Tai vị là gì

Xem phong thủy 2019, Tài vị nên đặt ở vị trí sáng sủa, nhiều ánh sáng mặt trời, dương vượng. Có như thế thì mới giúp cho tài vận được hanh thông, sinh khí bừng bừng, vận trình khởi sắc. Nếu tài vị trong nhà không ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp thì có thể dùng ánh sáng nhân tạo là đèn điện để thay thế, cũng sẽ giúp tài lộc thêm vượng.

Tài vị 2019 không nên đặt ở hành lang hay nơi mở cửa, cũng không nên đặt ở nơi có cửa sổ. Ở hành lang thì nhiều người qua lại, khiến cho tài khí bị xáo trộn, còn ở nơi mở cửa ra vào hay cửa sổ thì luồng khí từ ngoài đi vào có thể khiến cho tài khí trong nhà tiêu tán ra ngoài.

Trong trường hợp này, gia chủ có thể sử dụng rèm cửa hoặc tạm thời đóng cửa sổ để hạn chế tài khí bị thất thoát ra ngoài, tiền bạc trong nhà theo đó mà tiêu hao đi mất.

Nơi là tài vị trong nhà nên cố gắng hạn chế đặt ở nơi có cột, trụ nhà hay những chỗ lõm vào, trong trường hợp bất khả kháng thì đặt ở đó 1 tấm bình phong, kiến tạo Tài vị phù hợp cho mình.

2. Tài vị nên có SINH khí

Tai vị là gì

SINH ở đây chỉ sinh khí vượng, vì thế ở vị trí tài lộc 2019 có thể đặt cây cảnh, cây xanh ở đó, nhất là những cây có nhiều lá, lá to và dày. Cây này nên trồng bằng đất, chớ nên chọn cây thủy sinh bởi cây thủy sinh không có gốc rễ chắc chắn, cũng giống như tài vận kém vững vàng vậy.

Ở Tài vị không nên trồng những cây có gai hay cây lá nhọn như xương rồng hay lưỡi hổ, có thể sẽ khiến cho tài lộc tiêu tán hết cả.

3. Tài vị nên ngồi hoặc nằm

Tài vị chỉ phương vị mà tài khí tụ lại trong nhà. Gia chủ có thể lợi dụng điểm này mà đặt những đồ gia dụng thường được gia đình sử dụng để nằm, ngồi như sofa hay giường nghỉ, bàn ăn… ở vị trí này.

Phương vị giường ngủ cát hay hung thường có ảnh hưởng lớn với vận trình trong năm. Nếu đặt giường ngủ ở Tài vị 2019, có thể thúc vận tài lộc cho toàn thành viên trong gia đình. Đọc ngay 3 cách xác định Tài vị trong nhà chuẩn không cần chỉnh.

4. Tài vị nên đặt vật phẩm cát tường

Tài vị là nơi tài khí, vượng khí tích tụ, nếu ở vị trí này trong nhà mà đặt những vật phẩm cát tường như chữ hay tượng Phúc – Lộc – Thọ hay những vật phẩm phong thủy như tượng Võ Thần Tài – Văn Thần Tài thì chắc chắn sẽ giúp cho may mắn càng thêm nhiều, tin vui nối tiếp nhau.

5. Tài vị phải có chỗ dựa

Tài vị cần phải vững vàng, không nên thường xuyên chịu trấn động hay xáo trộn, chính vì thế, khi bài trí Tài vị 2019, cần đặc biệt chú ý nên có bức tường dựa phía sau, tốt nhất là có 2 mặt tường kiên cố, giúp cho Tài vị được vững vàng, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, như vậy mới có thể tàng phong tụ khí.

Nếu như phía sau Tài vị là cửa sổ kính trong suốt thì chẳng những khó tích tài tụ khí mà còn dễ vì thế mà khiến cho tài khí tiêu tan, vướng phải họa phá tài hao lộc.

Còn khi vị trí tài lộc không được dọn dẹp thường xuyên, hay bị xáo động thì khó có thể giữ cho thu nhập chính được ổn định. Chính vì thế, gia chủ nên xác định Tài vị 2019 ở đâu rồi tiến hành sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc ở vị trí đó, không nên đặt những đồ vật thường gây ra tiếng ồn hay âm thanh chấn động như tivi, loa đài hay máy giặt ở đây.

6. Tài vị không nên chịu uế khí

Tai vị là gì

Có thể nhiều bạn chưa biết điều này, nhưng Tài vị cần phải giữ sạch sẽ hết mức có thể. Nếu như nhà tắm, nhà vệ sinh hay nhà kho mà đặt ở Tài vị thì uế khí ở những nơi này sẽ xâm nhiễm vào tài vị, khiến cho tài vận càng ngày càng sa sút, chẳng những không thể chiêu tài tụ lộc mà còn khiến cho gia sản tiêu hao.

