Nhập khẩu tiểu ngạch tiếng anh là gì năm 2024

Với internet đang càng phổ biến hiện nay, nhiều người vẫn không phân biệt đường xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì mà dễ nhầm lẫn nó là buồn hàng lậu, với bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn cái nhìn chính xác nhất về nhập khẩu tiểu ngạch.

1. Nhập khẩu tiểu ngạch là gì

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là một thuật ngữ được dùng khá nhiều trong hoạt động ngoại thương của cá nhân và pháp nhân ở Việt Nam. Nhưng đâu mới là khái niệm phù hợp ?

Có một vài những văn bản luật trước kia đã từng nhắc tới khái niệm này, chúng ta cùng tham khảo nhé:

  • Văn bản 1 : “ Trong trao đổi, mua bán hàng hoá của cư dân hai bên biên giới thì hình thức chủ yếu là trao đổi, mua bán hàng hoá qua biên giới với quy mô nhỏ, tính chất, mức độ đơn giản, được gọi là xuất nhập khẩu tiểu ngạch và cũng phải đặt dưói sự quản lý thống nhất của nhà nước về quy chế xuất nhập khẩu”
  • Văn bản 2 : “ Xuất nhập khẩu tiểu ngạch: là việc buôn bán qua biên giới để kiếm lời của những người buôn bán là cư dân khu vực biên giới”

Hiện nay, theo luật Quản lý ngoại thương 2017 và Nghị định 14/2018 không còn khái niệm “Tiểu ngạch” và “Chính ngạch” nữa mà ghi: “Hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới với Việt Nam tại khu vực biên giới [sau đây gọi là hoạt động thương mại biên giới]. Nước có chung biên giới là nước có chung đường biên giới đất liền với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia.”

Trong đó: Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nhưng dẫu vậy thì thuật ngữ “Tiểu ngạch” vẫn đang được sử dụng phổ biến hơn do thói quen của cá nhân và sự thuận tiện trong giao tiếp.

Hàng hóa tại kho tiểu ngạch

2. Một vài quy định trong Xuất nhập khẩu “tiểu ngạch”

2.1. Quy định trước đây:

Đối tượng làm xuất nhập khẩu tiểu ngạch [gọi là người kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch] là người buôn bán có hộ khẩu thường trú tại các xã [và đơn vị hành chính tương đương với xã] giáp biên giới, đã được UBND huyện cấp giấy phép kinh doanh] và được UBND tỉnh biên giới cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch.

Các doanh nghiệp Nhà nước ở cấp tỉnh thuộc UBND Tỉnh biên giới có nhu cầu xuất nhập khẩu tiểu ngạch, có thể lập mạng lưới [cửa hàng, trạm, công ty, xí nghiệp…] tại khu vực giáp biên giới để UBND tỉnh xem xét cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Chỉ được kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng quy định trong giấy phép kinh doanh.

Không được buôn bán các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu [kèm theo thông tư này]. Trị giá hàng hoá mỗi lần xuất hoặc nhập khẩu không vượt quá 500.000đ [năm trăm ngàn đồng] tương đương trị giá 200kg gạo tẻ, tính theo thời giá]. Được phép thanh toán bằng bản tệ, theo đúng hướng dẫn ngân hàng.

Hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch phải vận chuyển qua các cửa khẩu hoặc các cặp đường mòn do chính quyền cấp tỉnh của hai bên thoả thuận mở và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan cửa khẩu, hoặc đồn biên phòng [nơi không có Hải quan]. Mỗi lần xuất, nhập khẩu phải làm tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu tiểu ngạch.

Phải nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch :

Số thuế phải nộp \=Số lượng hàng hóa thực xuất khẩu [nhập khẩu] xGiá tính thuế [bằng ngoại tệ] xTỷ giá tính thuế xThuế xuất

Hàng hóa mua bán qua biên giới hai nước được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu

Một góc cửa khẩu Bằng Tường

Lưu ý: Tham gia xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới chỉ là những người kinh doanh nhỏ và phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định
  • Phải là cư dân thường trú tại khu vực biên giới;
  • Phải có giấy phép kinh doanh buôn bán do Uỷ ban nhân dân huyện cấp theo quy định
  • Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp.

