So sánh thuế gtgt trực tiếp và khấu trừ năm 2024

Thuế VAT (Value Added Tax) (hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng) là một loại thuế tiêu thụ được áp dụng trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Nó là một trong những loại thuế quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới, và đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng ngân sách nhà nước và hỗ trợ phát triển đất nước. Tại Việt Nam, có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng đó là: phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Vậy hai phương pháp này là như thế nào? Chúng nó điểm nào khác nhau? Hãy cùng Luật Việt An tìm hiểu trong toàn bộ bài viết sau.

Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế giá trị gia tăng 2008
  • Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về Luật Thuế giá trị gia tăng
  • Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa các Thông tư để cải cách, đơn giản các TTHC về thuế

Thuế VAT là gì?

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ từ quá trình sản xuất đến tiêu dùng, và số tiền này được nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên mức độ tiêu thụ của hàng hoá và dịch vụ.

VAT xuất phát từ nước Pháp và đã được áp dụng rộng rãi tại hơn 130 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, Luật thuế giá trị gia tăng đã được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999.

Điểm đặc biệt của VAT là nó được tính vào mỗi giai đoạn trong quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm hàng hoá. Nó được tính trên giá trị gia tăng tại mỗi giai đoạn, và số tiền thuế đã nộp ở giai đoạn trước được khấu trừ để tránh việc tính thuế nhiều lần trên cùng một giá trị gia tăng.

Khi mua hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ, người tiêu dùng sẽ chịu trách nhiệm nộp VAT. Điều này đồng nghĩa với việc VAT sẽ được tính vào giá bán hàng hoá và dịch vụ, và số tiền này sẽ được đưa vào ngân sách nhà nước thông qua cơ chế nộp thuế.

Phương pháp khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế GTGT (thuế giá trị gia tăng) là phương pháp tính số tiền thuế cần nộp vào ngân sách Nhà nước trong doanh nghiệp. Để xác định số thuế GTGT thực tế, doanh nghiệp lấy số thuế GTGT đầu ra (tính trên giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra) trừ đi số thuế GTGT đầu vào (tính trên giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào).

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp mua hàng hóa và dịch vụ từ các nhà cung cấp khác và trả mức thuế GTGT đầu vào cho các loại hàng hóa, dịch vụ này. Khi bán hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng, doanh nghiệp thu mức thuế GTGT từ khách hàng dựa trên giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, gọi là thuế GTGT đầu ra. Sau đó, doanh nghiệp sẽ tính số tiền thuế GTGT thực tế cần nộp bằng cách trừ số thuế GTGT đầu vào từ số thuế GTGT đầu ra.

Ví dụ về phương pháp khấu trừ thuế

Công ty Haco nhập về một lô hàng trị giá 500 triệu đồng, mặt hàng này đang chịu mức thuế suất VAT là 10%

Khi đó, số tiền thuế GTGT đầu vào mà công ty Haco cần phải chịu là: 10% x 500 triệu = 50 triệu đồng.

Khi công ty Haco bán lô hàng cho người mua với mức giá 650 triệu đồng/lô, người mua chịu mức thuế suất VAT 10% đối với mặt hàng này

Khi đó, số tiền thuế GTGT đầu ra mà người mua cần phải chịu là: 10% x 650 triệu = 65 triệu đồng.

Số tiền thuế GTGT công ty Haco cần nộp vào ngân sách Nhà nước là: 65 triệu – 50 triệu = 15 triệu đồng – Đó chính là việc khấu trừ thuế.

Phương pháp tính thuế trực tiếp

Tính thuế trực tiếp (VAT trực tiếp) là một phương pháp tính thuế GTGT (VAT) dựa trên tỷ lệ trên doanh thu của doanh nghiệp trong từng ngành nghề kinh doanh cụ thể. Theo phương pháp này, doanh nghiệp chỉ cần tính số tiền thuế GTGT cần nộp dựa trên tổng doanh thu hàng bán hoặc dịch vụ cung cấp của họ, không cần quan tâm đến mức thuế GTGT đầu vào.

Ví dụ về phương pháp tính thuế trực tiếp

Công ty BENTO kinh doanh dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp và đăng ký tính thuế theo phương pháp trực tiếp. Công ty có tổng doanh thu là 200 triệu đồng trong kỳ kinh doanh. Mức thuế GTGT trực tiếp cho lĩnh vực này là 5%. Do đó, số thuế GTGT mà Công ty BENTO cần nộp là 10 triệu đồng (200 triệu x 5%).

So sánh phương pháp tính thuế VAT khấu trừ và trực tiếp

Điểm giống nhau

  • Cả phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng đều là các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Cả hai phương pháp này đều sử dụng khi kê khai tạm tính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Điểm giống nhau khác là cả hai đều sử dụng chung hệ thống mẫu biểu chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính.
  • Cả hai phương pháp này có thể áp dụng đối với doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có tổng doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp hoặc hợp tác xã tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, thì phương pháp khấu trừ thuế sẽ được áp dụng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoặc hợp tác xã không tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, thì mặc nhiên phương pháp tính thuế GTGT đối với doanh nghiệp hoặc hợp tác xã sẽ là phương pháp tính trực tiếp trên phần GTGT.

Điểm khác nhau

Tiêu chí Phương pháp khấu trừ Phương pháp trực tiếp Căn cứ pháp lý Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bổ sung năm 2016

Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế Giá trị gia tăng

Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa các Thông tư để cải cách, đơn giản các TTHC về thuế

Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bổ sung năm 2016

Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế Giá trị gia tăng

Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa các Thông tư để cải cách, đơn giản các TTHC về thuế

Đối tượng áp dụng Cơ sở kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ việc bán hàng hoà, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên

Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay

Các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng

Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập

Hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật (trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.)

Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã

Hoá đơn Hóa đơn giá trị gia tăng Hóa đơn bán hàng Cách tính thuế Số tiền thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán hàng ghi trên hóa đơn GTGT.

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp 1: Áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Số thuế GTGT phải nộp = (GTGT của vàng, bạc, đá quý) x (Thuế suất).

Trường hợp 2: Áp dụng đối với cá nhân, hộ kinh doanh; doanh nghiệp, hợp tác xã có mức doanh thu dưới 1 tỉ đồng; cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Số thuế GTGT = Doanh thu x Tỷ lệ tính thuế(%)

Thuế suất Có 05 loại thuế suất áp dụng với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ, cụ thể:

  • Không tính thuế;
  • Thuế suất đặc thù;
  • Thuế suất 0%;
  • Thuế suất 5%;
  • Thuế suất 10% (áp dụng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ không nằm trong 4 nhóm trên). Tỷ lệ % để tính thuế GTGT được quy định theo từng hoạt động cụ thể:
  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2% Ưu điểm Được hỗ trợ khấu trừ với thuế GTGT đầu vào

Giúp các doanh nghiệp có dự án đầu tư hay hoạt động nhập khẩu được hoàn thuế.

Giúp cân đối thuế GTGT cần đóng thông qua việc đề xuất dùng hay mua hàng dự trữ.

Không cần phải thực hiện các chế độ kế toán đầy đủ theo quy định vì không khấu trừ thuế GTGT đầu ra.

Tỷ lệ thu thuế GTGT thấp, chỉ từ 1%-5% tùy theo từng ngành nghề.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật về thuế vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.