So sánh giá thép skd11 và stavax

Ðề: Vật liệu làm khuôn ép nhựa

Vật liệu thép làm khuôn mẫu Đây là vật liệu mà bạn cần tìm, mình trích dẫn nhiều để bạn dễ so sánh, nếu muốn chi tiết thì liên hệ mail nha [email protected]

  1. Khuôn dập nguội :

    1. Vật liệu : DC53 (tức SKD11 cải tân) Đặc trưng : Độ cứng cao, chịu mài mòn , thích hợp với tôi ở nhiệt độ cao, tính gia công , mài và wire cut tốt. Chuyên dụng : Khuôn dập nguội, khuôn die cast sản xuất hàng loạt, khuôn đòi hỏi độ chính xác cao. 2. Vật liệu :DC11 (tức tên gọi mới của SKD11) Đặc trưng: Tính chịu mài mòn tốt, độ giãm kích thước sau khi tôi thấm thấp Chuyên dụng : Khuôn dập nguội sản xuất hàng loạt.

    3. Vật liệu: DCX Đặc trưng : Tính gia công, hàn sửa khuôn tốt Chuyên dụng : Dùng cho các loại khuôn dập hạng trung , sản xuất số lượng ít. 4. Vật liệu : DC3 Đặc trưng : Còn gọi thép hoá cứng dưới hơi lạnh. Tính chịu mài mòn rất cao Chuyên dụng : Thường được dùng làm con lăn trong máy cán sắt, khuôn dập nguội số lượng nhỏ. 5. Vật liệu : GOA (tức tên gọi mới của SKS3) Đặc trưng : Tính tôi, chịu mài mòn tốt Chuyên dụng : Dùng làm khuôn dập 6. Vật liệu : GO5 Đặc trưng : Còn gọi là thép chuyên dụng làm frame . Tính tôi cao Chuyên dụng : Dùng làm khuôn dập dạng blanking. 7. Vật liệu :GO4 Đặc trưng : Tính tôi tốt, độ biến dạng sau tôi thấp Chuyên dụng: làm khuôn chính xác cao, các loại khuôn cần độ vát tháo khuôn lớn. 8. Vật liệu : CX1 Đặc trưng : Độ cứng 50 HRC , Độ biến dạng sau xử lý nhiệt thấp Chuyên dụng : Các loại khuôn dập chi tiết có thành mỏng, các chi tiết bộ phận trong khuôn kim loại. 9. Vật liệu : GO40F Đặc trưng : Độ cứng 40HRC, tính gia công tốt. Chuyên dụng : Dùng làm các laọi khuôn đơn giản 10. Vật liệu : YK30 (tức tên mới của SKS93) Đặc trưng : Thép thíhc hợp với tôi dầu, dễ xử lý nhiệt Chuyên dụng: Dùng sản xuất các loại khuôn dập nhỏ, số lượng ít. Dùng làm Jig ( đồ gá) . 11. Vật liệu: [/B] Đặc trưng : Vật liệu mới nghiên cứu , không cần tôi thấm khuôn sau gia công, độ cứng , dai cao , tính gia công cao, thích hợp với gia công cao tốc, tính chịu mài mòn , va đập cao. Khuôn bằng SLD-MAGIC có thể sản xuất đến 300000 shot mới cần tu sửa khuôn.Thành phần vật liệu không được công khai vì HITACHI METAL đang xin bản quyền Chuyên dụng : làm tất cả các loại khuôn từ dập nguội đến /FONT]
  2. Khuôn dập nóng, khuôn Die Casting:

1. Vật liệu: DHA1 (tên mới của SKD61 cải tân) Chuyên dụng : Làm khuôn die cast, khuôn đùn, khuôn dập nóng 2. Vật liệu : DH31-S Đặc trưng : tính tôi và chịu nhiệt cao, cường độ cao, tính chịu mài mòn cao, nếu dùng phương pháp HIT và AHIT để xử lý nhiệt thì tuổi thọ của khuôn sẽ rất cao. Chuyên dụng : làm khuôn Die cast cao tính năng, khuôn díe cast loại lớn, khuôn dập nóng loại lớn 3. Vật liệu: DHA (tên mới của DKD61 cải tân) Đặc trưng : Tính tôi cao, độ biến dạng sau xử lý nhiệt thấp, tính thử nóng (heat checking) tốt Chuyên dụng: Khuôn Die Cast , khuôn dập nóng 4. Vật liệu : DH2F Đặc trưng : Độ cứng 40HRC Chuyên dụng: làm khuôn Die Cast, khuôn đúc nhựa, các loại pin trong khuôn

  1. Các loại khuôn rèn, khuôn đùn nóng:

1. Vật liệu : DH62 (tên gọi mới của SKD62) Đặc trưng : Độ kháng mềm cao, tính chịu mài mòn tốt. Chuyên dụng : Khuôn dập nóng, khuôn đùn 2. Vật liệu : DH32 Đặc trưng: Chuyên dùng làm khuôn chịu được lực va đập, cao tốc, nhiệt độ cao, thích hợp với các loại khuôn dập nóng, khuôn rèn cao tốc. 3. Vật liệu : DFA (tên gọi mới của SKT4 cải tân) Đặc trưng : Tính chịu va đập cao Chuyên dụng : Khuôn rèn, khuôn đùn, búa máy

(Tài liệu tham khảo: 1. Tham khảo từ taì liệu của công ty MTOK 2. Sổ tay kỹ thuật vật liệu học , Học hội cơ khí kỹ thuật Nhật bản xuất bản 2007 )

Trong suốt quá trình 09 năm làm việc, chúng tôi liên tục nhận được những chia sẻ từ phía khách hàng. Điều đó làm thôi thúc chúng tôi thực hiện những bài viết để có thể chia sẻ nhiều hơn những kinh nghiệm, kiến thức đến nhiều quý đọc giả hơn.