2.2. Quy định hiện nay

2.2.1. Đối tượng được phép hoạt động thương mại biên giới

Là thương nhân Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo cam kết của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Là cư dân biên giới: Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc khu vực địa giới hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền. Người có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới.

2.2.2. Địa điểm hoạt động thương mại biên giới

Được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu. Chợ biên giới bao gồm chợ hoặc khu, điểm chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu nằm trên địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc khu vực hành chính tương đương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quyết định, công bố Danh mục các cửa khẩu khác và nơi mở ra cho qua lại biên giới.

2.2.3. Thuế & định mức miễn thuế

  • Đối với Cư dân biên giới :

Nhập hàng hóa trong danh mục nhằm phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới trong giới hạn cho phép: “Cư dân biên giới là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại các khu vực biên giới, người có giấy phép của cơ quan công an tỉnh biên giới cho cư trú ở khu vực biên giới được miễn thuế với trị giá hải quan không quá 2.000.000 đồng/1 người/1 ngày/1 lượt và không quá 4 lượt tháng”. Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới phải kê khai, nộp thuế theo quy định. Phần vượt quá định mức thì phải kê khai và nộp thuế.

  • Đối với thương nhân :

Thương nhân hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Chỉ có các cư dân biên giới được buôn tiểu ngạch

2.2.4. Hồ sơ hải quan

  • Đối với thương nhân:
    • Chính sách quản lý mặt hàng : Áp dụng như nhập khẩu chính ngạch tại Nghị định 69/2018.
    • Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế về kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản; kiểm tra chất lượng hàng hóa; kiểm tra về an toàn thực phẩm.
    • Hợp đồng mua bán
    • Bảng kê mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân
  • Đối với cư dân biên giới :
    • Không phải thực hiện kiểm dịch y tế, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo có dịch bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra thì phải kiểm dịch y tế.
    • Phải kiểm dịch động vật, thực vật và kiểm dịch thủy sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố trong từng thời kỳ phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
    • Không phải kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm

2.2.5. Danh mục hàng hóa

Các mặt hàng được nhập tiểu ngạch Trung Quốc

PHỤ LỤC I: DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU DƯỚI HÌNH THỨC MUA BÁN, TRAO ĐỔI CỦA CƯ DÂN BIÊN GIỚI

Mã sốMô tả hàng hóaChươngNhómPhân nhómChương 01 Động vật sốngChương 030301 Cá sống 0305 Cá, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; cá hun khói, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và viên làm từ cá, thích hợp dùng làm thức ăn cho người.Chương 040407 Trứng chim và trứng gia cầm, nguyên vỏ, sống, đã bảo quản hoặc đã làm chín 04090000Mật ong tự nhiênChương 060601 Củ, thân củ, rễ củ, thân ống và thân rễ, ở dạng ngủ, dạng sinh trưởng hoặc ở dạng hoa; cây và rễ rau diếp xoăn, trừ các loại rễ thuộc nhóm 12.12 0603 Cành hoa và nụ hoa dùng làm hoa bó hoặc để trang trí, tươi, khô, đã nhuộm, tẩy, thấm tẩm hoặc xử lý cách khác.Chương 07 Toàn bộ Chương 7Chương 08 Toàn bộ Chương 8Chương 090904 – Hạt tiêu: 11 — Chưa xay hoặc chưa nghiền: 1110— Trắng 1120— Đen 1190— Loại khác 12 — Đã xay hoặc nghiền: 1210— Trắng 1220— Đen 1290— Loại khácChương 101005 Ngô 1006 Lúa gạoChương 11 – Bột mì 11010011– – Tăng cường vi chất dinh dưỡng 11010019– – Loại khác 1102 Bột ngũ cốc, trừ bột mì hoặc bột meslin 11081100Tinh bột mì 11081200Tinh bột ngô 11081300Tinh bột khoai tây 11081400Tinh bột sắnChương 121201 Đậu tương, đã hoặc chưa vỡ mảnh. 1202 Lạc chưa rang, hoặc chưa làm chín cách khác, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc vỡ mảnh. 120710 Hạt cọ và nhân hạt cọ 120740 Hạt vừng:Chương 131301 Nhựa cánh kiến đỏ; gồm tự nhiên, nhựa cây, nhựa gôm và nhựa dầu [ví dụ, nhựa thơm từ cây balsam].Chương 141401 Nguyên liệu thực vật chủ yếu dùng để tết bện [như: tre, song, mây, sậy, liễu gai, cây bấc, cọ sợi, đã rửa sạch, chuội hoặc các loại rơm, rạ ngũ cốc đã tẩy hoặc nhuộm và vỏ cây đoạn].Chương 19190230 – Sản phẩm từ bột nhào khác:Chương 20 Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc từ sản phẩm khác của cây 20081910– – – Hạt ĐiềuChương 2525010010– Muối ăn 2505 Các loại cát tự nhiên, đã hoặc chưa nhuộm màu, trừ cát chứa kim loại thuộc Chương 26. 2523 Xi măng Portland, xi măng nhôm, xi măng xỉ [xốp], xi măng super sulphat và xi măng chịu nước [xi măng thủy lực] tương tự, đã hoặc chưa pha màu hoặc ở dạng clanhke. – Xi măng Portland: 25232100– – Xi măng trắng, đã hoặc chưa pha màu nhân tạo 252329 – – Loại khác: 25232910– – – Xi măng màu 25232990– – – Loại khác 25233000– Xi măng nhôm 25239000– Xi măng chịu nước khácChương 272701 Than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá. 2702 Than non, đã hoặc chưa đóng bánh, trừ than huyền. 2703 Than bùn [kể cả bùn rác], đã hoặc chưa đóng bánh. 2704 Than cốc và than nửa cốc luyện từ than đá, than non hoặc than bùn, đã hoặc chưa đóng bánh; muội bình chưng than đá. 27050000Khí than đá, khí than ướt, khí than và các loại khí tương tự, trừ các loại khí dầu mỏ và khí hydrocarbon khác.Chương 3131021000– Urê, có hoặc không ở trong dung dịch nướcChương 393918 Tấm trải sàn bằng plastic, có hoặc không tự dính, dạng cuộn hoặc dạng tấm rời để ghép; tấm ốp tường hoặc ốp trần bằng plastic, như đã nêu trong Chú giải 9 của Chương này. 3924 Bộ đồ ăn, bộ đồ dùng nhà bếp, các sản phẩm gia dụng khác và các sản phẩm phục vụ vệ sinh bằng plastic.Chương 404001 Cao su tự nhiên, nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa chicle và các loại nhựa tự nhiên tương tự, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, tờ hoặc dải. 4011 Lốp loại bơm hơi bằng cao su, chưa qua sử dụng 40151900– – Loại khácChương 42420212 – – Mặt ngoài bằng plastic hoặc vật liệu dệt:Chương 44 Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗChương 4848030090Giấy vệ sinh, khăn giấyChương 61 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc mócChương 62 Quần áo và hàng may mặc phụ trợChương 636301 Chăn và chăn du lịch 6302 Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường [bed linen], khăn trải bàn, khăn trong phòng vệ sinh và khăn nhà bếp. 6303 Màn che [kể cả rèm trang trí] và rèm mờ che phía trong; diềm màn che hoặc diềm giường.Chương 64 Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tựChương 66 Ô, dù che, ba toong, gậy tay cầm có thể chuyển thành ghế, roi, gậy Điều khiển, roi Điều khiển súc vật thồ kéo và các bộ phận của các sản phẩm trênChương 6868010000Các loại đá lát, đá lát lề đường và phiến đá lát đường, bằng đá tự nhiên [trừ đá phiến].Chương 696902 Gạch, gạch khối, tấm lát [tiles] chịu lửa và các loại vật liệu xây dựng bằng gốm, sứ chịu lửa tương tự, trừ các sản phẩm làm bằng bột silic hóa thạch hoặc đất silic tương tự. 69089091Tấm lát đường, lát nền và lòng lò sưởi hoặc tấm lát tường bằng gốm, sứ đã tráng men 6911 Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ sứ vệ sinh khác, bằng sứChương 737308 Các kết cấu [trừ nhà lắp ghép thuộc nhóm 94.06] và các bộ phận rời của các kết cấu [ví dụ, cầu và nhịp cầu, cửa cống, tháp, cột lưới, mái nhà, khung mái, cửa ra vào, cửa sổ, và các loại khung cửa, ngưỡng cửa ra vào, cửa chớp, lan can, cột trụ và các loại cột khác], bằng sắt hoặc thép; tấm, thanh, góc, khuôn, hình ống và các loại tương tự, đã được gia công để dùng làm kết cấu, bằng sắt hoặc thép. 7323 Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận của chúng, bằng sắt hoặc thép; bùi nhùi bằng sắt hoặc thép; miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự, bằng sắt hoặc thép.Chương 828201 Dụng cụ cầm tay, gồm: mai, xẻng, cuốc chim, cuốc, dụng cụ xới và làm tơi đất, chĩa và cào; rìu, câu liêm và các dụng cụ tương tự dùng để cắt chặt; kéo cắt cây và kéo tỉa cây các loại; hái, liềm, dao cắt cỏ, kéo tỉa xén hàng rào, cái nêm gỗ và các dụng cụ khác dùng trong nông nghiệp, làm vườn hoặc trong lâm nghiệp. 8215 Thìa, dĩa, muôi, thìa hớt kem, hớt bọt, đồ xúc bánh, dao ăn cá, dao cắt bơ, kẹp gắp đường và các loại đồ dùng nhà bếp hoặc bộ đồ ăn tương tự.Chương 8484137041Bơm nước, với đường kính cửa hút không quá 200mm 84137042– – – Với đường kính cửa hút không quá 200 mm, hoạt động bằng điện 84137043– – – Với đường kính cửa hút không quá 200 mm, không hoạt động bằng điệnChương 858507 Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật [kể cả hình vuông]. [Trừ mã HS 8507.10.10] 8536 Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện [ví dụ, cầu dao, rơ le, công tắc, chi tiết đóng ngắt mạch, cầu chì, bộ triệt xung điện, phích cắm, ổ cắm, đui đèn và các đầu nối khác, hộp đấu nối], dùng cho điện áp không quá 1.000V; đầu nối dùng cho sợi quang, bó sợi quang hoặc cáp quang. 8539 Bóng đèn dây tóc hoặc bóng đèn phóng điện, kể cả đèn pha gắn kín và bóng đèn tia cực tím hoặc tia hồng ngoại; bóng đèn hồ quang; đèn đi-ốt phát quang [LED]. 8544 Dây điện, cáp điện [kể cả cáp đồng trục] có cách điện [kể cả loại đã tráng men cách điện hoặc mạ lớp cách điện] và dây dẫn có cách điện khác, đã hoặc chưa gắn với đầu nối; cáp sợi quang, làm bằng các bó sợi đơn có vỏ bọc riêng biệt từng sợi, có hoặc không gắn với dây dẫn điện hoặc gắn với đầu nối.Chương 8787120020– Xe đạp được thiết kế dành cho trẻ emChương 9494033000Đồ nội thất bằng gỗ hoặc được sử dụng trong văn phòng 4000Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp 5000Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ 8100Đồ nội thất bằng tre hoặc song, mâyChương 969608 Bút bi; bút phớt và bút phớt có ruột khác và bút đánh dấu; bút máy, bút máy ngòi ống và các loại bút khác; bút viết giấy nhân bản [duplicating stylos]; các loại bút chì bấm hoặc bút chì đẩy; quản bút mực, quản bút chì và các loại quản bút tương tự; bộ phận [kể cả nắp và kẹp bút] của các loại bút kể trên, trừ các loại thuộc nhóm 96.09. 9609 Bút chì [trừ các loại bút chì thuộc nhóm 96.08], bút màu, ruột chì, phấn màu, than vẽ, phấn vẽ hoặc viết và phấn thợ may.

PHỤ LỤC II: DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU QUA CỬA KHẨU PHỤ, LỐI MỞ BIÊN GIỚI NẰM NGOÀI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN

ChươngNhómPhân nhómMô tả mặt hàngChương 07071410– SắnChương 08 – Hạt Điều: 080131– – Chưa bóc vỏ 080132– – Đã bóc vỏChương 101005 NgôChương 11 Toàn bộ Chương 11Chương 121201 Đậu tương, đã hoặc chưa vỡ mảnh.Chương 25 Toàn bộ Chương 25 trừ Nhóm 2501Chương 26 Toàn bộ Chương 26 trừ các Nhóm 2618, 2619, 2620, 2621Chương 272701 Than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá 2704 Than cốc và than nửa cốc [luyện từ than đá], than non hoặc than bùn, đã hoặc chưa đóng bánh; muội bình chưng than đáChương 39 Toàn bộ Chương 39 trừ các Nhóm 3915, 3916, 3917, 3918, 3919, 3920, 3921, 3922, 3923, 3924, 3925, 3926Chương 40 Toàn bộ Chương 40 trừ các Nhóm 4004, 4010, 4011, 4012, 4013, 4014, 4015, 4016, 4017Chương 41 Toàn bộ Chương 41 trừ các Nhóm 4101, 4102, 4103Chương 44 Toàn bộ Chương 44 trừ các Nhóm 4403, 4407, 4414, 4415, 4416, 4417, 4418, 4419, 4420Chương 50 Toàn bộ Chương 50Chương 51 Toàn bộ Chương 51 trừ Nhóm 5103Chương 52 Toàn bộ Chương 52 trừ Nhóm 5202Chương 53 Toàn bộ Chương 53Chương 54 Toàn bộ Chương 54Chương 55 Toàn bộ Chương 55Chương 56 Toàn bộ Chương 56Chương 58 Toàn bộ Chương 58 trừ các Nhóm 5805 và 5811Chương 59 Toàn bộ Chương 59Chương 60 Toàn bộ Chương 60Chương 727201 Gang thỏi và, gang kính ở dạng thỏi, dạng khối hoặc dạng thô khác 7202 Hợp kim feroChương 73 Toàn bộ Chương 73 trừ các nhóm 7321, 7322, 7323, 7324, 7325, 7326Chương 74 Toàn bộ Chương 74 trừ mã HS 7404.00.00 và Nhóm 7418Chương 75 Toàn bộ Chương 75 trừ Nhóm 7503Chương 76 Toàn bộ Chương 76 trừ mã HS 7602.00.00 và các Nhóm 7615, 7616Chương 78 Toàn bộ Chương 78 trừ các Nhóm 7802,7806Chương 79 Toàn bộ Chương 79 trừ các Nhóm 7902, 7907Chương 80 Toàn bộ Chương 80 trừ mã HS 8002.00.00 và Nhóm 8007

Bạn có nhu cầu nhập hàng mà ngại thủ tục hải quan và chưa nắm rõ luật về nhập khẩu có thể tham khảo dịch vụ hải quan trọn gói của chúng tôi.

Tiểu ngạch trong xuất nhập khẩu là gì?

Tiểu ngạch là một hình thức mua bán thương mại quốc tế hợp pháp được diễn ra giữa nhân dân hai nước sinh sống có đường biên giới chúng. Kim ngạch của mỗi giao dịch hàng hóa thường có giá trí nhỏ và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Xuất nhập khẩu chính ngạch tiếng Anh là gì?

Chính ngạch được gọi là Official quota trong tiếng anh và được sử dụng trong xuất nhập khẩu hàng hóa theo con đường hải quan chính ngạch. Trong đó, các cụm từ tiếng anh khác có liên quan bạn cần biết đó là: Hàng hóa nhập chính ngạch: Full tax good. Giấy báo gửi hàng: Notice of Departure.

Xe ôtô nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Tiểu ngạch: Nhập khẩu tiểu ngạch là giao dịch giữa các cư dân sống gần vùng biên giới của hai quốc gia nên không yêu cầu vận chuyển hàng hóa quá xa. Do đó, hàng hóa thường được vận chuyển bằng xe tải đi qua các cửa khẩu nhỏ.

Unofficial quota là gì?

- Tiểu ngạch [unofficial quota] là hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa người dân sinh sống ở gần biên giới giữa 2 nước liền kề nhau.

Chủ Đề