Tại sao biển lại có màu xanh

Nước biển có màu gì

Chắc hẳn các bạn chỉ nghe nói mỗi khi đi du lịch biển chúng ta chỉ nghĩ ngay đến: Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Thiết. Mà ít ai lại nói đến đi biển Tân Thành, Ba Động, Khai Long,… Bởi màu nước biển ở các tỉnh miền Tây có màu đen và trông không được sạch? Nhưng đó hoàn toàn là khái niệm sai lầm nhé. Nước biển thì ở đâu cũng vậy tuy nhiên vì một số lí do mà màu biển khác nhau. Và để lí giải cho câu hỏi “Vì sao nước biển có nơi màu trong xanh, có nơi màu đục ngầu?. Xin mời mọi người cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Xem thêm: Nét duyên riêng của 3 bãi biển đen nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ

Nước biển có màu gì

Nước biển có màu gì?

Có đến 99% ai cũng trả lời nước biển có màu xanh dương, xanh nước biển như chúng ta nghe từ xa xưa. Nhưng thực chất, nước biển không có màu và có hình dạng trong suốt. Tùy vào nước biển hấp thụ và tán xạ ánh sáng ra sao thì sẽ hình thành nước biển màu khác nhau. Cụ thể hơn: Ánh sáng được cấu tạo từ nhiều màu khác nhau, khi tổng hợp lại thì nó trở thành ánh sáng không màu. Lúc ánh sáng chiếu xuốn biển, tia sáng màu đỏ, vàng, xanh lá… được hấp thụ bởi các phân tử nước biển, riêng tia sáng màu xanh và tím sẽ tán xạ ra và đây là thứ mà chúng ta nhìn thấy. Đây cũng là một trong những lý do vì sao trời càng xanh thì bạn thấy biển càng xanh càng đẹp.

Đó cũng là lý do tại sao chúng ta hay nhận xét biển đẹp khi trời nắng có ánh sáng đầy đủ.

Nước biển có màu gì

Vì sao nước biển có nơi màu xanh? Có nơi màu đục ngầu?

Ở các vùng bờ biển, dòng nước đổ ra từ sông, bản chất, màu và độ nén của cát, lượng phù sa ở đáy biển bị khuấy lên bởi thủy triều, sóng, bão… là những nguyên nhân khiến nước biển không chỉ có… nước biển mà còn lẫn thêm nhiều chất khác nữa. Những thứ này làm thay đổi màu sắc của nước biển tại khu vực gần bờ do chúng làm tăng hiện tượng tán xạ, và có thể thay đổi cả lượng ánh sáng bị tán xạ.

Ví dụ, cát ở khu vực biển Vũng Tàu có màu nâu đậm hơn so với cát ở Nha Trang và Đà Nẵng, nên nước biển Vũng Tàu cũng có màu đậm hơn và bạn có cảm giác là nó “dơ” hơn [nói về mặt màu sắc].

Biển Vũng Tàu

Trong nước biển có những yếu tố quyết định màu sắc biển

Trong nước biển còn có những loài nhuyễn thể siêu nhỏ, nhỏ hơn cả đầu kim, chúng mang trong mình màu xanh của diệp lục tố [chlorophyll]. Tất cả mọi loài cây, cả trên đất liền lẫn dưới biển, đều dùng diệp lục để thu nhận năng lượng từ mặt trời và chuyển hóa nó thành các chất khác [kèm theo Oxy]. Khi một lượng rất lớn nhuyễn thể kiểu này tập trung lại gần nhau, nước biển khu vực đó có thể chuyển sang màu xanh lá chứ không còn xanh dương nữa – và chlorophyll cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tới màu biển.

Màu sắc biển phụ thuộc vào những rạn san hô

Ngoài ra còn có những nơi có rạng san hô ở khu vực nước cạn, chúng cũng là một trong những lý do khiến ánh sáng tán xạ theo cách khác nhau để tạo ra những màu sắc khác nhau cho nước biển.Nhuyễn thể kết hợp với dòng chảy đại dương tạo nên các vệt màu ở khu vực biển nam Iceland, ảnh chụp từ trên cao.

