Nội soi tim là gì

Nội soi phế quản giá bao nhiêu? Quy trình có đau không? Bao lâu?

18/06/2022

Nội soi tim là gì

Nội soi phế quản là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng bên trong đường dẫn khí đi vào bên trong phổi . Qua kết quả chỉ định nội soi phế quản, bác sĩ có thể chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân các vấn đề sức khỏe liên quan đến đường hô hấp của người bệnh.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKII Mã Thanh Phong, Bác sĩ Hô hấp – Khoa Nội tổng hợp BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Khi được chỉ định nội soi phế quản, người bệnh thường lo lắng các vấn đề như nội soi phế quản có đau không, giá thành, thời gian thực hiện ra sao,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm các thông tin cơ bản về nội soi phế quản, cụ thể bao gồm: nội soi phế quản để làm gì, ai nên nội soi phế quản, quy trình nội soi phế quản diễn ra như thế nào, nội soi phế quản có đau không, nội soi phế quản giá bao nhiêu, nội soi phế quản bao lâu có kết quả,…

Nội soi phế quản là gì?

Nội soi phế quản là phương pháp sử dụng một ống mềm nhỏ, có gắn nguồn sáng và máy thu hình đưa vào phế quản, giúp bác sĩ có thể nhìn trực tiếp vào đường dẫn khí từ ngoài vào phổi. Qua kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này, bác sĩ có thể quan sát thấy toàn bộ đường dẫn khí như thanh quản, khí quản, phế quản và các nhánh nhỏ của phế quản. Hiện nay, tại các bệnh viện thường sử dụng 2 loại ống nội soi phế quản là ống nội soi cứng và ống nội soi mềm. Trong đó, ống nội soi mềm có thể linh hoạt hơn và đi vào các đường dẫn khí nhỏ nên thường được lựa chọn sử dụng nhiều hơn.(1)

    • Ống nội soi cứng thường được dùng trong trường hợp cần kiểm tra đường thở trên, kích thước lớn, hút lượng lớn máu hoặc dịch tiết trong phế quản, loại bỏ dị vật hoặc mô tổn thương, mô bệnh, kiểm soát chảy máu, thực hiện các can thiệp ở phế quản,…
    • Ống nội soi mềm thường được sử dụng để lấy mẫu mô sinh thiết, hút dịch tiết, đặt ống cung cấp oxy trong đường thở, bơm thuốc điều trị vào phổi,…

Xem thêm kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm giúp phát hiện và điều trị các bệnh lý về hô hấp, an toàn ít biến chứng giúp bác sĩ quan sát rõ thanh quản, khí quản, phế quản và các vùng của phổi.

Tùy trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định nội soi phế quản thông qua đường mũi hoặc đường miệng. Lúc này, bác sĩ nội soi sẽ đưa ống nội soi di chuyển xuống cổ họng của người bệnh rồi đi qua thanh quản, khí quản và phế quản gốc để vào phế quản hai bên phổi và các cấp phân chia của cây phế quản.

Nội soi tim là gì

Có thể nội soi phế quản qua đường mũi hoặc đường miệng

Vai trò của nội soi phế quản là gì?

Nội soi phế quản để làm gì? Tại sao cần phải nội soi phế quản? Theo đó, nội soi phế quản sẽ giúp phát hiện các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi mãn tính, u sùi trong lòng phế quản ,… khi người bệnh có những biểu hiện bất thường (khó thở, ho dai dẳng, ho ra máu,…). Ngoài ra, kết quả nội soi cũng có thể phát hiện các dị vật tại đường hô hấp hoặc các bất thường ở phổi và phế quản như một số vị trí tại đường hô hấp bị hẹp.

Vai trò của nội soi phế quản còn được dùng để lấy mẫu mô của người bệnh, hỗ trợ cho việc xét nghiệm, kiểm tra tình trạng của khối u để đánh giá được diễn tiến bệnh, độ lan rộng của khối u ung thư, khối u trong đường thở và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các dị vật trong đường thở cũng có thể được loại bỏ trong quá trình thực hiện kỹ thuật nội soi phế quản. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể ứng dụng phương pháp này trong việc lấy máu và dịch tiết trong phế quản người bệnh.

