Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ là j

Bài làm 1

Kể từ khi con người Việt Nam xuất hiện, có miếng trầu xanh, quả cau nhỏ, có tiếng ru à ơi, có tên gọi bình dân mộc mạc thì khi đó cũng có những câu tục ngữ được hình thành. Văn hóa Việt Nam không chỉ dừng lại ở những phong tục tập quán mà nó còn là một hệ thống văn học mà trong đó văn học dân gian với những câu tục ngữ khúc chiết giàu ý nghĩa là một văn hóa bậc nhất. Nói về tục ngữ thiên nhiên có câu: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”

Bầu trời trên đầu chúng ta cũng có muôn hình muôn trạng, muôn màu muôn vẻ. Khi thì trong xanh mây trắng, khi u ám đen sì, khi lại vàng vọt, khi đỏ âu, đặc biệt có lúc nó còn có màu mỡ gà. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên trời thay đổi màu sắc như con người thay quần áo mỗi ngày vậy. Màu trời như màu da người có, người khỏe thì da đẹp, trời yên bể lặng thì trong xanh cao vút. Trái lại thì sẽ tồi tệ. Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà.

Có thể nói chỉ có một câu thôi nhưng cả một ý nghĩa lớn về cách nhìn hiện tượng thiên nhiên. Con người Việt Nam không tài giỏi đến mức có thể chế tạo ra những chiếc máy hạng tầm cỡ như Mỹ, như Nga nhưng việc đúc kết kinh nghiệm và sống hòa hợp với thiên nhiên thì chúng ta luôn có.

Bài làm 2

 Nhà nông, dân chài lưới, dân đi rừng ở ta chỉ có nhìn mây, nhìn ráng, nhìn mống cụt, cầu vồng mà đoán được gió bão, lũ lụt,… Câu tục ngữ: ‘Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ’ là một kinh nghiệm quý báu về dự báo thời tiết. Ráng là gì? Cuốn ‘Từ điển Tiếng Việt’ do Văn Tân chủ biên đã giải nghĩa như sau: ‘Ráng là đám mây màu sắc hồng, hoặc vàng… do ánh mặt trời buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tà chiếu vào’. Ráng mỡ gà là ráng vàng tươi óng ánh. Có ráng mỡ gà xuất hiện ở trên bầu trời, nhân dân ta biết trời sắp nổi gió to, sắp bão, cần phải chuẩn bị giữ gìn, chằng buộc, chống đỡ, nhất là nhà gianh vách đất. Còn có những câu tục ngữ khác cũng nói về ráng:

– ‘Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa’.

– ‘Ráng vàng thì gió, ráng mỡ chó thì mưa’.

Bài làm 3

Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

  + Ráng: Sắc màu phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây mà thành.

  + Ráng mỡ gà: Sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời.

-> Hình ảnh ẩn dụ, vần lư­ng [bằng] “gà – nhà”.

-> Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà thì trời sắp có bão: Đây là kinh nghiệm dự báo bão. Cần chủ động phòng chống bão, giữ gìn nhà cửa, hoa màu…

– Liên tư­ởng: “Bài ca nhà bị gió thu phá” Đỗ Phủ.

Những câu hỏi liên quan

Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:

a. Nghĩa của câu tục ngữ.

b. Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.

c. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. [Ví dụ, có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào?]

d. Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

"Tấc đất tấc vàng"

"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

"Nhất thì, nhì thục"

ĐỀ 1

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Tấc đất tấc vàng.

- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.

                                                                            [Ngữ văn 7- tập 1, trang 3]

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó.

Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu.

Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? 

Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”

Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em

Phần II: Tập làm văn 

Câu Tấc đất tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người? Em cần làm gì để gìn giữ nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày bằng một đoạn văn.

                                                   ĐỀ 2:

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

- Chết trong còn hơn sống đục 

- Đói cho sạch, rách cho thơm 

- Thương người như thể thương thân. 

- Học ăn, học nói, học gói, học mở. 

                                                                [Ngữ  văn 7- tập 1, trang 12 - 14]

 Câu 1: Các câu trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của những ngữ liệu trên là gì?

Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu trên.

Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên.

Phần II: Tập làm văn

Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây gợi nhắc chúng ta về đức tính tốt đẹp nào của con người? Em đã làm gì để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy? Hãy trình bày thành một đoạn văn. 

Mọi người giúp mình gấp với ạ 

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nội dung câu tục ngữ "ráng mỡ gà ,có nhà thì giữ

Các câu hỏi tương tự

ĐỀ 1

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Tấc đất tấc vàng.

- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.

                                                                            [Ngữ văn 7- tập 1, trang 3]

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó.

Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu.

Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? 

Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”

Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em

Phần II: Tập làm văn 

Câu Tấc đất tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người? Em cần làm gì để gìn giữ nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày bằng một đoạn văn.

                                                   ĐỀ 2:

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

- Chết trong còn hơn sống đục 

- Đói cho sạch, rách cho thơm 

- Thương người như thể thương thân. 

- Học ăn, học nói, học gói, học mở. 

                                                                [Ngữ  văn 7- tập 1, trang 12 - 14]

 Câu 1: Các câu trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của những ngữ liệu trên là gì?

Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu trên.

Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên.

Phần II: Tập làm văn

Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây gợi nhắc chúng ta về đức tính tốt đẹp nào của con người? Em đã làm gì để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy? Hãy trình bày thành một đoạn văn. 

Mọi người giúp mình gấp với ạ 

Video liên quan

Chủ Đề