Sự khác nhau giữa tổng hợp adn và arn

So sánh ADN và ARN

ADN và ARN có những điểm tương đồng về cấu tạo, khác nhau về cấu trúc, chức năng và quá trình hình thành.

Giống nhau

ADN và ARN đều là các axit hữu cơ, được cấu tạo bởi 5 nguyên tố hóa học là: C, H, O, N, P, có khối lượng và kích thước vô cùng lớn. Trong cấu tạo giống nhau gồm các đơn phân nucleotit: A, G, X liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. So sánh ADN và ARN nhận thấy 2 đại phân tử này đều có cấu trúc xoắn, xảy ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.

Khác nhau

Các nhà khoa học sau khi so sánh phân tử ADN và ARN đã tìm ra những điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng của chúng, cụ thể như sau:

Cấu trúc

Cấu trúc của ADN

Theo Watson và Crick nghiên cứu năm 1953, ADN gồm 2 mạch polynucleotit dạng xoắn và nằm ngược chiều nhau, gồm 4 đơn phân chính là A, T, G, X. Đường kính vòng xoắn là 20A với chiều dài vòng xoắn là 34A bao gồm các cặp nucleotit cách nhau 3,4A. ADN là cấu trúc trong nhân, các mạch liên kết theo quy tắc bổ sung A với T, G liên kết với X.

ARN chỉ gồm một mạch polynucleotit, mạch này thẳng hay xoắn với số lượng ít hơn ADN lên đến hàng nghìn đơn phân. 4 đơn phân chính cấu thành ARN là:A, U, G, X; liên kết với nhau tại các điểm xoắn, A liên kết với U, G với X. ARN được chia làm 3 loại là mARN, tARN và rARN. Sau khi được tổng hợp trong nhân, các ARN sẽ ra khỏi nhân để thực hiện các chức năng.

Chức năng

ADN là đại phân tử có tính đa dạng và đặc thù, chính sự đa dạng và đặc thù này là cơ sở để hình thành nên sự khác biệt giữa các loài sinh vật. ADN có khả năng bảo quản, lưu giữ và truyền đại các thông tin di truyền trong mỗi loài sinh vật. Khi ADN bị đột biến sẽ làm cho kiểu hình sinh vật thay đổi.

ARN có chức năng truyền đạt các thông tin di truyền đến ADN, chức năng truyền đại này do mARN thực hiện. Các axit amin sẽ được ARN vận chuyển đến nơi tổng hợp protein và tiến hành dịch mã. Dịch mã xong, các mARN biến mất, vì vậy nó không làm ảnh hưởng đến tính trạng biểu hiện ra kiểu hình của sinh vật.

So sánh ADN và ARN trong quá trình tổng hợp

Quá trình nhân đôi ADN ở kì trung gian tại nhiễm sắc thể trong nhân tế bào. Phân tử ADN sẽ tiến hành tháo xoắn cả 2 mạch, 2 mạch này được sử dụng làm khuôn mẫu để hình thành các ADN con. Sau khi hình thành, các mạch mới và mạch khuôn mẫu sẽ xoắn lại, các ADN con nằm trong nhân tế bào. Trong quá trình hình thành, enzim polymeraza tham gia và tạo nên 2 ADN con.

Quá trình nhân đôi ADN

Tổng hợp ARN diễn ra ở kì trung gian, trong nhân tế bào và tại nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, chỉ có một đoạn của phân tử ARN ứng với 1 gen thực hiện tháo xoắn. Sau khi tổng hợp, ARN sẽ tách khỏi gen, rời khỏi nhân tế bào và tham gia quá trình tổng hợp protein. Hệ enzim tham gia tổng hợp là enzim polimeraza.

Tổng hợp ARN dựa trên ADN

Tổng hợp tất cả sự khác nhau giữa 2 đại phân tử này là câu trả lời cho câu hỏi “tại sao ADN có vai trò mã hóa sự sống mà không phải ARN”. Theo như nghiên cứu năm 1959 của Hoogsteen cho thấy ADN có sự biến đổi linh hoạt về cấu trúc phân tử.

  • Tham Khảo Thêm: Bảng Giá Xét Nghiệm ADN Huyết Thống Tại Hà Nội

Cụ thể là khi có protein gắn vào ADN hay có sự tổn thương về mặt hóa học từ các nucleotit thì ADN có khả năng tự sửa chữa và quay về liên kết ban đầu, các ADN có thể chịu và khắc phục được tổn thương hóa học, còn ARN lại cứng và tách ra bên ngoài. Vì vậy, ADN đảm nhận tốt vai trò truyền đạt các thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

ADN là gì?

Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa ADN và ARN, chúng ta cùng xem qua khái niệm ADN là gì nhé!

ADN là viết tắt của cụm từ Acid Deoxyribonucleic. ADN là phân tử mang vật chất di truyền quy định mọi hoạt động sống của các sinh vật và nhiều loại virus. Hầu như toàn bộ các tế bào trong cơ thể có ADN như nhau.

Phần lớn ADN ở trong nhân tế bào, một lượng nhỏ ADN khác có thể có trong ti thể [được gọi là mtADN]. Ti thể là cơ quan trong tế bào giúp chuyển năng lượng trong máu thành dạng mà các tế bào có thể sử dụng được.

ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hoá học là C, H, O, P, N. ADN là loại phân tử lớn [đại phân tử], có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là nucleotit.

Mỗi nucleotit gồm các thành phần sau:

  • Đường Deoxiriboluzo: C5H10O4.
  • Axit photphoric: H3PO4.
  • 1 trong 4 loại bazơ nitơ [A, T, G, X ].

So sánh ADN và ARN

  • So sánh ADN với ARN về cấu trúc và chức năng
  • Bảng so sánh ADN với ARN về cấu trúc và chức năng

So sánh ADN với ARN về cấu trúc và chức năng

* Giống nhau:

a/ Cấu tạo

b/ Chức năng: Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein để truyền đạt thông tin di truyền.

* Khác nhau:

a/ Cấu trúc:

b/ Chức năng:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề