Tại sao có thai lại không có kinh nguyệt

Khoảng 25-30% phụ nữ ra máu ở giai đoạn đầu thai kỳ và nhiều người trong số họ đặt câu hỏi tại sao mình có thai tháng đầu như vẫn ra kinh nguyệt?

1. Mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt là bị làm sao?

Bạn có thể có kinh nguyệt mà vẫn mang thai? Câu trả lời là KHÔNG. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn có thể ra đốm máu, thường màu hồng nhạt hoặc nâu đậm. Nhưng đó không phải kinh nguyệt.

Tại sao có thai lại không có kinh nguyệt

Mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt là bị làm sao?

2. Kỳ kinh nguyệt và thai kỳ

Kỳ kinh nguyệt là sự kiện xảy ra hàng tháng thay cho một quả trứng được thụ tinh. Mỗi tháng, buồng trứng sẽ giải phóng một trứng và nếu trứng này không được thụ tinh, nó sẽ di chuyển khỏi tử cung và đi qua âm đạo. Máu trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường ban đầu có màu nhạt sau đó đỏ đậm dần, đến cuối chu kỳ, máu lại trở nên ít và nhạt màu hơn.

Sự khác nhau giữa kỳ kinh nguyệt và mang thai là khá rõ ràng: Một khi bạn đang có thai, bạn sẽ không có chu kỳ hàng tháng nữa. Nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng sáng tỏ như vậy. Một số phụ nữ tuyên bố họ vẫn có kinh khi mang thai. Điều này đặt ra câu hỏi về việc mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt trên mạng xã hội, blog và chương trình truyền hình.

Tại sao có thai lại không có kinh nguyệt

Giai đoạn sớm nhất của thai kỳ, rất nhiều người ra đốm máu và nhầm tưởng đó là kinh nguyệt.

Chảy máu không phải lúc nào cũng là dấu hiệu xấu. Nhiều phụ nữ vẫn sinh ra những em bé khỏe mạnh sau khi ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc chảy máu trong suốt thai kỳ có thể do cơ thể mẹ đang gặp vấn đề.

Hơn hết, kỳ kinh nguyệt chỉ xảy ra khi bạn không mang thai. Để tìm hiểu về các loại chảy máu khác trong suốt thai kỳ, bạn cần tìm gặp bác sĩ.

3. Nguyên nhân gây chảy máu trong thai kỳ

Khoảng 25-30% phụ nữ có ra máu trong giai đoạn đầu thai kỳ. Một số nguyên nhân bao gồm: Chảy máu khi bào thai cấy vào tử cung, thay đổi trong tử cung, do viêm nhiễm, mang thai giả (trứng được thụ tinh và phát triển bất thường thành khối u lành tính chứ không thành bào thai), thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con), dấu hiệu sảy thai sớm.

>> Tìm hiểu: Có thai ngoài tử cung thử que được không?

3.1. Ra máu thai

Điều này xảy ra trong giai đoạn sớm nhất của thai kỳ khiến nhiều người lầm tưởng có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt. Tại thời điểm này, có khi bạn còn chưa làm xét nghiệm và không biết mình đã có thai. Đây là loại máu xuất hiện khi trứng được thụ tinh cấy vào tử cung, thường là vào đúng chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Đôi khi một số phụ nữ nhầm máu thai với máu kinh nguyệt mặc dù nó thường nhạt màu hoặc ra lốm đốm.

Ngay sau khi mang thai, bạn cũng có thể có đốm máu do sự thay đổi bên trong tử cung. Ngoại trừ việc bị nhiễm trùng, hiện tượng này không đáng quan ngại.

Tại sao có thai lại không có kinh nguyệt

Màu máu thai là màu hồng nhạt hoặc đỏ nâu.

3.2. Những nguyên nhân khác

Các nguyên nhân gây chảy máu ở đầu thai kỳ có thể là cảnh báo của tình hình sức khỏe khẩn cấp bao gồm: viêm nhiễm, mang thai ngoài tử cung, mang thai giả, sảy thai.

Nếu là các nguyên nhân trên, hiện tượng chảy máu có thể đi kèm với: Đau bụng hoặc co rút dữ dội, đau lưng, choáng váng hoặc mất ý thức, mệt mỏi, đau vai, sốt, thay đổi lượng dịch tiết âm đạo, nôn không kiểm soát, máu chảy nhiều giống như hành kinh chứ không ra kiểu lốm đốm.

Tóm lại là không thể có kinh nguyệt khi đang mang thai nhưng nhiều mẹ bầu vẫn trải qua các triệu chứng tương tự chu kỳ như: chảy máu âm đạo (nhạt màu và nhanh hết), bị co rút nhẹ, mệt mỏi, cáu gắt, đau lưng dưới.

Nguồn gốc những triệu chứng trên là cơ thể đang chuẩn bị cho việc mang thai. Nếu bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc không biến mất khi bạn đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Tại sao có thai lại không có kinh nguyệt

Nhiều người ra máu thai khi còn chưa biết mình có thai. Cho nên họ dễ nhầm đó là kỳ kinh nguyệt.

Sau tuần 20 của thai kỳ, nếu bạn còn ra máu âm đạo, hãy đi khám ngay bởi đó là dấu hiệu của:

Bệnh nhau tiền đạo: xảy ra khi nhau thai bám ở vị trí thấp nhất của tử cung, bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ tử cung. Đây là nguyên nhân chính gây xuất chảy máu khi mang thai.

Sinh non: khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở rộng, tử cung sẽ có lại để đẩy thai nhi xuống. Điều này có thể gây chảy máu.

Quan hệ tình dục: trong khi hầu hết phụ nữ có thể tiếp tục sinh hoạt vợ chồng khi mang thai, một số trường hợp được khuyến cáo không nên làm bởi điều đó làm tăng sự nhạy cảm của các mô âm đạo và tử cung gây chảy máu.

>> Tìm hiểu: Quan hệ khi mang thai nên hay không?

Vỡ tử cung: đó là khi tử cung bị vỡ trong quá trình chuyển dạ, phải cấp cứu. Bệnh này có khả năng xảy ra với trường hợp trước đó từng sinh mổ hoặc phẫu thuật trên tử cung.

Bong nhau thai: là hiện tượng nhau thai bong ra khỏi tử cung trước khi em bé chào đời. Trường hợp này phải cấp cứu.

Đôi khi rất khó để biết việc ra máu có phải là dấu hiệu phải đi cấp cứu hay không. Theo nguyên tắc chung, nếu bạn ra máu trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, bạn nên đến ngay bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về sức khỏe, bạn hãy đến trực tiếp bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tại 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc gọi đến đường dây nóng 1900 55 88 96 để được tư vấn nhé.

Tin liên quan

  • Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú và những lưu ý
  • Mang thai có được uống trà sữa
  • Mang thai 3 tháng đầu có nên đi bơi

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc


Hỏi: Chào chuyên gia. Mong các chuyên gia giải đáp giúp tôi câu hỏi có thai có kinh nguyệt không? Tôi thấy hiện tượng ra máu như hành kinh khi đang trong thai kỳ thì liệu có bất thường hay nguy hiểm gì cho thai nhi không?

Đáp: Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến hòm thư của avisure.vn. Để giải đáp cho thắc mắc có thai có kinh nguyệt không của bạn, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về cơ chế hình thành hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ.

Kinh nguyệt theo y học là hiện tượng niêm mạc tử cung bong ra thoát ra ngoài cơ thể và gây chảy máu. Hiện tượng này có tính chu kì mỗi tháng một lần và tùy theo cơ địa mỗi người mà kéo dài trung bình 3-5 ngày.


Cơ chế hoạt động của hiện tượng kinh nguyệt: Vài ngày trước nguyệt sự, não của chúng ta sẽ gửi một tín hiệu thông qua hormone FSH đến buồng trứng để kích thích trứng chín và rụng. Đồng thời, hormone Estrogen trong nang trứng sẽ được tiết ra để làm dày niêm mạc tử cung, tạo môi trường tổ cho trứng khi trứng được thụ tinh. Sau đó, nếu trứng rụng nhưng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung tạo thành trước đó sẽ bong ra gây chảy máu, hình thành nên nguyệt sự ở phụ nữ. Trường hợp nếu trứng được thụ tinh thì nó sẽ bám chắc và làm tổ trong tử cung, phát triển thành thai nhi. Lớp niêm mạc tử cung được duy trì suốt thai kỳ, không bị bong ra ngoài, người phụ nữ sẽ không rụng trứng nữa và không có hiện tượng hành kinh.

Dựa vào cơ chế hoạt động của kinh nguyệt nêu trên ta cũng trả lời được câu hỏi có thai có kinh nguyệt không của bạn, câu trả lời là không.



Nếu trong thai kỳ vẫn ra máu giống như hành kinh thì rất có thể đó là hiện tượng máu báo thai

Còn nếu trong thai kỳ vẫn ra máu giống như hành kinh mà bạn gặp phải thì rất có thể đó là hiện tượng máu báo thai. Nguyên nhân xuất hiện triệu chứng trên là do hợp tử đang làm tổ và bám vào thành tử cung. Vì nó có biểu hiện ra máu giống như hành kinh nên nhiều mẹ bầu thường nhầm lẫn nó với nguyệt sự. Tuy nhiên, nếu hiện tượng ra máu kéo dài 1-2 ngày mà vẫn tiếp tục xảy ra, nhất là thời kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, co rút, chóng mặt, thai nhi không cử động... bạn nên ngay lập tức đi khám bác sỹ vì đó là những triệu chứng bất thường gây nguy hiểm cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Hy vọng những giải đáp trên đây đã giúp mẹ bầu không còn băn khoăn về vấn đề có thai có kinh nguyệt không. Hãy cùng đồng hành với avisure.vn để biết thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho mẹ và thai nhi trong thai kỳ.