mmHg hoặc cao hơn nữa;
  • Tăng huyết áp độ 1: số đo huyết áp 140/90 – 159/99 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: số đo huyết áp 160/100 mmHg hoặc cao hơn nữa;
  • Cao huyết áp cấp cứu (một tình trạng đe dọa đến tính mạng): số đo huyết áp 180/110mmHg hoặc cao hơn nữa.

Bệnh huyết áp cao được đánh giá là nguy hiểm, có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu như không được phát hiện và can thiệp kịp thời, dấu hiệu cảnh báo huyết áp cao có thể là:

  • Nhức đầu
  • Chảy máu mũi bất thường
  • Xuất huyết kết mạc
  • Tê hoặc ngứa ran các chi
  • Buồn nôn và nôn
  • Choáng và chóng mặt
  • Đau tim

Ngoài ra, huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Những người không biết huyết áp cao là gì hay huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm cần phải tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh để biết cách phòng ngừa.

Thực tế, để trả lời được câu hỏi huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh tật đóng vai trò rất quan trọng. Nguyên tắc điều trị bệnh cao huyết áp là cần theo dõi huyết áp thường xuyên, điều trị đúng và đủ, lâu dài theo phác đồ của bác sĩ để đạt được mục tiêu điều trị là đưa huyết áp trở về mức < 140/90 mmHg và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Đồng thời người bệnh cần thay đổi lối sống để ngăn ngừa tiến triển của bệnh và đề phòng biến chứng. Các biện pháp thay đổi lối sống trong điều trị huyết áp cao bao gồm:

  • Chế độ ăn hợp lý, giảm ăn mặn
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn nhiều cholesterol và acid béo no
  • Tích cực kiểm soát cân nếu quá cân, duy trì cân nặng lý tưởng
  • Hạn chế uống rượu, bia
  • Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào
  • Tăng cường hoạt động thể dục thể thao ở mức thích hợp
  • Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý
  • Tránh bị lạnh đột ngột

Bệnh huyết áp cao diễn biến thầm lặng, ít có triệu chứng nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy nhận biết sớm những dấu hiệu của tăng huyết áp giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Khi có nghi ngờ mắc bệnh huyết áp cao, để đảm bảo an toàn và yên tâm nhất về tình trạng sức khỏe của mình, bạn nên đi khám bác sĩ tại bệnh viện có uy tín. Gói Kiểm Tra Sức Khỏe Tim Mạch Cơ Bản và Gói Khám Sức Khỏe Đặc Biệt Dành Cho Người Cao Tuổi được triển khai tại Phòng khám đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic sẽ giúp xác định nguyên nhân, biến chứng và cấp độ tăng huyết áp, từ đó có những biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Gói khám được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành giàu kinh nghiệm của Dr.Binh Tele_Clinic cùng với trang thiết bị công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp sẽ mang tới cho khách hàng trải nghiệm an tâm nhất khi thăm khám và điều trị tại đây.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách hãy gọi tới HOTLINE 19009204 để gửi câu hỏi, giải đáp các thắc mắc.

Tăng huyết áp càng nặng và bệnh nhân càng trẻ thì càng đòi hỏi nhiều xét nghiệm đánh giá chuyên sâu hơn. Nói chung, khi tăng huyết áp mới được chẩn đoán, các xét nghiệm thường quy được thực hiện để

  • Phát hiện các tổn thương cơ quan đích

  • Xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch

  • Xét nghiệm phân tích nước tiểu và tỷ số albumin:creatinine niệu

  • Xét nghiệm máu (creatinine, kali, natri, glucose huyết tương lúc đói, lipid máu, và hormone kích thích tuyến giáp)

Theo dõi huyết áp liên tục, xạ hình thận, X quang ngực, các xét nghiệm sàng lọc bênh u tủy thượng thận không phải là thường quy.

Hoạt tính của renin huyết tương trong máu ngoại vi không có ích trong chẩn đoán hoặc lựa chọn thuốc.

Tùy thuộc vào kết quả của khám thực thể và các xét nghiệm ban đầu, có thể cần chỉ định các xét nghiệm khác. Nếu phân tích nước tiểu phát hiện albumin niệu (protein niệu), trụ niệu, hoặc tiểu máu vi thể, hoặc nếu creatinine huyết thanh tăng cao ( 1,4 mg/dL [124 micromol/L] ở nam giới; 1,2 mg/dL [106 micromol/L] ở nữ giới), nên chỉ định siêu âm thận để đánh giá kích thước thận. Bệnh nhân bị hạ kali máu không liên quan đến việc sử dụng thuốc lợi tiểu nên được đánh giá tìm hội chứng cường aldosteron tiên phát Cường Aldosteron tiên phát và chế độ ăn nhiều muối.

Trên điện tâm đồ, một sóng P nhọn gợi ý tăng gánh nhĩ, mặc dù không đặc hiệu, nhưng có thể là triệu chứng sớm nhất của bệnh tim mạch do tăng huyết áp. Phì đại thất trái, biểu hiện bằng mỏm tim dội mạnh và điện thế phức bộ QRS tăng, có hoặc không kèm theo bằng chứng của thiếu máu cơ tim, có thể xảy ra sau đó. Nếu có tăng gánh nhĩ hoặc phì đại thất trái, siêu âm tim nên được thực hiện. Ở những bệnh nhân có biểu hiện rối loạn lipid máu hoặc các triệu chứng của bệnh động mạch vành, các xét nghiệm cho các yếu tố nguy cơ tim mạch khác (ví dụ: Protein phản ứng C (CRP) có thể hữu ích.

Nếu nghi ngờ hẹp động mạch chủ, X quang ngực, siêu âm tim, CT hoặc MRI sẽ giúp xác định chẩn đoán.