Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Như chúng ta đã biết, vào thời Lê Trung Hưng thì Nguyễn Kim đã đưa chúa Chổm Lê Duy Ninh về làm vua nhà Lê. Tuy vậy, sau đó Trịnh Kiểm không rõ bằng cách nào đã lần lượt tiếm quyền của Nguyễn Kim và các con lên ngôi chúa lập thành thời kỳ vua Lê chúa Trịnh. Trong thời điểm này Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khuyên Trịnh Kiểm giữ ngôi của vua Lê và đồng thời cũng khuyên Nguyễn Hoàng rằng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Hiểu ý, Nguyễn Hoàng xin Trịnh Kiểm cho mình vào nam làm trấn thủ đất Thuận Hoá để xa lánh hiểm họa không biết lúc nào sẽ xảy ra cho mình. Sự nghiệp của nhà Nguyễn ở phương nam bắt đầu từ đấy, và kéo dài 400 năm, núp bóng giải Hoành Sơn rồi lan rộng khắp cả Nam Kỳ.

Cũng theo Wikipedia, trong khoảng thời gian đi tìm vị trí để xây dựng kinh đô mới cho riêng mình, chúa Nguyễn Hoàng đã mơ thấy thấy một bà lão mặc sắc phục đỏ, tự xưng là Thái Thượng Lão Quân, bảo Nguyễn Hoàng đi về hướng đông khoảng ba dặm để lập kinh đô. Đêm hôm ấy, chúa Nguyễn Hoàng cùng đoàn tùy tùng nghỉ chân ở một địa điểm trên bờ Sông Hương, cách Huế khoảng 5 cây số về phía tây. Sáng hôm sau, chúa Nguyễn Hoàng di chuyển về hướng đông như bà lão trong mộng đã bảo, và quả thật, sau mấy dặm đường, chúa Nguyễn Hoàng đã bị thu hút bởi cảnh trí tuyệt vời như thiên nhiên đã dành sẵn cho ông. Ngoài cái đẹp của sông núi hữu tình, chắc chắn ông và các cố vấn của ông còn “phát hiện” được những lý do địa lý mà thời ấy mọi người đều tin tưởng, và hy vọng rằng đây là một vùng đất tốt, một “địa linh nhơn kiệt” đáng được chọn làm nơi thiết lập bản doanh của chúa Nguyễn Hoàng lúc bấy giờ, và sau này là kinh đô của cả nước. Một vài dẫn chứng khác lại cho rằngbà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi vào ban đêm và nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.

Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”. Năm 1862, để cầu tự vua Tự Đức đã đổi thành chùa Linh Mụ vì sợ chữ Thiên phạm húy với Trời.

Với hai sự kiện Thần Bí kể trên, Kinh Đô Huế đã được gọi là đất Thần Kinh. Vua Thiệu Trị, cháu của Nguyễn Hoàng đã từng có một chùm 20 bài thơ gọi là Thần kinh nhị thập cảnh để tả những cảnh đẹp của kinh thành Huế.

Du lịch Địa điểm du lịch

  • Thứ tư, 2/6/2021 08:16 (GMT+7)
  • 08:16 2/6/2021

Lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử hàng trăm năm, mảnh đất cố đô có sức hấp dẫn lạ kỳ trong mắt những kẻ yêu hoài niệm.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh

"Đường vô xứ Huế quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ". Như lời câu ca dao xưa, chốn kinh kỳ hút hồn du khách bởi bức tranh cảnh vật hữu tình pha lẫn nét trầm mặc, đặc trưng bởi những công trình kiến trúc cổ kính in bóng thời gian. Quần thể di tích cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO công nhận vào năm 1993. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Đặt chân đến Huế, du khách như ngược thời gian trở về thế giới xa xưa, nơi nhà Nguyễn từng đóng đô trong suốt 143 năm. Huế bắt đầu trở thành kinh đô của các chúa Nguyễn từ thế kỷ XVI, gắn liền các câu chuyện thần bí. Biệt danh đất Thần Kinh của Huế bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Thần Kinh là từ ghép giữa “kinh đô” và “thần bí”. Do đó, đất Thần Kinh có nghĩa là “Kinh đô thần bí”. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh
Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Quần thể di tích cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn xây dựng từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, gồm các hạng mục công trình trong và ngoài kinh thành Huế. Những di sản văn hóa trong kinh thành bao gồm Kỳ Đài, điện Long An, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hồ Tịnh Tâm, Tàng Thơ Lâu, đàn Xã Tắc... Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Hoàng thành nằm bên trong kinh thành, có chức năng bảo vệ Tử Cấm Thành cũng như các cung điện quan trọng nhất của triều đình. Hoàng thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội. Những công trình quan trọng tại Hoàng thành gồm Ngọ Môn, Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, cung Diên Thọ, Hiển Lâm Các... Mùa hoa ngô đồng tại đây cuốn hút bao lữ khách. Ảnh: Kuzumi Truong.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Đại Nội Huế là bối cảnh quen thuộc trong các MV, bộ phim điện ảnh Việt hút giới trẻ như Không thể cùng nhau suốt kiếp, Kiều, Gái già lắm chiêu... Trường Lang là điểm check-in du khách không thể bỏ lỡ tại đây. Hành lang dài với những cánh cửa sơn son, chạm trổ tinh xảo, mang đậm nét cổ kính và nguy nga của kiến trúc cung đình xưa. Ảnh: Nguyễn Kỳ Anh.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Nằm trên trục chính của Hoàng thành, giữa Kỳ Đài và Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu là công trình kiến trúc đặc sắc trong quần thể di tích cố đô. Đây là lầu lưu giữ văn thư triều đình nhà Nguyễn, nơi niêm yết những chiếu chỉ của vua hay kết quả các cuộc thi Hội, Ðình. Trong những ngày mưa, nơi đây càng in đậm nét cổ kính, trầm mặc. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Nhắc đến Huế, không thể không nói đến lăng tẩm uy nghiêm như Gia Long, Khải Định, Tự Đức... Các công trình còn được bảo tồn khá nguyên vẹn, kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc cung đình đậm chất Á Đông và phong cách phương Tây hiện đại. Bố cục khung tạo nên dấu ấn đặc biệt trong kiến trúc Huế. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Cách thành phố Huế hơn 10 km, lăng Khải Định là công trình cuối cùng của Triều Nguyễn. Đây cũng là lăng tẩm có kiến trúc đặc sắc nhất cố đô, thể hiện sự giao thoa của hai nền văn hoá Đông - Tây. Quần thể lăng không quá rộng. Điểm ấn tượng hút du khách là kiến trúc khối chữ nhật với 127 bậc cấp cùng sự cầu kỳ, tinh xảo trong từng đường nét, hoa văn chạm trổ. Ảnh: Pilgrimagevillageresort.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Sông Hương là thắng cảnh nổi tiếng của thành phố di sản. Tuyệt tác thiên nhiên xứ Huế từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác thơ ca, nhạc họa... Vào những đêm hội lớn, bạn có thể lên thuyền xuôi theo dòng Hương Giang, thả hoa đăng cầu an. Khung cảnh sóng nước lung linh, huyền ảo về đêm cho bạn những trải nghiệm thú vị so với ban ngày. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Từ cầu Tràng Tiền (hay Trường Tiền), bạn có thể chiêm ngưỡng cận cảnh vẻ đẹp của sông Hương. Cây cầu "6 vài 12 nhịp" nối bờ Bắc và Nam TP Huế, là điểm nhấn duyên dáng cho dòng Hương Giang. Biểu tượng cố đô được xây dựng bằng thép, dài hơn 400 m, có thiết kế đẹp mắt theo phong cách kiến trúc Gothic. Hàng phượng đỏ mỗi hè về tạo cho nơi đây cảnh đẹp khó quên. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Ngôi chùa nổi bật với ngọn tháp Phước Duyên sừng sững, xung quanh được bao phủ bởi thiên nhiên xanh ngát. Sau khi đến đây chiêm bái, bạn có thể xuống bến nước trước chùa, lên thuyền rồng du ngoạn dòng Hương Giang. Ảnh: Lê Hiếu.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Đầu năm 2016, tờ HuffingtonPost (Mỹ) đã đăng tải bài viết về công viên nước bỏ hoang nổi tiếng ở Huế, thu hút du khách trong và ngoài nước check-in. Đó là công viên Hồ Thủy Tiên, địa điểm ẩn chứa sự ma mị, kỳ quái, hấp dẫn những tâm hồn ưa phiêu lưu, mạo hiểm. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Tại sao gọi huế là đất thần kinh

Nếu đã "mòn chân" ở những địa điểm quen thuộc trong TP Huế, du khách có thể xê dịch xa hơn đến vùng biển Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ngồi trên bãi cát, lắng nghe tiếng sóng vỗ êm tai, ngắm vịnh biển cùng chân trời xanh ngắt, du khách có những xúc cảm khó quên khi được hòa mình vào thiên nhiên xứ Huế. Ảnh: Lê Thế Thắng.

Hải Nhi

đất Thần Kinh cố đô Huế thành phố di sản triều Nguyễn Đại Nội Tử Cấm Thành Ngọ Môn Hoàn Thành lăng tẩm UNESCO

Bạn có thể quan tâm