Tại sao bị tiền đình

Ảnh minh họa. Nguồn: medonet.pl

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều hơn độ tuổi trưởng thành. Rối loạn tiền đình gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình:

- Do huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu.

- Do lo lắng căng thẳng, stress do mất ngủ, áp lực công việc. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon cortisol làm gây tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó có dây thần kinh số 8 bị tổn hại, làm cho hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu.

- Do hậu quả của một số bệnh như viêm dây thần kinh, u não, u dây thần kinh, viêm tai giữa,…

- Người cao tuổi bị suy giảm chức năng của một số cơ quan.

- Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn tiền đình.

- Người bị mất máu nhiều: Do chấn thương; phụ nữ sau sinh hoặc cũng có thể mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu,…

- Quan hệ tình dục không đều đặn.

- Uống quá nhiều rượu bia.

- Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất hay do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

Phân biệt rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não

Đa số người bệnh có sự nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này. Thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình đều có những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn giống nhau. Thực tế,  2 căn bệnh này do những nguyên nhân khác nhau  gây ra.

Về nguyên nhân gây bệnh

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não còn được gọi là rối loạn tuần hoàn não. Đó là trạng thái suy giảm lượng máu đến nuôi não do các bệnh mạn tính gây ra, như tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn. Một số yếu tố cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như nghiện bia rượu, thuốc lá, stress, thừa cân, ít vận động, béo phì.

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng. Rối loạn tiền đình làm cho người bệnh có biểu hiện chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo rất khó chịu. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như tuần hoàn não kém, rối loạn tuần hoàn não, viêm tai giữa cấp, thay đổi thời tiết…

Như vậy, thiểu năng tuần hoàn não chỉ là yếu tố gây nên rối loạn tiền đình.

Về biểu hiện bệnh

Rối loạn tiền đình

Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình là chóng mặt đi kèm theo hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng… Bệnh thường tiến triển thành mạn tính và nặng dần lên. Ban đầu có thể chỉ là một cơn chóng mặt đột ngột rồi thôi hoặc những cơn chóng mặt thoáng qua. Người bệnh thường không chú ý rồi sau đó các dấu hiệu này xảy ra thường xuyên hơn.

Thiểu năng tuần hoàn não

Biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não là chóng mặt, buồn nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế chứ không có biểu hiện đi lảo đảo. Người bệnh gặp những biểu hiện này vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Bên cạnh đó, khi cơn cấp tính xảy ra, người bệnh có thể cảm thấy bị kém tập trung, giảm khả năng tư duy, hay quên…

Phòng tránh rối loạn tiền đình

Để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình, bạn nên:

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Với những người làm việc ở văn phòng, ngồi nhiều giờ bên máy tính liên tục nên thường xuyên tập các bài tập vận động vùng cổ, gáy.

- Giảm căng thẳng âu lo.

- Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tránh để tình trạng cơ thể quá thiếu nước.

- Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.

- Đối với những người bị rối loạn tiền đình nên chú ý hoạt động vùng đầu cổ cẩn thận.

- Không nên quay cổ đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.

- Khi có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, nên đến gặp và điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý điều trị.

Nguồn: thaythuocvietnam.vn [Hội Nội Khoa Việt Nam]

Rối loạn tiền đình là bệnh tương đối dễ gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt ngày nay số lượng người trẻ mắc bệnh này đang có chiều hướng gia tăng. Vậy nguyên nhân rối loạn tiền đình là như thế nào mà lại xảy ra tình trạng này, bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra lời giải ấy.

1. Các loại bệnh rối loạn tiền đình

Tiền đình chính thuộc hệ thần kinh, giữ nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, điệu bộ phối hợp cử động mắt đầu và thân mình. Tiền đình có khả năng nghiêng lắc theo các động tác của con người để giúp cơ thể luôn thăng bằng. Chính vì thế mà người bị rối loạn tiền đình thường bị rơi vào tình trạng mất cân bằng về tư thế sinh ra cảm giác chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt.

1.1. Tránh nhầm lẫn rối loạn tiền đình với thiểu năng tuần hoàn não

Do có nhiều điểm tương đồng nên bệnh rối loạn tiền đình hay bị nhiều người nhầm lẫn với thiểu năng tuần hoàn não. Tuy nhiên, nguyên nhân gây nên hai căn bệnh này lại hoàn toàn khác nhau.

Thiểu năng tuần hoàn não là nguyên nhân rối loạn tiền đình

- Bệnh rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não

Đây là tình trạng lượng máu đến nuôi não bị suy giảm do các bệnh mạn tính, điển hình như: suy thận mạn, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,... Ngoài ra bệnh cũng có thể gia tăng nguy cơ ở những người béo phì, nghiện rượu bia, hút thuốc lá nhiều,...

- Bệnh rối loạn tiền đình

Bệnh do nhiều nguyên nhân như thời tiết thay đổi, não tuần hoàn kém hoặc bị rối loạn, viêm tai giữa cấp,… Về cơ bản, nguyên nhân gây rối loạn tiền đình chính là thiểu năng tuần hoàn não.

1.2. Phân loại rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình được phân thành 2 dạng chính:

- Rối loạn tiền đình ngoại biên

Xuất phát điểm của dạng rối loạn tiền đình này là những tổn thương ở dây thần kinh tiền đình hoặc trong tai, tắc mạch máu sau cổ. Những người bị rối loạn tiền đình ngoại biên thường bị chóng mặt khi đột ngột thay đổi tư thế. Bệnh tương đối lành tính, không ảnh hưởng đến khả năng di chuyển.