Tài vị không nên bị những vật nhọn gây ra luồng khí xung sát, nên chú ý điểm này khi bố trí nội thất trong nhà.

Cây tai vị hay còn gọi là đại hồi, cây nhỡ, cao 6-10m. Thân thẳng to, cành thẳng nhẵn, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng giòn, nhẵn bóng, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, hình mác hoặc trứng thuôn, hơi nhọn dần, mặt trên xanh bóng hơn mặt dưới. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp 2-3 cái; cuống to và ngắn; 5 lá đài màu trắng có mép màu hồng; 5-6 cánh hoa đều nhau màu hồng thẫm. Quả kép gồm 6-8 đại (có khi hơn), xếp thành hình sao đường kính 2,5-3cm, lúc non màu lục, khi già màu nâu sẫm, mỗi đài dài 10-15mm, có mũi nhọn ngắn ở đầu. Hạt hình trứng, nhẫn bóng.

Hoa tháng 3-5, quả tháng 6-9.

Bộ phận dùng:

1. Quả Hồi - Fructus Anisi Stellati, thường gọi là Bát giác hồi hương.

2. Tinh dầu Hồi - Oleum Anisi Stellati. Nơi sống và thu hái: Hồi là loại cây của vùng Đông Á, hiện có ở một số tỉnh phía Nam Trung quốc (Quảng Tây, Quảng Đông) và các tỉnh Đông Bắc Việt Nam. Còn được trồng ở Philippin và Jamaica. Ở nước ta, Hồi được trồng phổ biến ở các huyện phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, một số nơi ở Cao Bằng, và vài nơi khác ở Bắc Thái, Quảng Ninh. Vào tháng 7-9 và 11-12, người ta thu hái quả chín, đem tách quả ra từng mảnh bỏ hạt, rửa sạch, phơi trong mát cho khô. Khi dùng tẩm rượu sao (cách giấy) hoặc tẩm nước muối sao qua (cách giấy). Người ta thu hái quả Hồi đem về phơi nắng nhẹ cho khô hẳn, rồi cất lấy tinh dầu. Cũng có thể cất từ quả tươi.

Công dụng

Tính vị, tác dụng: Hồi có vị cay, ngọt, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng trừ đàm, khai vị, kiện tỳ (kích thích bộ máy tiêu hoá), tiêu thực, giảm co bóp trong dạ dày và ruột, lợi sữa, trừ phong, giảm đau, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí (đau xuyên bụng dưới lên). Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc 1-4g quả dạng thuốc bột. Người ta cũng dùng quả ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ngoài da. Lá Hồi dùng trị rắn cắn (nhai nuốt nước, lấy bã đắp). Hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị. Tinh dầu Hồi cũng có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, chống co giật, ức chế sự lên men ruột, gây trung tiện, long đờm và lợi tiểu nhẹ, được dùng chữa đau bụng; là thành phần của thuốc ngậm chữa ho và là thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ. Còn dùng làm thuốc diệt rận, rệp và là thành phần của thuốc bơm trừ sâu bọ cho gia súc.

Đơn thuốc:

1. Cảm hàn, đau bụng thổ tả: Dùng Hồi hương tán bột uống mỗi lần 2g với rượu, ngày uống 3,4 lần. Hoặc dùng tinh dầu Hồi uống mỗi lần 4 giọt, ngày uống 3-4 lần.

2. Hôi miệng, thở hôi: Dùng hoa Hồi nhai nuốt, mỗi ngày vài cánh.

3. Đau lưng: Hồi (bỏ hạt) tẩm nước muối sao, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-10g với rượu. Ngoài dùng lá Ngải cứu chườm nóng vào lưng.

4. Chữa cổ trướng và thũng trướng mạn tính: Dùng Hồi hương 2g và hạt Bìm bìm 8g, tán bột, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống trong 3-4 ngày liền.

5. Đại tiểu tiện không lợi: Hồi và Bìm bìm như trên tán bột mỗi lần uống 4g với nước gừng.

Cách chọn

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Hồi là quả đã chín. Thu hái vào hai vụ: Vụ mùa (tháng 7 – 8) và vụ chiêm (tháng 11 – 12)

Bảo quản

Lấy quả chín khi từ màu lục chuyển sang vàng, đem nhúng qua nước sôi, sấy nhẹ cho khô hoặc phơi trong bóng râm cho tới khô. Độ ẩm không quá 13%, tạp chất không quá 1%, tỷ lệ vụn nát không quá 10%.

Khi đã khô, để nơi khô thoáng, bọc kín trong túi nilon hoặc trong lọ có nắp đậy.

Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý khi sử dụng

Dùng làm gia vị: Chỉ cho một vài cánh, không nên cho nhiều quá sẽ bị hắc và ảnh hưởng tới hương vị của đồ ăn.