Đối tượng cần thực hiện nội soi phế quản

1. Chỉ định

Các trường hợp người bệnh thường sẽ được bác sĩ chỉ định nội soi phế quản gồm có:(2)

  • Người bị ho ra máu
  • Người ho dai dẳng, có các triệu chứng như khó thở, ho dai dẳng không hết (thường kéo dài trên 3 tháng nhưng không rõ nguyên nhân)
  • Người hít phải các khí độc, hóa chất độc hại
  • Người có dị vật trong đường thở
  • Có khối u ở phổi, bị xẹp phổi hoặc có hạch bạch huyết,…
  • Bị nhiễm trùng phổi và phế quản
  • Nghi ngờ bệnh mô kẽ phổi
  • Bị nghẽn đường thở do chất dịch, đàm nhớt
  • Đường thở hẹp, cần nong đường thở
  • Bị dẫn lưu áp xe
  • Cần rửa đường thở
  • Cần điều trị ung thư

Nội soi tim là gì

Bị ho ra máu là một trong những trường hợp cần thực hiện nội soi phế quản để tìm ra nguyên nhân bệnh

2. Chống chỉ định

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải mọi trường hợp đều có thể thực hiện nội soi phế quản. Một số nhóm đối tượng sau đây có thể bác sĩ sẽ xem xét chống chỉ định nội soi hoặc nếu trong trường hợp cần thực hiện thì cần phải chuẩn bị những biện pháp phòng ngừa đặc biệt.(6)

Cụ thể, các trường hợp cần cân nhắc kỹ về vấn đề nội soi phế quản có thể kể đến như:

    • Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính: Nếu người bệnh có triệu chứng đau thắt ngực không ổn định, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim mới khởi phát gần thời gian nội soi phế quản, sốc tim trong nhồi máu cơ tim thì không nên thực hiện nội soi.
    • Người bệnh có vấn đề rối loạn chức năng đông máu: Người bị rối loạn đông máu không có chống chỉ định nội soi phế quản hoàn toàn nhưng cần cân nhắc bởi nội soi có nguy cơ dẫn đến chảy máu khó cầm. Nếu thực hiện nội soi cần thận trọng, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên nội soi nên là người có kinh nghiệm, cẩn thận trong từng thao tác. Đặc biệt, cần lưu ý không nội soi sinh thiết cho người bị rối loạn chức năng đông máu.
    • Ứ CO2: Trường hợp người bệnh bị ứ CO2, nếu cần nội soi phế quản thì phải đặt nội khí quản và theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong suốt quá trình nội soi.
    • Nồng độ O2 thấp: Nếu cần nội soi phế quản, phải bổ sung oxy sao cho nồng độ oxy tối thiểu trên 65mmHg rồi mới được nội soi.
    • Hẹp khí quản: Nội soi phế quản có thể dẫn đến bít tắc đường thở hoàn toàn trong trường hợp khí quản quá hẹp.
    • Hen suyễn: Người bệnh bị hen suyễn có nguy cơ co thắt phế quản và co thắt thanh quản cao hơn trong quá trình thực hiện nội soi phế quản. Do đó, nếu cần thực hiện nội soi thì phải chuẩn bị bệnh hen phế quản có thể gây co thắt thanh quản và co thắt phế quản nghiêm trọng trong khi nội soi phế quản. Đối với các bệnh nhân này, trước khi thực hiện thủ thuật,cần phải được khám và đánh giá tình trạng hen bởi bác sĩ hô hấp trước soi phế quản.
    • Hội chứng tĩnh mạch chủ trên: Người gặp hội chứng này cần chống chỉ định nội soi phế quản, đặc biệt là nội soi sinh thiết do nguy cơ chảy máu khi nội soi cao.
    • Bệnh nhân không hợp tác: Bệnh nhân bị loạn thần, có thái độ không hợp tác thì không thể nội soi phế quản gây tê mà cần thực hiện nội soi gây mê toàn thân.

Quy trình nội soi phế quản

1. Chuẩn bị trước khi nội soi

Nội soi phế quản có nguy hiểm không? Hay nội soi phổi có nguy hiểm không? Quy trình nội soi như thế nào?

