Tại sao lại có sự so sánh khập khiễng

Tại sao lại có sự so sánh khập khiễng

Tôi cũng lấy chồng thua mình về công việc, tri thức . Ban đầu khi quyết định lấy, tôi cũng rất phân vân về vị trí công việc giữa tôi và anh ấy. Chúng tôi yêu nhau khi tôi là sinh viên, còn anh ấy đang làm việc ở một đơn vị cấp xã.

Sau ra trường tôi làm ở một cơ quan cấp tỉnh. Cũng vì quá yêu nên mặc dù gia đình phản đối, cơ quan, bạn bè góp ý, tôi vẫn quyết định lập gia đình với anh. Đến nay sau 7 năm chúng tôi đã có 2 đứa con.

Mặc dù chênh lệch về trình độ, công việc nhưng nhìn đi nhìn lại tôi thấy cuộc sống gia đình mình vậy là cũng hơn bao nhiêu người, êm đềm, hạnh phúc như tôi mong muốn.

Chồng tôi cũng yêu thương vợ con, biết chăm sóc các con khi tôi đi công tác, không nhậu nhẹt, cờ bạc…

Chị ạ, có thể so với các gia đình khác, chồng của chúng ta không giỏi giang, không kiếm được nhiều tiền như chồng họ. Nhưng “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mọi sự so sánh, “đứng núi này trông núi nọ” sẽ khiến ta trở nên ích kỷ, đánh mất tình yêu với người bạn đời.

Suy cho cùng, cuộc sống biết đủ là được rồi. Chị có thấy bao nhiêu người phụ nữ khác hàng ngày sống trong nhung lụa nhưng đêm đêm nước mắt đẫm gối vì chồng mải mê với bạn bè, gái gú, bỏ quên họ đợi chờ với những bữa cơm nguội lạnh.

Còn chị, còn tôi, mỗi tối sau giờ làm, cả nhà quây quần vui vẻ. Chồng chị không ngại, không nề hà, không khó chịu khi vợ cao hơn mình mà còn sẵn sàng nhận các công việc nhà phụ cho chị để chị có cơ hội thăng tiến hơn trong công việc. Biết đâu nếu chị lấy người khác chị lại không được nhàn hạ như vậy?

Khi tôi đọc bài viết của chị, tôi cũng thấy mình có một phần trong đó, vì vậy, tôi thấy có một sự đồng cảm với chị. Mong rằng, sau khi chị đọc những dòng này của tôi, chị sẽ mở rộng lòng hơn đối với chồng, bằng tình yêu của chị như ngày xưa chị đã yêu anh ấy.

Còn tôi, mỗi lúc thoáng có chút lay động lòng mình, tôi lại nhớ đến câu ca dao: “Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người” để tự nhắc nhở bản thân.

Phản hồi của độc giả T.L

Mời bạn tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Chuyện của tôi" bằng cách nhập "Nội dung bình luận" phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận". Các bình luận thú vị, phù hợp sẽ được chọn đăng trên chuyên mục Tình yêu - Giới tính. Trân trọng!

Các vị tiền bối có câu “nhân vô thập toàn” ý nói đã là con người thì không ai có thể hoàn hỏa 100%. Và thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein cũng thể hiện điều đó. Cho nên từ vũ trụ, vạn vật đến con người cũng không thể hoàn hảo được. Chính vì vậy, mọi sự so sánh là khập khiễng.

Người ta thường hay so sánh người này với người khác, thậm chí là so sánh nước này với nước khác. Tất nhiên, sự so sánh đó không sai mà cũng chẳng xấu, bởi vì con người ai cũng có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, không ai giống ai. Chỉ có điều là ta nên phát huy điểm mạnh và hạn chế mức tối đa các điểm xấu.

Mỗi đất nước cũng vậy, không thể chụp cái mũ của nước A sang đầu nước B được. Ngày trước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta thừa kế tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lê Nin, người cũng đã không dập khuôn máy móc mà người áp dụng một cách khoa học sao cho phù hợp với thực tiễn hoàn cảnh và con người Việt Nam. Chính vì thế, cuộc kháng chiến của chúng ta đi thắng lợi này sang thắng lợi khác.

Sở dĩ tôi nói vậy là để cho mấy cái cái gã thuộc dạng “nhàn cư vi bất thiện” không có việc gì làm, suốt ngày ngồi tán phát kiếm chuyện viết báo để moi tiền. Nhân sự việc ông Lý Qang Diệu qua đời, họ ngồi bàn tán chuyện trên trời, dưới đất, hết chủ đề quay sang so sánh giữa Việt Nam với Singgapore.

