Nhận định nào sau đây không phải là hạn chế của ngành chăn nuôi

Đồng bằng sông Hồng là vùng có cơ sở vật chất – kĩ thuật phát triển hơn so với các vùng khác.


Chọn: D.

Câu hỏi: Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay?

A.Nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu.

B.Hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.

C.Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng.

D.Cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao.

Lời giải

Đáp án đúng:C (Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng).

Giải thích

Những khó khăn cơ bản trong ngành chăn nuôi là giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng chưa cao; dịch bệnh hại gia súc gia cầm vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng; công nghiệp chế biến còn hạn chế làm giá trị sản phẩm chăn nuôi chưa cao, chưa hiệu quả

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức vè Ngành chăn nuôi nước ta hiện nay nhé

Chăn nuôi trước đây là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, khi kinh tế ngày càng phát triển và tỉ trọng nông nghiệp giảm dần, thì ngành chăn nuôi lại gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.

A. Ngành chăn nuôi là gì?

Ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của bất kỳ nền nông nghiệp nào. Ngành chăn nuôi phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật nuôi (gia súc, gia cầm). Trong ngành này, 3 yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của chăn nuôi là con giống, dinh dưỡng và quản lý vấn đề vệ sinh chuồng trại.

Ngành chăn nuôi là nguồn cấp thực phẩm thiết yếu cho con người, trong đó các sản phẩm thịt, cá, trứng, sữa chiếm tỉ trọng cao nhất. Bên cạnh đó, ngành còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho khoảng 10 triệu người lao động Việt Nam, giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

B. Thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay

Cùng tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay như thế nào về tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi và những khó khăn gặp phải của ngành này.

1. Tiềm năng của ngành chăn nuôi Việt Nam

Từ xưa đến nay, ngành chăn nuôi Việt Nam luôn duy trì đặc điểm chính là kết hợp chặt chẽ, có hệ thống giữa chăn nuôi với trồng trọt. Các loài gia súc lớn như trâu, bò ngoài để lấy thịt còn để tận dụng sức kéo trong việc cày ruộng, chở hàng.

Hay những loài gia súc, gia cầm nhỏ hơn như lợn, gà, thủy cầm được nuôi dễ dàng hơn nhờ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cỏ, bèo, giun… Ngày nay, hình thức này được nâng cấp hơn bằng mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng), giúp người nông dân tạo ra nền nông nghiệp khép kín, quay vòng.

Hình thức trang trại chăn nuôi chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. Các trại chăn nuôi thương mại lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng phát triển.

Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới như gà lông màu, trứng vịt, lợn mán, cá ba sa… Hàng loạt các hội nghị, diễn đàn kinh tế gần đây cũng đã đưa ra những chính sách có lợi cho ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

2. Khó khăn của ngành chăn nuôi hiện nay

Bên cạnh những thế mạnh và tiềm năng trên, ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất phải kể đến hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

Giá thành sản phẩm còn ở mức cao, chưa có thương hiệu và chưa có nhiều hoạt động quảng cáo. Do đó, nhiều sản phẩm tốt nhưng chưa được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng.

Một trong những nguyên nhân khiến giá thành cao là bởi thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều. Cùng với đó, quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ, không thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.

Giá thành các sản phẩm chăn nuôi của nước ta vẫn còn ở mức cao

Tiếp đó, các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này xuất khẩu ra nước ngoài. Ngược lại, các mặt hàng nước ngoài lại dễ dàng tràn vào Việt Nam với chất lượng tốt và mức giá rẻ hơn.

Ở nước ta hiện nay còn tồn tại hiện tượng thực phẩm bẩn. Bởi người sản xuất, kinh doanh mong muốn hạ giá thành và kiếm lời nhiều hơn dùng các chất cấm để tăng trọng gia súc, gia cầm, hay thậm chí là để biến những vật nuôi đã chết bốc mùi thành món ăn ngon mắt. Điều này khiến người tiêu dùng e ngại hơn việc sử dụng các sản phẩm trong nước, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn hơn.

Dù còn nhiều hạn chế và khó khăn, ngành chăn nuôi vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước và chính người chăn nuôi cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy ngành phát triển lớn mạnh ngành chăn nuôi Việt Nam, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

C. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta

Trong lịch sử, nền nông nghiệp nước ta vốn đã là nền nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi chưa được chú trọng phát triển như là một ngành sản xuất độc lập, mà mới được coi là một hoạt động sản xuất phụ nhằm hỗ trợ cho ngành trồng trọt. Mục đích chính của chăn nuôi lấy thịt, trứng sữa không được người sản xuất nhắc đến mà dường như người ta chỉ hướng tới mục tiêu về cung cấp sức kéo làm đất và cung cấp phân bón cho cây trồng.