Nhiều người cảm thấy lo lắng không biết nội soi khí quản mất bao lâu, có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không? Thực tế, quy trình thực hiện kỹ thuật nội soi phế quản không phức tạp, có tính an toàn cao nên người bệnh có thể an tâm.

Để bắt đầu nội soi phế quản, người bệnh sẽ được hướng dẫn chi tiết về quy trình nội soi và ký vào giấy đồng ý thủ thuật. Sau đó, người bệnh được lấy máu bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nhịn ăn ít nhất 4 tiếng (có thể uống ít nước trước khi nội soi 2 tiếng) cũng như không uống các loại thuốc gây loãng máu trước khi nội soi (aspirin, ibuprofen,các thuốc kháng đông đường uống ,…).(4)

Ngoài ra, lúc này bác sĩ cũng hỏi bệnh nhân có người nhà đi theo hay không do sau khi nội soi, người bệnh có thể cảm mệt ,ho,cảm giác nghẹt ở cổ do thuốc tê. Trong trường hợp không có người nhà, nên tính toán sẵn phương tiện di chuyển sau khi hoàn thành nội soi. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chuẩn bị tâm lý nội soi phế quản có thể gây mệt mỏi nhẹ, cần sắp xếp công việc để có thời gian nghỉ ngơi sau khi nội soi.

2. Tiến hành nội soi

Khi bước vào phòng nội soi, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh nằm lên giường, điều chỉnh tư thế sao cho đầu cao hơn người, cổ ngửa ra sau. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê xịt vào miệng, cổ họng của người bệnh để quá trình nội soi phế quản diễn ra dễ dàng hơn, người bệnh không hoặc ít có cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Sau khi thực hiện gây tê xong, bác sĩ sẽ bắt đầu đặt ống nội soi mềm qua miệng hoặc lỗ mũi người bệnh, từ từ đưa xuống phổi để kiểm tra đường hô hấp. Trong quá trình thực hiện, nếu nghi ngờ có những tổn thương và cần kiểm tra chính xác hơn thì bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết hoặc bơm một lượng dịch nhỏ vào phổi người bệnh rồi hút ra để quan sát tế bào lấy được bên trong phổi.

Nội soi tim là gì

Trong quá trình nội soi phế quản, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết nếu phát hiện bất thường

3. Sau khi nội soi

Sau khi nội soi phế quản, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn nghỉ ngơi và đợi kết quả. Vì nội soi phế quản có thể gây mệt mỏi cho người bệnh nên các bác sĩ thường không khuyến khích người bệnh làm việc hay hoạt động mạnh ngay sau khi nội soi.

Nếu sau khi nội soi phế quản, người bệnh có hiện tượng ho ra máu (nhiều hơn 30ml) hoặc cảm thấy khó thở không khỏi, sốt cao hơn 24 giờ thì nên lập tức quay trở lại cơ sở y tế để được kiểm tra và can thiệp kịp thời. Nếu sốt nhẹ dưới 38 độ C thì không cần phải quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi và chườm mát là được.(3)

Nội soi phế quản ở đâu?

Hiện nay, để thực hiện nội soi phế quản, người bệnh có thể đăng ký tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với 2 cơ sở là Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Hệ thống bệnh viện Tâm Anh đầu tư hệ thống máy móc xét nghiệm, nội soi hiện đại hàng đầu. Song song đó, bệnh viện còn quy tụ các chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên đầu ngành, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh, giúp đọc kết quả nội soi và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm nhất có thể cho người bệnh.

Nội soi phế quản giá bao nhiêu?

Chi phí nội soi phế quản tại các bệnh viện hiện nay rơi vào khoảng 1.500.000 – 3.000.000 VNĐ/lần. Tùy theo cơ sở y tế mà bạn lựa chọn, chi phí này có thể khác nhau. Hiện nay, phí nội soi phế quản tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khoảng 1.500.000 VNĐ/lần.

Các thắc mắc thường gặp về nội soi phế quản

1. Nội soi phế quản có đau không?

Nhìn chung, người bệnh khi nội soi phế quản có thể cảm thấy hơi khó chịu, cổ họng có cảm giác nóng, rát và hơi đau. Tuy nhiên, cảm giác đau khi nội soi vẫn có thể chịu được và trong quá trình nội soi có thuốc tê nên người bệnh cũng không cần phải quá lo lắng.