- Rối loạn tiền đình trung ương

Nguyên nhân rối loạn tiền đình dạng này là do tổn thương xảy ra ở đường dây liên hệ của các nhân dây tiền đình trong tiểu và thân não hoặc nhân tiền đình. Nó khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, xa xẩm mặt mày, choáng váng khi tư thế thay đổi,...

2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình

2.1. Các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người bệnh nói chung

Đối với hệ thần kinh trung ương của mỗi người, tiền đình giữ vai trò rất quan trọng đó là giúp cơ thể định vị vị trí trong không gian ba chiều và giúp con người dễ dàng thực hiện các hoạt động ở trạng thái thăng bằng. Mọi chuyển động của cơ thể đều được bộ phận này ghi nhận. Khi tiền đình bị rối loạn sẽ khiến cho hệ thần kinh trung ương không làm được nhiệm vụ của mình và dẫn đến cảm giác buồn nôn, chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng.

Nguyên nhân rối loạn tiền đình thường gặp là:

- Lượng máu lên não kém hoặc mạch máu bị tắc nghẽn do bệnh về tim, thiếu máu, tai biến, huyết áp thấp,...

- Hệ thống thần kinh bị tổn thương do phải chịu áp lực trong thời gian dài ở những người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ,... Sở dĩ nói như vậy là bởi những áp lực này khiến cho dây thần kinh số 8 bị tổn hại và hệ lụy chính là hệ thống tiền đình không nhận được thông tin chính xác từ đó hoạt động sai và rối loạn.

- Một số bệnh lý thần kinh như: viêm tai giữa, viêm não, u não, viêm dây thần kinh,...

- Suy giảm chức năng ở người cao tuổi.

- Quá gầy hoặc quá béo.

- Quan hệ tình dục không đều, mất máu nhiều, nghiện rượu bia, nhiễm độc thuốc,...

- Sống thời gian dài trong môi trường nhiều tiếng ồn, thay đổi đột ngột về thời tiết, vận động ít,...

2.2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi

Hiện nay bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa về độ tuổi. Nguyên nhân rối loạn tiền đình ở nhóm đối tượng này chủ yếu là do họ thường xuyên phải chịu các áp lực từ cuộc sống, học hành, công việc nên tâm lý dễ bị stress. Chính sự tồn tại của điều đó trong thời gian dài khiến cơ thể sản sinh lượng lớn hormone cortisol làm tổn thương hệ thần kinh và gây ra rối loạn tiền đình.

Ngồi làm việc lâu trên máy tính khiến nhiều người trẻ bị rối loạn tiền đình

Ngoài ra, người trẻ tuổi cũng dễ mắc rối loạn tiền đình do các yếu tố gây rối loạn điều hòa máu lên não như:

- Vận động ít.

- Thường xuyên ở trong phòng lạnh kín.

- Tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài.

2.3. Đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình

Nhiều nghiên cứu cho thấy những đối tượng sau rất dễ mắc rối loạn tiền đình:

- Người cao tuổi

Người cao tuổi là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh rối loạn tiền đình cao bởi vì đây là lúc cơ thể bắt đầu bị lão hóa, các cơ quan trong cơ thể dần dần suy giảm về chức năng. Ở Mỹ có tới 35% người trên 40 tuổi bị rối loạn đau tiền đình và người trên 65 tuổi thường bị chóng mặt do rối loạn hệ thống tiền đình. Ở nước ta, thực trạng này cũng không kém và đang ngày càng gia tăng.

Khi có dấu hiệu rối loạn tiền đình nên khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị hiệu quả

- Làm việc ở môi trường chịu nhiều căng thẳng, áp lực

Làm việc thời gian dài trong môi trường có nhiều áp lực sẽ sinh ra căng thẳng và sinh hoạt không khoa học. Hệ lụy của những điều này là cơ thể phải sinh ra một lượng lớn hormone cortisol như đã nói ở trên làm tổn thương hệ thống thần kinh, tiền đình nhận không nhận được thông tin chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu nên bị rối loạn.

- Thai phụ

Ốm nghén ở phụ nữ mang thai khiến cho họ mệt mỏi, chán ăn, cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng nên bị thiếu máu lên não và sinh ra choáng váng, chóng mặt. Bên cạnh đó, những thay đổi về tâm sinh lý trong thời gian mang thai cũng ảnh hưởng đến tiền đình và gây ra hội chứng cùng tên.

3. Một số vấn đề cần lưu tâm

Để biết chính xác mình có bị rối loạn tiền đình hay không, khi có dấu hiệu bệnh lý này, tốt nhất người bệnh nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Khi đã được chẩn đoán bị rối loạn tiền đình, người bệnh nên đặc biệt chú ý các hoạt động vùng đầu, cổ để không quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Tập các bài tập chuyên biệt và thể dục vừa sức đều đặn cũng sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và cải thiện lưu thông tuần hoàn não.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh căng thẳng hay áp lực, không đọc sách báo hay xem điện thoại khi ngồi ô tô, hạn chế sử dụng chất kích thích; cần uống đủ mỗi ngày 2 lít nước và nằm/ngồi nghỉ ngơi khi thấy có hiện tượng chóng mặt. Thực phẩm chứa nhiều chất béo là nhóm không nên ăn nhiều đối với những người bị rối loạn tiền đình bởi chúng là nguyên nhân làm tăng lượng cholesterol máu khiến cho hiệu quả điều trị bệnh không được như mong muốn.

Với những thông tin được chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng đã giúp bạn đọc biết được nguyên nhân rối loạn tiền đình để phòng ngừa bệnh. Mọi sự hỗ trợ về y tế đối với bệnh lý này bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giúp đỡ tận tình.

Video liên quan

Chủ Đề