Sau ngày hoà bình và thống nhất đất nước, nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển – vị trí và vai trò của ngành chăn nuôi đã được nhìn nhận và đánh giá đúng với mục tiêu phấn đấu đưa chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính tron nông nghiệp. Nhờ đó, ngành chăn nuôi ở nước ta đã có bước chuyển biến tích cực so với năm 1975 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (tính theo giá cố định năm 1994) năm 2000 tăng gấp 3,93 lần trong khi đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 3,08 lần. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 14,62% năm 1975 lên 19,7% năm 2000.

Điều đáng ghi nhận là, trước đây chăn nuôi trâu bò chủ yếu đề cầy kéo, thì đến nay đang chuyển mạnh sang mục tiêu là chăn nuôi lấy thịt, sữa, theomô hình chăn nuôi theo phương thứ công nghiệp đã phát triển mạnh. Đàn trâu năm 2000 đạt gần 2,9 triệu con cao hơn thời kỳ những năm 1995-1999, đàn bò từ năm 1981 đến nay đã tăng nhanh và năm 2000 đã đạt trên 4,1 triệu con tăng 152,2% so với năm 1976. Đàn lợn từ năm 1991 đến nay nhờ giải quyết tốt vấn đề lương thực vì vậy đang có xu hướng tăng nhanh, chỉ trong 7 năm số lượng đàn lợn tăng 2,29 lần so với 15 năm trước, năm 2000 tăng 125,4% so với năm 1976. Chăn nuôi gia cầm cũng đang có xu hướng phát triển mạnh cả về số lượng và chủng loại, cùng với phương thức chăn nuôi truyền thống thì phương thức chăn nuôi công nghiệp cũng phát triển nhanh. Nhìn chung đàn vật nuôi không chỉ phát triển về số lượng mà đã có sự biến đổi tích cực trong việc đưa các giống mới có năng suất chất lượng cao, sản xuất theo phương thức thâm canh, xoá bỏ dần phương thức chăn nuôi tự nhiên theo kiểu tận dụng. Ngành sản xuất và chế biến thức ăn gia súc đã ra đời và phát triển, nhiều cơ sở chế biến thức ăn tổng hợp theo phương thức công nghiệp đã phát triển góp phần thúc đẩy phương thức chăn nuôi công nghiệp mạnh trong những năm gần đây. Một số sản phẩm chăn nuôi trong nước đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chiến lược có giá trị kinh tế cao như xuất khẩu lợn sữa, lợn thịt.

D. Một số vật nuôi kinh tế cao giúp người dân làm giàu nhanh chóng

1. Nuôi gà thả đồng – vật nuôi kinh tế cao

Mô hình nuôi gà thả đồng không còn quá xa lạ với nhiều địa phương. Cùng với sự phát triển và nhu cầu xã hội ngày càng tăng lên, người dân thích tiêu thụ những loại gà thịt thả đồngvới gốc thức ăn tự nhiên. Thịt của loại gà thả đồng thơm ngon và chắc chắn hơn thịt gà nuôi theo hình thức khác.

Gà thả đồng bán rộng rãi và được nhiều người ưa chuộng mặc dù có giá cao hơn so với gà công nghiệp.

Hình thức chăn nuôi: Mỗi ngày, người chăn nuôi sử dụng một xe chuyên dụng chở đàn gà ra đồng. Sau đó thả ra để chúng tự đi tìm giun, sâu, côn trùng, thóc vương vãi ngoài đồng để ăn. Chiều đến lại lùa về nhốt trong chuồng và chở về.

Áp dụng cách làm này người chủ sẽ tiết kiệm được khoản chi phí lớn. Đồng thời chăn thả theo các này, giúp cho chất lương trứng và thịt cao hơn gấp nhiều lần. Giá thành gà cũng cao nên lợi nhuận nhiều và người chăn nuôi sẽ được lợi rất lớn.

2. Chăn nuôi bò Kobe – vật nuôi có giá trị kinh tế cao

Chăn nuôi bò Kobe theo tiêu chuẩn Nhật Bản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn bộ quy trình xây dựng chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi bò Kobe tại đây do chính các kỹ sư người Nhật chuyển giao lại.

Thức ăn cho giống bò Kobe được các chuyên gia chọn và xây dựng khẩu phần hoàn toàn từ thức ăn thô như: Cỏ trồng, bã mía, lõi ngô đã lên men, gạo tấm và bổ sung một số chất dinh dưỡng chuyên biệt.

Với quy trình chăm sóc và chăn nuôi đặc biệt này giúp cho thịt bò thương phẩm săn chắc, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao, đạt chuẩn nhất.

Điều thú vị là mỗi khi đến giờ ăn của bò thì trang trại sẽ phát những bản nhạc giao hưởng truyền cảm. Từ đó hình thành phản xạ cho bò Kobe là khi nhạc phát lên chúng sẽ biết đường tìm đến các gốc có thức ăn.

3. Gà Sao (Còn gọi là gà trĩ) – vật nuôi giá trị kinh tế cao

Gà sao được nuôi thương phẩm để lấy trứng và thịt. Thịt gà sao rất được ưa thích vì khẩu vị hợp khẩu vị với nhiều người. Thịt gà sao được đánh giá là một món ăn đặc biệt tại các nhà hàng, quán ăn lớn …

Chi phí ban đầu bỏ ra để nuôi gà sao là khá thấp, rất phù hợp với bà con có vốn ít.

Cách chăm sóc gà sao: Đặc tính của gà sao có khác với gà thả đồng, nhưng cách chăn nuôi cũng khá là đơn giản và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Gà sao có sức đề kháng rất mạnh, ít bệnh tật và lớn nhanh. Hao hụt không đáng kể, tỷ lệ sống bình quân đạt đến 97%. Nuôi gà sao mang lại kinh tế cao cho các hộ gia đình.

4. Chim trĩ đỏ – vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao

Chim trĩ đỏ thuộc nhóm động vật hoang dã quý hiếm có giá trị kinh tế cao, ở một số vùng nuôi chim trĩ lấy thịt và lấy trứng.

Mô hình nuôi chim trĩ nổi tiếng có thể kể đến là Trương Văn Phúc (ở Tiền giang). Từ năm 2008, chỉ một cặp chim trĩ đỏ giá 8 triệu đồng đến nay anh Phúc đã phân phối khoảng 200 con chim trĩ giống. Hơn 100 chim trĩ đỏ để sử dụng cảnh. Anh Phúc áp dụng đa số các kĩ năng nuôi hiện đại, quan tâm đến quy trình chăm sóc sức khỏe cho chim trĩ.

Với giá bán khá cao, tính ra trung bình lợi nhuận đem lại anh khoảng 300 triệu/năm. Anh đã mạnh dạn đầu tư 4 tủ ấp trứng nhân tạo cho tỉ lệ thành công hơn 70%. Và đang có nhũng cải tiến để mang lại hiệu quả cao hơn.

Hiện nay anh Phúc còn phát triển để nuôi thêm các loài khác giống như chim công, gà đen Indonesia…

5. Chăn nuôi Dê – vật nuôi mang lại kinh tế cao

Bên cạnh các mô hình chăn nuôi bò, lợn, gà thì nhiều người dân nghiên cứu và xây dựng mô hình chăn nuôi dê.

Về thức ăn của dê cũng rất đơn giản, không tốn kém. Chỉ cần ở gần rừng hoặc những nơi có đất rộng, là có thể dựng chuồng trại cho dê.

Chính vì thế nhiều hộ gia đình có điều kiện tự nhiên thuận lợi đã nên mạnh dạn đầu tư kỹ thuật và con giống. Định hướng để phát triển kinh tế lâu dài từ nghề nuôi dê thịt.

6. Nuôi trăn – vật nuôi kinh tế cao

Áp dụng mô hình nuôi trăn đột biến mang lại giá trị kinh tế cao. Do mỗi con trăn đột biến có giá thành cao gấp hàng chục lần so với những loại trăn giống thông thường. Trung bình mỗi trăn non khi mới nở ra đã có mức giá bán từ 2 – 3 triệu là thấp nhất.

Trăn bạch và trăn bông là 2 loại hay nuôi để sản xuất ra trăn non đột biến nhất. Sau một thời gian nuôi và chăm sóc một con trăn đột biến đủ sức sẽ mang về cho chủ nuôi từ 20 – 40 triệu đồng.