Nguyễn Văn Lịch Tổng cục Hải quan

Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan bị kỷ luật

[NLĐO]- Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật cảnh cáo các ông: Nguyễn Hùng Anh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; ông Nguyễn Phi Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Nguyễn Văn Ổn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan.

  • Vụ hối lộ 200-300 triệu đồng/xe tải để "xếp lốt": Bắt thêm 2 cán bộ hải quan, công an

  • Bắt 1 cán bộ hải quan trong đường dây buôn lậu 100 tấn đường cát

  • Cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu bị khởi tố, Tổng cục Hải quan lên tiếng

  • Đội trưởng chống buôn lậu bị bắt vì liên quan đường dây xăng giả "khủng"

Ủy ban Kiểm tra Trung ương [UBKT] cho biết từ ngày 28 đến ngày 31-3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT Trung ương Trần Cẩm Tú đã chủ trì kỳ họp 13.

Kỳ họp 13 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và một số cán bộ, đảng viên, UBKT nhận thấy Đảng ủy Cục Điều tra chống buôn lậu đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, quản lý, giáo dục đảng viên, để một số cán bộ, đảng viên suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong công tác cán bộ; đấu tranh phòng, chống buôn lậu; xử lý vi phạm hành chính, xử lý tang vật; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành hải quan, gây bức xúc trong xã hội.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật: Cảnh cáo Đảng ủy Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và các ông: Nguyễn Hùng Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan Tổng cục, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Nguyễn Phi Hùng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan Tổng cục, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Nguyễn Văn Ổn, Đảng ủy viên, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan.

Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Ngô Văn Thụy, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Đội trưởng Đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan.

Nguyễn Hùng Anh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu

Tại kỳ họp 13 này, UBKT Trung ương cũng xem xét kết quả giải quyết tố cáo ông Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình, UBKT Trung ương nhận thấy ông Trần Hồng Quảng đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong quản lý đầu tư, xây dựng và công tác cán bộ.

Để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm nêu trên có trách nhiệm của Thường trực Tỉnh ủy, Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và một số tổ chức, cá nhân có liên quan.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Trần Hồng Quảng và ông Trịnh Xuân Hồng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Uỷ viên Đảng đoàn, nguyên Chánh Văn phòng HĐND tỉnh Ninh Bình.

UBKT Trung ương sẽ tiếp tục xem xét, xử lý trách nhiệm của một số cá nhân có liên quan; yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, chỉ đạo kiểm tra, xem xét, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Cũng tại kỳ họp này, xem xét kết quả giám sát, UBKT Trung ương nhận thấy: Bên cạnh những ưu điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2015-2020 còn có một số vi phạm, khuyết điểm trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác cán bộ và trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng.

UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, kịp thời khắc phục, sửa chữa những vi phạm, khuyết điểm; kiểm tra, xem xét, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan; báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.

Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, kiểm tra công tác tài chính đảng, UBKT Trung ương nhận thấy: Bên cạnh những ưu điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy An Giang còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng; Ban Thường vụ Tỉnh ủy có một số vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng.

UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy An Giang nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm, hạn chế đã được chỉ ra.

Cũng tại kỳ họp 13 này, UBKT Trung ương đã xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng khác.

Thế Dũng

Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu [Tổng cục Hải quan] Nguyễn Văn Lịch thông tin về việc khởi tố vụ án và các vi phạm của Công ty Bảo Nguyên.

Nhiều vi phạm

Ngày 14/12, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu [Tổng cục Hải quan] cho biết thông tin trên.

Nói thêm về vụ việc, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu [Tổng cục Hải quan] Nguyễn Văn Lịch cho biết, căn cứ quy định của pháp luật và kết quả điều tra, kết quả giám định của cơ quan chức năng, xác định Công ty Bảo Nguyên có một số vi phạm:

Thứ nhất, vi phạm về chính sách mặt hàng, bởi hàng hóa thực xuất của doanh nghiệp là bauxite thô [thuộc đối tượng không được phép xuất khẩu] nhưng quá trình làm thủ tục hải quan doanh nghiệp khai báo sai thành tinh quặng bauxite [đối tượng được phép xuất khẩu].

Thứ hai, doanh nghiệp có hành vi khai sai về mã số hàng hóa, hàng hóa thực xuất là quặng bauxite thô, có mã HS 2606.00.00.10 thuế suất xuất khẩu 30%. Tuy nhiên, khi làm thủ tục xuất khẩu doanh nghiệp khai báo là quặng tinh mã số HS 2606.00.00.90, thuế suất xuất khẩu 20%. Hành vi khai sai mã số dẫn đến làm thiếu số thuế phải nộp theo quy định.

Thứ ba, vi phạm về khai sai lượng hàng xuất khẩu. Theo khai báo của doanh nghiệp, hàng hóa xuất khẩu là 42.000 tấn, nhưng hàng hóa thực xuất là hơn 44.000 tấn.

“Trước những vi phạm của doanh nghiệp, Cục Điều tra chống buôn lậu đã khởi tố vụ án. Quyết định khởi tố đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn”- ông Nguyễn Văn Lịch cho biết thêm.

Mẫu quặng còn nguyên rễ cây trong lô hàng được Công y Bảo Nguyên khai báo là “quặng tinh”.