Và chủ đề hôm nay mà chúng tôi muốn gửi đến quý vị dựa trên những thắc mắc: “Những chi tiết làm bằng SKD11 liệu có thay thế bằng S45C được không?” hay “Tại sao cũng là trục nhưng trục này thì dùng S45C còn trục khác thì phải dùng SKD11?”, …

Xin mời quý đọc giả tìm hiểu về chủ đề liên quan đến thép SKD11 và S45C. Đó là “So sánh thép SKD11 và thép S45C”.

1. Thành phần hóa học của thép SKD11 và S45C

Sau đây là Bảng thành phần hóa học của hai mác thép:

Stt

Thành phần hóa học

SKD11 (%)

S45C (%)

1

Cacbon

0,9 – 1,5

0,44 – 0,48

2

Crom

~ 12

-

3

Molipden

~ 1

-

4

Silic

~ 0,25

0,15 – 0,25

5

Mangan

~ 0,45

~ 0,6

6

Photpho

≤ 0,025

≤ 0,02

7

Lưu huỳnh

≤ 0,01

≤ 0,035

8

Vanadium

~ 0,35

-

Như trong các chủ đề trước mà chúng tôi đã đề cập, mỗi tỉ lệ thành phần đều có tác dụng riêng đến cơ tính và ứng dụng của thép.

Chính vì vậy, mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy S45C chỉ chứa thành phần chính duy nhất là Cacbon chiếm tỷ lệ khoảng 0,48%. Điều này vô cùng ảnh hưởng tới các sản phẩm được làm bằng thép S45C từ độ dẻo, độ cứng, khả năng chịu mài mòn, chịu nhiệt, chống chịu oxy hóa, độ bóng sáng, …

So sánh giá thép skd11 và stavax

Ngược lại, thép SKD11 chứa các thành phần khác như: Crom, Molipden, Vanadium. Chúng có tác động tích cực đến cơ tính của thép SKD11. Quý độc giả có thể tham khảo bài viết “Cơ tính thép SKD11”.

2. Độ cứng sau nhiệt luyện của thép SKD11 và S45C

Về độ cứng sau nhiệt luyện của SKD11 có thể đạt từ 58 HRC đến 60 HRC. Sản phẩm sau xử lý nhiệt luôn có độ cứng cao, chịu mài mòn tốt, kèm theo đó là độ dẻo vẫn đảm bảo giúp hạn chế tối đa việc nứt, bể trong quá trình sử dụng. Phương pháp xử lý nhiệt chủ yếu là tôi chân không. Tuy nhiên, đối với một số chi tiết có ứng dụng đặc biệt sẽ được xử lý nhiệt bằng phương pháp tôi chân không và ram trong lò dầu.

So sánh giá thép skd11 và stavax

So sánh thép SKD11 và thép S45C

Còn thép S45C thì sao? S45C sẽ được xử lý nhiệt bằng phương pháp tôi dầu hoặc tôi điện lên đến độ cứng khoảng 55 HRC. Thậm chí đến 58 HRC, tuy nhiên, chi tiết sẽ rất dễ gặp phải các lỗi như: Nứt, bể, gãy ngang trong quá trình sử dụng. Ngoài ra chi tiết sẽ rất nhanh bị rỉ sét ngay cả khi ở môi trường thông thường vì thiếu Crom. Bên cạnh đó, khả năng chịu được sự mài mòn rất hạn chế vì thiếu thành phần Molipden, chính vì vậy mà trục làm bằng thép S45C có tuổi thọ không cao.

3. So sánh thép SKD11 và thép S45C về ứng dụng

Thép S45C được sử dụng khá nhiều để làm chi tiết như: Con lăn trong máy cán tôn, bộ duỗi của máy bẻ đai, trục máy tải trọng nhỏ và tốc độ quay thấp, … Đây là những ứng dụng không yêu cầu cao về chất liệu thép, sản phẩm làm ra chỉ đơn thuần yêu cầu cứng để lâu bị mòn và không cần độ dẻo hay chịu lực va đập.

Bản chất cấu tạo thép S45C chỉ chứa Cacbon là thành phần chính nên không thể chịu được những tác động như ứng suất lực, tính chịu mài mòn, cân bằng độ cứng và độ dẻo thì hiển nhiên chi tiết sẽ nhanh chóng bị phá hủy khi sử dụng. Tuy nhiên, ưu điểm của thép S45C chính là ở giá thành thấp.

Còn về SKD11 được biết đến là dòng thép cao cấp chuyên là khuôn dập nguội. Bên cạnh đó, thép SKD11 còn được sử dụng làm khuôn ép gạch, dao chấn tôn, mũi đột, dao bẻ đai, trục cán thép, …

Và những ứng dụng trên đã phân tích khá nhiều trong các bài viết trước nên trong chủ đề lần này chúng tôi sẽ không phân tích thêm vì sao SKD11 lại được dùng làm các sản phẩm trên.

Trên đây là những so sánh thép SKD11 và thép S45C về thành phần hóa học, độ cứng, ứng dụng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giải đáp được khúc mắc mà quý đọc giả đang gặp phải. Xin chào và hẹn gặp lại.