Họ ca ngợi đất nước sigapore, từ một nước nghèo nàn lạc hậu, đất nước và cũng từng bị thực dân phương Tây đô hộ như Việt Nam, nhưng Singapore dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lý Quang Diệu, người vừa qua đời hôm 23/3, đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành một trong những nước giàu nhất châu Á chỉ sau ba thập niên. Sau đó làm phép so sánh, cho rằng hoàn cảnh của Việt Nam cũng giống như Singapore, cũng bị thực dân đô hộ, cũng là một nước nghèo… sao Việt Nam lại không phát triển được như Singapore.

Không cần giải thích cũng hiểu rõ được ý đồ mà mấy bloggẻ này muốn nói gì. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy rằng họ chẳng hiểu gì về cái gọi là “mọi sự so sánh là khập khiễng”, chứng tỏ sự tư duy và nhận thức của những kẻ đó vẫn còn thiếu một chút tinh tế.

Hai nước cũng đều vực dậy sau khi bị chế độ thực dân đô hộ, nhưng hoàn cảnh khách quan của hai đất nước khác nhau, làm sao có thể quy chụp cái mũ mà Singapore đang đội chuyển sang cho Việt Nam được.

Chúng ta thấy, về địa lý:

– Singapore có địa kinh tế, địa chính trị thuận lợi với eo biển Malacca là nơi mà tất yếu tàu bè phải đi qua.

– Singapore là một đất nước có diện tích nhỏ, dân cư không đông nên việc quản lý về đất nước và tập trung phát triển về kinh tế, cơ sở hạ tầng… có nhiều thuận lợi. Sự biến động, phức tạp không nhiều.

Còn Việt Nam:

Đất nước chúng ta phần lớn là đất nông nghiệp, đây không phải là lợi thế lớn để tạo sự bùng nổ trong phát triển kinh tế.

Hơn nữa, trải qua hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, cảnh đổ nát đã trở thành khó khăn lớn nhất với Đảng, nhân dân ta lúc bấy giớ. Công cuộc xây dựng và ti sửa trên nền móng như vậy quả là một công cuộc vô cùng khó khăn.

Tại sao lại có sự so sánh khập khiễng

Ngược lại với Singapo, đấy nước chúng ta tuy không lớn nhưng xét về diện tích thì lớn gấp nhiều lần so với Sing. Đây là khó khăn lớn vì địa hình địa vật không ổn định, thống nhất; thành phần dân tộc đa dạng… cho nên sự phát triển gặp nhiều khó khăn, không đồng đều.

Tuy nhiên, một lý do mà chúng ta không thể phát triển như Singapo đó là yếu tố quốc tế. Sau Hiệp định Geneve cùng với ý đồ của các thế lực trên thế giới khiến Việt Nam bị cuốn vào thời Chiến tranh Lạnh và dẫn đến các cuộc chiến tranh khác. Cho nên, họ kìm kẹp Việt Nam, khống chế Việt Nam bằng cách bịt mọi ngõ ngách không để Việt Nam vươn ra ngoài thế giới, nhiều lệnh cấm vận vô lý được thiết lập cũng khiến các nước trên thế giới cũng không thể tìm đến Việt Nam để đầu tư phát triển. Nhưng với người Singapore lại hoàn toàn ngược lại, sau khi người Anh trả độc lập cho Singapore và Malaysia vì họ nhìn thấy những người ở Malaysia lúc đó đại diện cho tư sản dân tộc, tức là đại diện cho phe đồng minh nên họ không áp dụng lệnh cấm vận và sử dụng độc chiêu chiến tranh lạnh với đất nước này, ngược lại còn tạo điều kiện để phát triển.

Như vậy trên đây là những lý giải để các nhà rận chủ, các blogẻ cần thấu hiểu. Chỉ đừng ngồi một chỗ mà tán phét theo chiều hướng cực đoan như vậy. Đất nước chúng ta đang trên đà hội nhập, sự phát triển về kinh tế có nhiều tín hiệu đáng mừng, đời sống nhân dân tăng cao, thể chế chính trị ổn đinh, xã hội được đảm bảo sự an toàn, hòa bình… Với những điều kiện về thiên nhiên, địa lý cũng như nguồn nhân lực đa dạng, dồi dào của Việt Nam, chúng ta cũng mong đất nước sẽ có nhiều hướng đi mới, đúng đắn để đưa đất nước ta trở thành cường quốc trước năm châu bốn bể.

Và cũng hy vọng các rận chủ, các blogẻ bớt chém gió, bớt nói phét đi đừng cản trở sự phát triển ổn định của nước nhà.