“Xuất một đằng, khai một nẻo”

Theo hồ sơ vụ việc, ngày 17/10/2019, Công ty Bảo Nguyên đăng ký tờ khai xuất khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả [Cục Hải quan Quảng Ninh].

Hàng hóa theo khai báo là 42.000 tấn tinh quặng bauxit, thuế xuất khẩu 20%.

Tuy nhiên, trước dấu hiệu nghi vấn, Cục Điều tra chống buôn lậu [Tổng cục Hải quan] phối hợp với Cục Hải quan Quảng Ninh dừng thông quan lô hàng và tiến hành xác minh, làm rõ liệu đây có thực sự là tinh quặng như doanh nghiệp khai báo?

Cục Điều tra chống buôn lậu đã gửi toàn bộ mẫu vật đến trưng cầu giám định tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. Tiếp đó, ngày 15/9/2020, Cục Điều tra chống buôn lậu có buổi làm việc với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản về kết quả giám định các mẫu quặng bauxit nêu trên. Tại buổi làm việc, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cung cấp các thông tin, tài liệu, cơ sở để kết luận 35 mẫu quặng bauxit là quặng dạng thô.

Cụ thể, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã phối hợp với Trung tâm Phân tích, Thí nghiệm Địa chất thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam [có số Vilas: 032] tiến hành phân tích mẫu theo 3 phương pháp: Phương pháp phân tích khoáng vật; phương pháp phân tích rơnghen và phương pháp phân tích hóa.

Theo kết luận, phân tích dưới kính hiển vi điện tử cho thấy kiến trúc, cấu tạo của quặng vẫn được bảo tồn và các khoáng vật thường bị thấm nhuộm sét và keo hydroxit sắt dày đặc bề mặt.

Dựa vào các kết quả phân tích khoáng vật, phân tích mẫu rơnghen cho thấy tất cả các mẫu mang đến ngoài chứa khoáng vật đặc trưng của bauxit như diaspor, gipxit còn chứa khá nhiều khoáng vật khác đi kèm với hàm lượng khá cao đặc biệt là nhóm khoáng vật sét, thạch anh, feldspat.

Kết quả phân tích hóa cho thấy hàm lượng Al2O3 trung bình 48,7%. Hàm lượng này thấp hơn hoặc tương đương hàm lượng trung bình của quặng bauxit nguyên khai của khu vực miền Bắc Việt Nam, là loại bauxit trầm tích [bauxit diaspor] tuổi Permi muộn mà trên thế giới hàm lượng này thường đạt 50-61%. Điều này phù hợp với hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư thể hiện chất lượng quặng bauxit thô [nguyên khai] tại mỏ Léo Cao của Công ty Bảo Nguyên khi chưa qua chế biến đã có hàm lượng AL2O3 là 48,61-52,59%.

Mặt khác, bằng mắt thường cho thấy các mẫu mang đến còn nguyên rễ cây và có dạng dăm, cục với kích thước lộn xộn rất khác nhau từ hạt nhỏ như sét, bột, cát sạn đến dăm, cuội, tảng, với các tảng đạt trên 20 cm lẫn nhiều đất, sét; trên bề mặt các tảng, dăm có tập hợp khoáng vật sét bao phủ.

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản khẳng định có đầy đủ cơ sở kết luận đây là quặng bauxit thô và chịu trách nhiệm về kết luận của mình.

Đối với Phiếu kết quả thử nghiệm số 19V02kk4551 ngày 18/10/2019 của Vinacontrol [được Công ty Bảo Nguyên xuất trình trước đó khi làm thủ tục hải quan], Cục Điều tra chống buôn lậu cho hay, do Công ty tự lấy mẫu gửi cơ quan giám định, không có cơ quan Hải quan chứng kiến việc lấy mẫu vi phạm quy định khoản 1 Điều 5 Thông tư số 41/2012/TT-BCT [được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2016/TT-BCT] nên không có giá trị làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu trên.

Với kết quả giám định xác định lô hàng xuất khẩu là quặng bauxit dạng thô thì lô hàng xuất khẩu của Công ty Bảo Nguyên có mã HS 2606.00.00.10, thuế suất xuất khẩu 30% không phải là mã số HS 2606.00.00.90, thuế suất xuất khẩu 20% [số thuế nộp 2.040.948.000 đồng] như công ty đã khai báo hải quan.

Đáng chú ý, tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc tăng cường hiệu lực thi hành chính sách, pháp luật về khoáng sản chỉ thị “Không xuất khẩu khoáng sản thô”.

Mặt khác, việc Công ty Bảo Nguyên viện dẫn một văn bản năm 2007 của Bộ Công nghiệp [nay là Bộ Công Thương-PV] trả lời cơ quan Hải quan phân biệt quặng và tinh quặng theo Thông tư số 02/2006/TT-BC là văn bản đã hết hiệu lực thi hành. Hiện nay, theo Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương [đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 12/2016/TT-BCT ngày 5/7/2016], sản phẩm chế biến từ quặng bauxit phải đạt tiêu chuẩn, chất lượng đối với Hydroxit nhôm – Al[OH]3 thì AL2O3>=64%; Alumin thì AL2O3>=98%.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

Video liên quan

Chủ Đề