Nội soi tim là gì

Sau khi nội soi phế quản, bệnh nhân có thể thấy đau nhẹ ở cổ họng

2. Nội soi phế quản có nguy hiểm không?

Nội soi phế quản được xem là một thủ thuật an toàn, ít nguy cơ gặp biến chứng. Tuy vậy, trong một số trường hợp có thể gặp phải các rủi ro như: khó thở, đau họng, khàn tiếng, rối loạn nhịp tim sau khi nội soi, chảy máu tại vị trí sinh thiết (chảy một lượng máu nhỏ hoặc xuất huyết), cảm giác ngạt thở khi nuốt, nhiễm trùng, sốt, nhồi máu cơ tim đối với những người bị bệnh tim, dị ứng, nồng độ oxy trong máu thấp, tràn khí màng phổi,…

3. Nội soi phế quản mất bao lâu có kết quả?

Thông thường, kết quả nội soi phế quản sẽ có trong ngày. Người bệnh có thể được hướng dẫn ở lại bệnh viện chờ bác sĩ đọc kết quả hoặc được hẹn sang hôm sau nếu nội soi vào buổi chiều muộn. Với kết quả sinh thiết (nếu có), phải chờ 2-4 ngày.

4. Nội soi phế quản với sinh thiết phế quản có khác nhau không?

Đây là hai thủ thuật thường gặp khi người bệnh thăm khám tại các khoa hô hấp hay chẩn đoán hình ảnh. Trong khi việc quan sát các thương tổn trên nội soi giúp bác sĩ đánh giá trực quan các bệnh lý đường hô hấp, thì sinh thiết phế quản lại có giá trị khẳng định chẩn đoán ở mức độ tế bào.

Khác với nội soi, sinh thiết là thao tác lấy một mẫu mô có nghi ngờ ác tính và mẫu bệnh phẩm này sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để đọc. Vì vậy các bác sĩ chỉ tiến hành lấy mẫu sinh thiết phế quản khi kết quả nội soi phế quản có gợi ý tổn thương ác tính. Thông thường, việc sinh thiết phế quản sẽ được thực hiện cùng lúc với thủ thuật nội soi phế quản.

5. Nội soi phế quản có phát hiện bệnh lao phổi/ung thư phổi?

Ngoài những công năng giúp cho bác sĩ quan sát những tổn thương đường dẫn khí, nội soi phế quản còn tạo thuận lợi cho bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm tại nơi tổn thương để làm xét nghiệm. Kết quả trả về của xét nghiệm này góp phần khẳng định những đánh giá của các chuyên gia.

Đối với bệnh nhân có sang thương phế quản gợi ý đến lao phổi, hoặc khi xét nghiệm dịch hầu họng chưa tìm ra được vi trùng lao, các y bác sĩ sẽ cho tiến hành làm xét nghiệm lao (AFP, X-PERT hoặc cấy vi khuẩn) trên mẫu bệnh phẩm là dịch tiết lấy từ nội soi phế quản. Với bệnh phẩm này, khả năng phát hiện có hay không có vi khuẩn lao trong phổi gần như tuyệt đối. Điều này cũng tương tự khi chẩn đoán ung thư phổi. Khi bệnh nhân có tổn thương gợi ý ung thư phổi, thì việc nội soi phế quản có kèm sinh thiết là một cặp xét nghiệm vô cùng cần thiết.

Kỹ thuật nội soi phế quản đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát, chẩn đoán các bệnh lý đường hô hấp, phát hiện các dị vật tại đường hô hấp, kiểm tra và đánh giá tình trạng khối u tại phổi và đường hô hấp. Người bệnh khi có các triệu chứng bất thường không nên chần chừ mà cần tìm đến các bệnh viện uy tín để thực hiện nội soi phế quản.

Hy vọng bài viết trên đã góp phần cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về nội soi phế quản, những ai nên nội soi phế quản, nội soi phế quản có đau không, quy trình nội soi phế quản diễn ra như thế nào hay nội soi phế quản giá bao nhiêu, nội soi phế quản bao lâu có kết quả,…