Nước biển có màu gì

​Độ sâu cũng là yếu tố quyết định màu sắc biển xanh hay không

Đừng quên độ sâu của biển cũng ảnh hưởng tới màu mà bạn thấy. Thường thì những khu vực gần bờ sẽ có màu nhạt hơn khu vực sâu, và nếu đi dọc khu vực biển miền Trung Việt Nam thì bạn sẽ thấy có những bãi biển mà nước màu xanh ngọc chuyển dần sang xanh dương đậm rất đẹp, ví dụ như khu vực Cam Ranh, Vĩnh Hy, Bình Hưng – Bình Ba…

Nguồn: Duy Luân

Tại sao nước biển lại mặn và có màu xanh là câu hỏi nghe hơi ngớ ngẩn nhưng thật ra lại rất hợp lý. Xem ngay bài viết nếu bạn muốn tìm hiểu về Lục Địa Xanh.

Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi là Lục địa xanh, phủ kín 70,8% bề mặt trái đất và đang cất giấu những kho nguyên liệu, khoáng vật khổng lồ dưới dạng hòa tan trong nước, lắng đọng dưới đáy và vùi kín dưới lòng đại dương. Thế bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao nước biển lại mặn và có màu xanh chưa?

Màu xanh của biển đến từ đâu?

Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao.

Nhiều người tin rằng hồ và biển chỉ có màu xanh bởi vì chúng phản ánh màu xanh của bầu trời. Vậy tại sao sông lại không có màu xanh như vậy?

Trên thực tế nước biển có màu xanh vì chúng thật sự xanh. Khi những phân tử nước hấp thụ ánh sáng, chúng hấp thụ tần số đỏ nhiều hơn tần số của màu xanh, do đó, màu xanh thường xuất hiện trên bề mặt. Hiệu ứng nhỏ, nhưng màu xanh vẫn được nhìn thấy rõ ràng hơn khi quan sát qua các lớp nước.

Lý giải tại sao nước biển lại mặn và có màu xanh

Màu sắc của bầu trời cũng cung cấp một vai trò cho các đại dương xanh, nhưng chỉ khi mặt nước rất tĩnh mới có thể quan sát được. Thêm vào đó, nhờ bầu trời xanh phản chiếu xuống nên màu biển cũng đậm hơn màu trời. Điều này cũng lí giải rằng, nước biển màu xanh không phải vì sự phản chiếu của bầu trời và cùng dưới bầu trời đó mà lại có biển Đỏ và biển Đen.

Biển Đỏ được gọi như vậy vì ở nơi đây luôn có một loại rong màu đỏ sống và phát triển mạnh. Cho nên dưới ánh sáng khuếch tán của bầu trời, biển có màu đỏ. Trong khi đó, biển Đen thì rất sậm màu vì nước biển chứa nhiều chất H2S [làm sậm màu nước biển bắt đầu từ độ sâu khoảng 100m trở xuống].

Thế tại sao nước biển lại mặn?

Lí do khiến nước biển mặn là do chúng chứa lượng muối rất lớn. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối [natri clorua], tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu bạn rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.

Bằng cách nào số muối khổng lồ này xâm nhập được vào các đại dương? Theo nghiên cứu, một phần muối có nguồn gốc từ đá và các trầm tích dưới đáy biển. Số muối khác lại thoát ra từ các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới những lớp sóng. Tuy nhiên, phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.

Tại sao nước biển lại mặn

Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ trong các sông vẫn rất nhỏ, không đầy 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Dẫy vậy, lượng muối nhất định này vẫn tích tụ ở đó và cuối cùng cũng tới được các đại dương khi nước sông đổ về qua các cửa biển.

Điều quan trọng là, muối sau đó được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau. Trên khắp toàn cầu, 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm mỗi năm từ các dòng sông hiện nhìn chung cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.

Độ mặn của nước biển cũng không như nhau trên khắp Trái đất. Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng đã được băng tan hòa loãng. Trong khi đó, ở các vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng thêm khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa trút xuống, làm nước biển mặn hơn.

Hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, sự khác biệt về độ mặn của nước biển trên khắp toàn cầu đang gia tăng. Chẳng hạn như, khi nhiệt độ nước biển tăng lên, một phần Đại Tây Dương tăng tốc bốc hơi nước và do đó tăng độ mặn của nước biển. Hiện tượng này trông có vẻ không quan trọng, nhưng càng có nhiều muối trong các đại dương, nước biển càng mặn và càng làm chậm lại quá trình hải lưu, ảnh hưởng tới sự lưu thông của các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đại dương.

Hy vọng các bạn đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi tại sao nước biển lại mặn và có màu xanh thông qua bài viết này. Và có những câu hỏi thêm nước là tại sao nước mắm lại mặn? Nếu mặn thì nước mắm an toàn không ? Các bạn vui lòng đón chờ số kế tiếp.

>> Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề